Top 5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam
Nội dung bài viết
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều năm. Với thành phần hoàn toàn là thảo dược tự nhiên, thuốc nam sẽ đem đến cách điều trị an toàn, bền vững, hiệu quả. Đồng thời người bệnh có thể hạn chế việc sử dụng tân dược và ít gặp phải tác dụng phụ.
Top 5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam
Phế quản là đường ống kết nối khí quản đến phổi. Khi hại khuẩn xâm nhập và làm tổn thương đường ống thở sẽ gây viêm phế quản. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho, xuất hiện đờm màu vàng, xanh, có thể lẫn máu, khó thở, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài từ vài tháng đến vài năm, người bệnh đã bị viêm phế quản mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Có thể là do virus, vi khuẩn, cảm lạnh, ô nhiễm môi trường hoặc biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Các bác sĩ sẽ dựa vào căn nguyên gây bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay cách chữa bệnh phổ biến là tây y và đông y. Tuy nhiên tân dược có thể gây tác dụng phụ và không phù hợp trong nhiều trường hợp.
Do đó, rất nhiều bệnh nhân đã chuyển sang cách chữa bệnh bằng thuốc nam.
- Bài thuốc 1
Các vị thuốc: Vỏ rễ dâu, bách bộ, rau má, mạch môn, bán hạ chế, trần bì.
Thực hiện: Rửa sạch các dược liệu và để ráo nước. Sắc các thảo dược với 750ml, đợi đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Mỗi ngày uống 1 thang, sử dụng liên tục trong 7 ngày.
- Bài thuốc 2
Các vị thuốc: Hoa đu đủ đực và đường phèn
Thực hiện: Rửa sạch hoa đu đủ đực và đem phơi khô. Cho thảo dược vào bát rồi thêm đường phèn. Đem hỗn hợp đi chưng cách thủy trong 30 phút. Người bệnh nên ăn khi còn nóng.
- Bài thuốc 3
Các vị thuốc: Lá tía tô, gừng tươi, kinh giới, lá hẹ, lá xương sông
Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu. Sau khi phơi khô thì đem sắc với 500ml nước. Đợi đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp. Uống đều đặn sau bữa ăn.
Tuy nhiên liều lượng giữa trẻ nhỏ và người lớn sẽ có sự khác biệt. Cụ thể, người trưởng thành chia thuốc làm 2lần/ ngày, còn trẻ nhỏ là 3 – 4 lần/ ngày.
- Bài thuốc 4
Các vị thuốc: Rau cải xoong, lá tía tô, gừng tươi
Thực hiện: Rửa sạch rau cải xoong và lá tía tô rồi phơi khô. Đun các nguyên liệu với 3 bát nước. Đợi đến khi nước cạn chỉ còn 1 bát thì tắt bếp. Mỗi ngày sử dụng 1 tháng. Mỗi thang thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày. Thời gian sử dụng của mỗi lần nên cách nhau ít nhất là 3 tiếng.
- Bài thuốc 5
Các vị thuốc: Lá dâu tằm, bạc hà, lá hẹ, lá canh, hoa cúc, rau má.
Thực hiện: Đầu tiên cần rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi đem phơi cho ráo nước. Đun dược liệu với 500ml nước, đun cho đến khi chỉ còn 200ml thì ngừng lại. Mỗi ngày người bệnh sử dụng một thang và uống sau bữa ăn.
Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng nhưng liều lượng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể, trẻ nhỏ uống thuốc 3 – 4 lần/ ngày còn người lớn uống hai lần/ ngày.
Bên cạnh việc sắc thuốc uống, bệnh nhân có thể dùng thảo dược để chế biến một số món ăn hoặc hãm các loại trà. Có thể kể đến như thịt heo xào rau cần, tôm xào lá hẹ hoặc trà mật ong, trà phật thủ, trà mơ,…
Ưu, nhược điểm của cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam
Tương tự như thuốc tây y và mẹo dân gian, thuốc nam cũng tồn tại cả ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, người bệnh cần nắm được thông tin này để biết cách điều trị chính xác và đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Ưu điểm
Thuốc nam có thành phần hoàn toàn là thảo dược tự nhiên, an toàn và gần gũi với người Việt. Do đó, đây là cách chữa phù hợp với cơ địa của mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản.
Đông y sẽ lấy con người là trung tâm, vừa bảo vệ sức khỏe vừa trị viêm phế quản một cách toàn diện. Nghĩa là tập trung đi sâu loại bỏ tận gốc dị nguyên, đồng thời phục hồi chức năng của các tạng và nâng cao sức đề kháng.
Lúc này, chính khí đã vững, âm dương được cân bằng, tà khí chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Như vậy nếu điều trị bằng thuốc nam, viêm phế quản mãn tính khó có thể tái phát trở lại.
Nhược điểm
Các bài thuốc truyền thống đều cần đun sắc cầu kỳ và tốn nhiều công sức. Nếu bệnh nhân điều chỉnh sai lửa hoặc gia giảm nguyên liệu không đúng cách, hiệu quả điều trị sẽ giảm sút.
Ngoài ra thuốc nam sử dụng dược liệu tự nhiên nên dược tính cần một thời gian mới có thể phát huy tác dụng. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì áp dụng và không bỏ cuộc giữa chừng.
Đồng thời bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ của các lương y để đạt kết quả chữa viêm phế quản tốt nhất.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là trên thị trường xuất hiện quá nhiều nhà thuốc Đông y. Bên cạnh các cơ sở uy tín là những địa chỉ kém chất lượng, hoạt động chui vì không được cấp phép.
Những nhà thuốc dởm, hoạt động trái phép bán nhiều loại thuốc nam sử dụng dược liệu bẩn và không rõ xuất xứ. Nếu người bệnh vô tình điều trị tại đây sẽ rơi vào tình trạng tiền mất tật mang nhưng bệnh mãi không được chữa khỏi.
Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin và tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau để tìm được phòng khám Đông y chất lượng.
Cách chăm sóc và phòng tránh viêm phế quản tại nhà
Kết hợp với việc dùng thuốc, người bệnh hãy xây dựng thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh tại nhà. Phương pháp này giúp hỗ trợ hiệu quả quá trình chữa viêm phế quản. Đồng thời giúp bạn có một sức đề kháng tốt để ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn.
Theo đó, bệnh nhân cần thực hiện các hoạt động sau:
- Chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột
- Thường xuyên tắm bằng nước ấm
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
- Khi làm việc tại môi trường ô nhiễm hoặc phải ra ngoài, hãy luôn đeo khẩu trang
- Giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như rau xanh, thực phẩm chứa vitamin, trái cây tươi,…
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích và tuyệt đối tránh xa thuốc lá
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để loại bỏ độc tố
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp
- Tăng cường vận động cơ thể để nâng cao hệ miễn dịch
Trên đây là các cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam người bệnh có thể tham khảo. Thay vì tự ý điều trị tại nhà, người bệnh nên đến gặp y, bác sĩ để có phác đồ điều trị chính xác và đảm bảo tính hiệu quả.
Thông tin quan trọng:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!