Tai Chảy Mủ Là Bị Gì? Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tai chảy mủ, tràn dịch tai màu vàng trắng là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng. Biểu hiện này cho thấy, bạn đang gặp một vấn đề nào đó liên quan trực tiếp ở tai. Bệnh nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nhiều triệu chứng khó chịu khác, thậm chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy, lỗ tai bị chảy mủ do đâu và điều trị, phòng ngừa như thế nào? Tổng hợp thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này!

Tai chảy mủ là bị gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thông thường tai của chúng ta sẽ tiết ra chất lỏng dạng đầu, chất lỏng này sẽ đọng lại tạo thành ráy tai. Chức năng của dịch này là ngăn không cho bụi, vi khuẩn, dị vật bên ngoài xâm nhập vào sâu bên trong lỗ tai. 

Dịch lãng mủ ở tai là dấu hiệu bất thường, cho thấy bạn đang gặp vấn đề nào đó về tai
Dịch lãng mủ ở tai là dấu hiệu bất thường, cho thấy bạn đang gặp vấn đề nào đó về tai

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó dịch nhầy này không diễn ra bình thường. Tức không đọng lại thành ráy mà có dạng mủ lỏng, dịch lẫn máu, dịch nước loãng chảy ra ngoài ống tai. Đây là một dấu hiệu cho thấy tai đang gặp một vấn đề nào đó như viêm nhiễm, thủng màng nhĩ hoặc chấn thương ở vùng tai. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều đối tượng cả kể trẻ nhở và người lớn. 

Một số dạng chảy dịch tai như: 

  • Dịch có màu trắng, vàng, đục: Đây là một trong những loại dịch tai phổ biến thường gặp do nhiễm trùng tai. Tình trạng viêm nhiễm, khiến màng nhĩ tổn thương tạo dịch lỏng và chảy ra từ màng nhĩ bị rách. 
  • Ráy tai có máu: Ráy tai có máu thường xuất hiện do tình trạng chấn thương ở tai. Thông thường nó là một vết xước nhỏ tại vị trí niêm mạc ống tai. 
  • Ráy ướt: Ráy tai bị ướt, nhão kèm theo màu nâu nhạt, sẫm, nâu cam trông gần giống như dịch nhầy cũng là một biểu hiện bất thường. Người bệnh không nên chủ quan mà cần sớm thăm khám để điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, khi có hiện tượng lỗ tai bị chảy mủ kèm theo tình trạng đau dữ dội, sưng hoặc đỏ tai, giảm khả năng nghe, bạn nên chủ động thăm khám. Vì đây đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một bệnh lý về tai nào đó. Tình trạng kéo dài không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân lỗ tai bị chảy mủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng dịch mủ vàng, trắng, dịch đỏ ở tai. Trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác quan từ bên ngoài. Các tác nhân thường gặp là:

  • Viêm tai giữa chảy mủ, ù tai

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng. Đặc biệt, bệnh tập trung chủ yếu ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do cấu tạo ống tai ngắn và rộng nên dễ viêm nhiễm hơn người lớn. Nguyên nhân sinh bệnh thường do tác động của vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng, gây tích tụ dịch sau màng nhĩ.

Viêm tai giữa có dấu hiệu chảy dịch mủ kèm theo hiện tượng đau nhức, ù tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh
Viêm tai giữa có dấu hiệu chảy dịch mủ kèm theo hiện tượng đau nhức, ù tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh

Tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới thủng màng nhĩ, làm chảy dịch mủ ra ngoài tai, kèm theo hiện tượng đau nhức vùng tai, ù tai. Viêm tai giữa kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày, chất lượng công việc của người bệnh. Đặc biệt chảy mủ tai do viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm, làm tác động xấu tới khả năng nghe, nói và trí tuệ. 

  • Viêm tai ngoài

Không chỉ viêm tai giữa mà viêm tai ngoài cũng là bệnh lý làm xuất hiện tình trạng chảy dịch mủ từ trong tai ra ngoài. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên đi bơi lội. Do quá trình tiếp xúc với nước thời gian dài khiến độ ẩm trong tai tăng nhanh làm phá vỡ da ở thành ống tai. Điều này vô tình đã tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm xâm nhập, bùng phát gây viêm nhiễm ống tai. Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh thường có biểu hiện chảy dịch mủ vàng trắng kèm theo triệu chứng đau, sưng đỏ ở ngoài ống tai. 

  • Lỗ tai bị chảy mủ do chấn thương

Do một tác động mạnh ở bên ngoài như lấy ráy tai, ngoáy tai không đúng cách hoặc dùng vật cứng tác động khiến màng nhĩ bị tổn thương. Ngoài ra, sự gia tăng áp lực đột ngột do đi máy bay hoặc lặn sâu dưới biển cũng dẫn tới chấn thương tai gây rách màng nhĩ. Điều này gây ra hậu quả màng nhĩ tích tụ dịch lỏng ở tai giữa gây nhiễm trùng, tai chảy mủ có mùi hôi, tai đau nhức, ù, giảm khả năng nghe. 

Lấy ráy tai không đúng cách làm tổn thương màng nhĩ cũng là nguyên nhân gây chảy dịch mủ
Lấy ráy tai không đúng cách làm tổn thương màng nhĩ cũng là nguyên nhân gây chảy dịch mủ

Hậu quả của chấn thương tai là người bệnh có hiện tượng chảy dịch tai, chảy mủ ở tai kèm theo dấu hiệu đau tai đột ngột, ù tai, chóng mặt,… Ngoài ra, các chấn thương do âm thanh cũng dẫn tới tình huống màng nhĩ tổn thương, tuy nhiên không phổ biến. 

Ngoài những nguyên nhân thường gặp ở trên thì, một số tác nhân hiếm gặp nhưng có thể gây ra tình trạng chảy mủ tai như viêm tai ngoài ác tính, viêm xương chũm. 

  • Viêm tai ngoài ác tính: Đây là một trong những biến chứng của viêm ống tai ngoài. Tình trạng này làm hủy hoại sụn và xương gây ra hiện tượng chảy dịch tai. Bệnh lý này thường gặp ở người suy giảm miễn dịch.
  • Viêm xương chũm: Đây là tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm ở phần xương nằm sau tai gây ra hiện tượng tai đau nhức chảy mủ.

Lỗ tai bị chảy mủ có nguy hiểm không?

Thông thường chảy dịch mủ ở tai đều có nguyên nhân bệnh lý hoặc chấn thương nào đó. Ngoài triệu chứng chảy dịch mủ, còn kèm theo các hiện tượng khác như đau nhức, ù tai,… Tình trạng này kéo dài không chỉ gây khó chịu, làm giảm thị lực, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và chất lượng công việc.

Nghiêm trọng hơn, chảy mủ tai diễn ra nhiều ngày không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Lỗ tai bị chảy mủ không chỉ gây ù tai, giảm khả năng nghe mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Lỗ tai bị chảy mủ không chỉ gây ù tai, giảm khả năng nghe mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Dưới đây là một vài biến chứng của các dạng chảy mủ theo từng nguyên nhân

  • Chảy mủ do chấn thương màng nhĩ

Thông thường thủng màng nhĩ do các chấn thương gây ra có thể tự hồi phục sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, ở một số trường hợp gây ra những tổn thương sâu hơn trong màng nhĩ, đặc biệt là xương dẫn truyền âm thanh gây hậu quả giảm thính lực, thậm chí điếc tạm hời hoặc vĩnh viễn. 

  • Chảy mủ viêm tai giữa

Hiện tượng chảy mủ do viêm tai giữa kéo dài có thể gây ra những biến chứng. Một số hậu quả thường gặp như áp xe tai, ống tai bị hẹp, thủng màng nhĩ, viêm mô tế bào, áp xe dưới màng cứng, viêm màng não,… 

  • Chảy mủ do viêm tai ngoài

Tình trạng viêm tai ngoài chảy dịch mủ do nấm, vi khuẩn hay nguyên nhân nào khác đều rất nguy hiểm. Bệnh không điều trị kịp thời có thể gây viêm ống tai ngoài, viêm tai ngoài khu trú, thậm chí viêm tai ngoài ác tính gây tử vong. 

Có thể thấy, lỗ tai bị chảy mủ do bất kỳ nguyên nhân gì đều có ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nhẹ thì làm ảnh hưởng tới chức năng nghe, nặng có thể gây ra các biến chứng tác động xấu tới sức khỏe. Do vậy, các bạn không nên chủ quan với biểu hiện chảy mủ tai mà cần chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm. 

Lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao?

Có phương pháp điều trị chảy mủ ở tai, tùy vào từng nguyên nhân các bạn hãy lựa chọn cho mình liệu pháp chữa trị phù hợp để sớm loại bỏ chứng bệnh. 

Cách chữa bệnh chảy mủ tai tại nhà

Đây là phương pháp sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có theo kinh nghiêm dân gian. Liệu pháp này đơn giản, dễ áp dụng tại nhà mà tiết kiệm chi phí. 

  • Sử dụng phèn chua

Bạn sử dụng phèn chua kết hợp ngũ bột tử với liều lượng bằng nhau rồi cho lên một miếng sắt. Sau đó đặt miếng sắt lên bếp đun tới khi hai nguyên liệu tan chảy hòa vào nhau dạng hỗn hợp xốp. Tiếp đó bạn mang hỗn hợp này nghiền thành bột mịn rồi cho vào hộp thủy tinh để dùng dần. 

Mẹo chữa chảy dịch tai bằng phèn chua an toàn, dễ áp dụng tại nhà
Mẹo chữa chảy dịch tai bằng phèn chua an toàn, dễ áp dụng tại nhà

Mỗi ngày 2 lần, sau khi vệ sinh tai sạch sẽ với oxy già, bạn dùng một tờ giấy bọc bột thuốc rồi cuộn tròn giống điếu thuốc lá rồi thổi nhẹ vào bên trong tai viêm. Mẹo dân gian này phù hợp với người bị viêm tai, kiên trì thực hiện 3 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất. 

  • Trị chảy mủ viêm tai bằng sáp ong

Bạn sử dụng khoảng 300g sáp ong rừng đã lấy sạch mật, rồi cho sáp lên đun nóng tan chảy ra. Tiếp đó, bạn phết sáp ong đã tan chảy đang còn nóng lên một tờ giấy mỏng (giấy càng mỏng càng tốt), cuộn tròn như điếu thuốc lá.  Cuối cùng, bạn đốt cháy một đầu để tạo khói bay ra. Lúc này, người bệnh sẽ nằm nghiêng một bên, người thực hiện cầm điếu thuốc chốc thẳng xuống lỗ tai để xông hơi, thổi nhẹ để đưa hơi thuốc vào lỗ tai. Kiên trì thực hiện cách này trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần đốt khoảng 2 – 3 cuộn giấy sáp ong để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Cách chữa chảy mủ tai trên đây chỉ phù hợp với người bị viêm tai giữa và viêm tai ngoài. Ngoài ra, hiệu quả có tốt hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa từng người. 

Điều trị dịch mủ ở tai bằng thuốc Tây y

Thông thường, người bệnh bị chảy mủ do viêm tai, chấn thương ở tai dẫn tới viêm nhiễm nặng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. 

Người bệnh chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Người bệnh chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Một số loại thuốc bạn có thể được bác sĩ chỉ định như: 

  • Thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen: Có tác dụng giảm tình trạng đau nhức ở tai do viêm nhiễm gây ra. 
  • Kháng sinh chống viêm corticoid: Thuốc được dùng với mục đích chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh từ đó giảm tình trạng chảy dịch mủ ở tai. 
  • Thuốc nhỏ tai như ortiphenicol, polydexa: Thuốc thường dùng cho trường hợp bị tổn thương ở màng nhĩ, rách màng nhĩ.
  • Thuốc paracetamol: thường dùng cho các trường hợp bị chảy dịch tai kèm theo sốt, đau nhức khó chịu do bệnh viêm tai gây ra. 

Lưu ý: Sử dụng thuốc kháng sinh thường mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do vậy, người bệnh không tự ý mua và sử dụng nếu không được bác sĩ chỉ định. 

Điều trị chảy dịch mủ tai bằng Đông y

Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị chảy mủ do viêm tai được nhiều người lựa chọn. Các bài thuốc của Đông y thường có tác dụng cân bằng âm dương, lưu thông kinh lạc, trừ phong, đào thải nhiệt độc, tăng cường sức đề kháng. 

Thuốc Đông y an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng
Thuốc Đông y an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng

Đông y có ưu điểm tác động căn nguyên gây bệnh, sử dụng các thảo dược tự nhiên do vậy đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Một số thảo dược sử dụng đề điều trị tình trạng chảy mủ tai do bệnh lý viêm tai gây ra như hoàng bá, bạch chỉ, tân di, thục địa, chi mẫu, kim ngân hoa, xuyên khung, đương quy,…

Lưu ý: Tùy vào từng nguyên nhân gây chảy mủ tai, các lương y sẽ sử dụng các thảo dược theo từng bài thuốc khác nhau. Để an toàn, các bạn nên lựa chọn đơn vị Đông y uy tín, chất lượng. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp chăm sóc và bảo vệ tai phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách chăm sóc và phòng ngừa tai chảy mủ

Sau quá trình điều trị tai chảy mủ, bệnh có thể tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, các bạn cần chủ động sử dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng này bằng các cách sau: 

  • Cần vệ sinh tai sạch sẽ đúng cách. Khi lấy ráy tai, thay vì sử dụng vật cứng, nhọn bạn nên dùng dụng cụ lấy ráy chuyên biệt để tránh làm tổn thương màng nhĩ. 
  • Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh gây ra bệnh tai mũi họng, dẫn tới các bệnh viêm tai gây chảy mủ tai.
  • Khi bị các bệnh về tai mũi họng cần sớm trị dứt điểm vì tình trạng này cũng gây biến chứng viêm tai giữa, viêm tai ngoài từ đó làm xuất hiện triệu chứng lỗ tai bị chảy mủ.
  • Sau khi tắm ở dưới nước lên, bạn cần sử dụng khăn mềm để giúp làm khô lỗ tai. Ngoài ra, bạn nên cố gắng nghiên một bên rồi lắc nhẹ để nước từ trong tai đi ra ngoài, ngăn ngừa chảy mủ tai do bơi lội.
  • Tránh tiếp xúc nơi có âm thanh lớn, hoặc có thể dùng nút tai để bảo vệ khi ở những nơi có tiếng ồn lớn.
  • Không nên lạm dụng tai nghe thường xuyên và sử dụng âm lượng lớn, vì điều này có thể tác động xấu tới màng nghĩ gây rách màng nhĩ hoặc các bệnh viêm tai.
  • Khi có dấu hiệu chảy mủ tai, các bạn cần chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây nguy hiểm.

Như vậy để thấy, tai chảy mủ có nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường do bệnh viêm tai giữa, viêm tai ngoài và chấn thương màng nhĩ dẫn tới đau nhức, làm tràn dịch mủ, kèm theo hiện tượng ù tai. Song, các bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn có thể được khắc phục nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị.

Bạn đừng bỏ lỡ:

5/5 - (4 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *