Các thuốc điều trị viêm phế quản thường dùng và lưu ý

Thuốc điều trị viêm phế quản được nhiều người áp dụng hiện nay như thuốc Tây y, Đông y và bài thuốc dân gian. Mỗi liệu pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Do vậy, trước khi quyết định chữa bệnh bằng cách nào bạn nên tìm hiểu kỹ càng để tránh mắc phải sai lầm khiến “tiền mất tật mang”. 

Thuốc điều trị viêm phế quản bằng Tây y

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm là phương pháp điều trị bệnh theo theo y khoa hiệu đại. Thông thường, người bị viêm phế quản sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để kết luận tình trạng bệnh từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Sử dụng kháng sinh trị viêm phế quản hiệu quả nhanh nhưng lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Sử dụng kháng sinh trị viêm phế quản hiệu quả nhanh nhưng lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Một số thuốc thường dùng trong điều trị viêm phế quản như: 

  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ức chế tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa biến. Một số thuốc như Amoxicillin, Levofloxacin, Cefditoren, Azithromycin…
  • Thuốc chống vi khuẩn, virus: Thường dùng cho trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn, virus lây nhiễm từ các bệnh hệ hô hấp trên gây ra. 
  • Thuốc chống viêm corticoid: Có tác dụng ức chế tình trạng viêm nhiễm ở cuống họng, ống phế quản ngăn không cho tình trạng tiến triển nặng. 
  • Thuốc chống nghẽn phế quản như Theophylin: Thường được dùng cho đối tượng xuất hiện triệu chứng tắc nghẽn đường thở, khó thở. Thuốc giúp thông khí đường thở, dễ thở hơn. 
  • Thuốc ho long đờm: Làm loãng dịch đờm, tiêu đờm từ đó dễ loại bỏ đờm ra ngoài khi ho hoặc khạc đờm. Một số thuốc thường dùng như carboxystein, natri benzoat, Terpin Hydrat…

Ưu điểm:

Sử dụng thuốc tây trị viêm phế quản có ưu điểm là tác dụng nhanh, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ho khan, ho đờm, khó thở,…

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc rất tiện lợi không mất nhiều thời gian. Người bệnh có thể mang thuốc theo mình khi cần thiết để tránh tình trạng không dùng thuốc đúng bữa. 

Nhược điểm

Thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau nhức đầu, chóng mặt, đau dạ dày, đại tràng, rối loạn nhịp tim,…. Do vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, việc sử dụng thuốc cần tuân theo liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Thuốc điều trị viêm phế quản bằng Đông y

Khác với Tây y, Đông y quan niệm viêm phế quản thuộc chứng Khái thấu và Đàm ẩm. Nguyên nhân hình thành bệnh chủ yếu bởi cảm thụ phải tà khí của lục dâm tiêu biểu như phong hàn, phong nhiệt. Thêm vào đó khí huyết không lưu thông, tích tụ tà khí khấn tới phế khí bị ngưng trệ, tổn thương tâm dịch.

Ngoài ra, do chức năng bên trong cơ thể của 3 tạng phế, tỳ, thận bị tổn thương, suy giảm chức năng gây tổn thương tỳ, thành đàm. Tất cả những yếu tố này làm xuất hiện các triệu chứng bệnh như ho đờm, khó thở, cơ thể mệt mỏi,….

Thuốc Đông y trị bệnh theo nguyên tắc tác động vào căn nguyên, loại trừ bệnh từ gốc
Thuốc Đông y trị bệnh theo nguyên tắc tác động vào căn nguyên, loại trừ bệnh từ gốc

Nguyên tắc điều trị của Đông y là tác động và căn nguyên, tức bệnh sinh ra từ tạng nào sẽ tác động tới tạng đó. Nếu bệnh sinh ra do phong phàn sẽ loại trừ phong hàn, nếu nguyên nhan phong nhiệt sẽ loại trừ phong nhiệt.

Một số bài thuốc điều trị viêm phế quản như:

Thể phong hàn

  • Triệu chứng: Viêm phế quản do phong hàn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như ho đờm, nghẹt mũi, chảy nước mũi, toàn thân mệt mỏi, sốt,…
  • Phép trị: Sơ tán phong hàn, tuyên phế, hóa đờm.
  • Bài thuốc: Các vị thuốc gồm hạnh nhân, vị thuốc tiền hồ mỗi vị 12g, tô diệp, cát cánh mỗi vị 10g, trần bì, chỉ xác mỗi vị 8g, thảo dược cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 16g. Người bệnh mang các vị thuốc sắc uống 2 lần/ngày, mỗi ngày sử dụng 1 tháng. Kiên trì khoảng 1 tháng để thấy hiệu quả mang lại. 

Thể phong nhiệt

  • Triệu chứng: Người bệnh có dấu hiệu ho nặng, đờm đặc quánh màu vàng, miệng khát, đau họng, sốt cao, ra mồ hôi trộm, lưỡi vàng,…
  • Phép trị: Sơ phong thanh nhiệt đồng thời tuyên thông phế khí.
  • Bài thuốc: Các vị thuốc gồm tang diệp, cúc hoa, liên kiều, tiền hồ, hạnh nhân, cát cánh, cam thảo,…. Người bệnh cho các vị thuốc vào sắc với 600ml nước trong khoảng 45 phút, chia thuốc uống 2 lần/ngày. Mỗi ngày uống 1 tháng tới khi bệnh thuyên giảm. 

Thể khí táo

  • Triệu chứng: Người bệnh thường xuyên ho khan, ít đờm, mũi họng khô, đau họng, sợ gió, đờm có tia máu, rêu lưỡi vàng,…
  • Phép trị: Nhuận táo dưỡng phế kết hợp sơ phong thanh nhiệt hoặc sơ tán phong hàn tùy vào từng trường hợp.
  • Bài thuốc: Các vị thuốc gồm tam diệp, hạnh nhân, sa sâm, xuyên bối mẫu, chi tử, tiền hồ, cam thảo,… Người bệnh dùng thuốc sắc uống 2 lần/ngày. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả như mong muốn. 

Ưu điểm:

Đông y sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Do vậy đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ. Không chỉ vậy, những vị thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Đặc biệt, nguyên tắc trị bệnh của Đông y tác động vào căn nguyên do vậy mang lại hiệu quả tận gốc, ngăn ngừa tái phát trở lại. 

Nhược điểm:

Thuốc Đông y thường có tác động chậm, điều này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì dùng thuốc khoảng 2 – 3 tháng mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, không phải ai sử dụng thuốc Đông y cũng mang lại tác dụng tốt vì còn phụ thuộc vào cơ địa từng người.

Thêm đó, vị thuốc từ thảo dược có vị đắng, quá trình sắc thuốc mất nhiều thời gian,…. cũng là một trong những nhược điểm khiến nhiều người bệnh rơi vào tình trạng sử dụng thuốc không đều. 

Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Thuốc dân gian là những bài thuốc sử dụng nguyên liệu thảo dược dễ tìm kiếp trong cuộc sống hàng ngày như lá hẹ, quất húng chanh,… Phương thức sử dụng đơn giản bằng việc xay ra ép nước uống hoặc hấp cách thủy theo kinh nghiêm dân gian để lại. 

Ngày nay, mặc dù y học hiện đại phát triển, tuy nhiên những mẹo dân gian vẫn được nhiều người áp dụng và tiếp tục lưu truyền tới đời sau. 

Bài thuốc từ gừng tươi

Gừng tính ấm lại có nhiều tinh dầu chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Do vậy, thường xuyên sử dụng gừng đúng cách không chỉ giúp giảm tình trạng ho do viêm phế quản gây ra còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh khác như cảm lạnh, cảm cúm,…..

Trà gừng giúp làm ấm họng, giảm các triệu chứng kho khan, ho đờm khó chịu
Trà gừng giúp làm ấm họng, giảm các triệu chứng kho khan, ho đờm khó chịu

Có nhiều cách sử dụng gừng trị viêm phế quản như:

  • Dùng một lát gừng rồi ngậm hàng ngày.
  • Dùng gừng hãm trà rối uống vào các buổi sáng.
  • Chế biến gừng cùng các món ăn hàng ngày. 

Bài thuốc từ gừng tươi, mật ong, rễ cây chè

Gừng tươi, mật ong, rễ cây chè cũng là những nguyên liệu có công dụng trị ho, cải thiện các triệu chứng viêm phế quản hữu hiệu. Đặc biệt, khi kết hợp 3 thảo dược này và sử dụng đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. 

Chuẩn bị:

  • 1 củ nhánh gừng tươi 
  • 100g rễ của cây chè.
  • 3 thìa mật ong nguyên chất.
  • Nước lọc. 

Cách thực hiện:

  • Bạn mang gừng, rễ chè rửa sạch, gừng đập dập hoặc thát lát mỏng rồi cho vào nồi cùng khoảng 200ml
  • Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bết.
  • Nước thuốc có màu đậm đen là đã đạt, đợt nguội rồi rót ra cốc, thêm mật ong, khuấy đều rồi uống. 

Thực hiện bài thuốc này đều đặn, mỗi ngày 1 lần kết hợp việc vệ sinh miệng họng sạch sẽ sẽ giúp mang lại hiệu quả như bạn mong muốn. 

Thuốc điều trị viêm phế quản từ lá trầu không

Lá trầu không – hình ảnh quen thuộc ở vùng quê nông thôn Việt Nam. Ngoài mang ý nghĩa tâm linh cũng như sự khởi đầu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì trầu không còn đóng vai trò như một loại thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe. 

Sử dụng lá trầu giã nát, ép nước uống giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Sử dụng lá trầu giã nát, ép nước uống giúp cải thiện triệu chứng bệnh

Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, điều trị các dạng viêm nhiễm đặc biệt là viêm phế quản hiệu quả. 

Cách sử dụng lá trầu không khó, bạn có thể dùng vài lá trầu không rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát, ép lấy phần nước cốt dùng để uống 2 lần/ngày. Mùi vị nước lá trầu không hơi khó uống, tuy nhiên sẽ rất hữu ích nếu bạn sử dụng đều đặn, đúng cách hàng ngày. 

Ngoài ra, để cho dễ uống hơn, bạn có thể thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất hào với nước ép trầu không rồi uống. 

Ưu điểm:

Sử dụng thuốc dân gian trị viêm phế quản có ưu điểm là an toàn, ngăn ngừa được các tác dụng phụ vì thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Ngoài ra, vị thuốc dễ kiếm tìm do vậy tiến kiệm chi phí, phù hợp với nhiều đối tượng cả kể trẻ nhỏ. 

Nhược điểm:

Cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh về hiệu quả lâm sàng mà các bài thuốc dân gian mang lại. Về bản chất, đây chỉ là kinh nghiệm chữa bệnh truyền miệng từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, hiệu quả có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. 

Như vậy để thấy rằng, thuốc điều trị viêm phế quản bằng Tây y, Đông y hay dân gian đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, dù quyết định lựa chọn liệu pháp chữa trị nào các bạn cũng cần chú ý kết hợp chăm sóc và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị như:

  • Thường xuyên vệ sinh thân thể, mũi họng, miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Giữ môi trường sống và làm việc sạch sẽ. 
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng chất kết hợp vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng. 
  • Luôn giữ ấm cơ thể đúng cách, tránh tiếp xúc với gió nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn. 

Hy vọng, thông tin chia tổng hợp trên đây sẽ giúp các bạn hiểu một cách khái quát nhất về các loại thuốc điều trị viêm phế quản.  Từ đó có sự so sánh lựa chọn cách trị phù hợp với tình trạng, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra. 

Xem ngay:

5/5 - (3 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *