Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng có khỏi không?
Nội dung bài viết
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là mẹo dân gian rất dễ áp dụng. Nhiều thành phần hoạt chất trong gừng có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Đồng thời giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Hơn nữa còn có thể kết hợp gừng cùng nhiều nguyên liệu tự nhiên khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tìm hiểu công dụng chữa viêm mũi dị ứng của gừng
Viêm mũi dị ứng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng niêm mạc mũi bị sưng viêm do các tác nhân gây dị ứng. Thường gặp là phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết, hóa chất, mạt bụi, nấm mốc, khói thuốc lá… Đây là bệnh lý có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Đặc biệt đến nay vẫn chưa có giải pháp điều trị đặc hiệu.
Các loại thuốc được dùng chữa viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng và cải thiện chức năng hô hấp. Từ đó làm giảm ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc điều trị có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc mũi. Đồng thời phát sinh nhiều tác dụng phụ ngoại ý.
Chính vì vậy, nhiều người bệnh đã tìm đến các mẹo chữa tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là giải pháp lành tính, được áp dụng khá phổ biến.
Gừng là gia vị quen thuộc ngoài làm tăng hương vị cho món ăn, kích thích vị giác thì còn dùng để phòng và chữa các bệnh thường gặp. Gừng tươi còn được gọi là sinh khương – dược liệu có vị cay nồng và tính ấm với mùi thơm khá đặc trưng. Theo đông y, gừng có tác dụng chống ho, sát trùng, giải biểu, kháng viêm, tán hàn, tiêu đờm và hành khí rất tốt.
Với công năng đa dạng, dùng gừng đúng cách sẽ giúp khắc phục được các triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Hoạt chất Gingerol dồi dào trong gừng tươi có dược tính rất mạnh. Ngoài tác dụng chống viêm, kháng khuẩn thì còn hỗ trợ tiêu trừ các gốc tự do trong cơ thể.
Nhiều thành phần khác trong gừng còn giúp làm giảm tình trạng sưng viêm trong niêm mạc mũi. Đồng thời giúp hạn chế tình trạng bội nhiễm do viêm mũi dị ứng kéo dài. Bên cạnh đó, gừng còn được chứng minh là có hiệu quả ức chế một số loại virus và nấm men gây bệnh ở người.
Hướng dẫn 7 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng dễ áp dụng
Có khá nhiều các dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng được áp dụng phổ biến. Ví dụ như xông mũi bằng gừng, uống trà gừng hay kết hợp gừng với các nguyên liệu tự nhiên khác.
Kinh nghiệm dân gian chỉ ra rằng, nên phối hợp cả mẹo chữa bên ngoài và bên trong để có thể tác động toàn diện tới diễn tiến của bệnh. Đồng thời hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
Tham khảo ngay 7 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng dưới đây:
1. Dùng gừng xông hơi chữa viêm mũi dị ứng
Xông hơi là giải pháp tại nhà đặc biệt hữu ích với bệnh viêm mũi dị ứng. Dùng gừng để xông mũi sẽ giúp khắc phục tốt hơn các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Hơi nước có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi và làm loãng dịch tiết hô hấp. Từ đó giúp tăng cường dẫn lưu và khai thông đường thở. Khi xông hơi, các hoạt chất trong gừng có thể tác động trực tiếp vào trong mũi. Từ đó giúp làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi đem rửa sạch rồi thái nhỏ
- Đun sôi khoảng 1 lít nước, thả gừng vào đun thêm vài ba phút nữa
- Cho nước xông ra tô lớn và tiến hành xông mũi trong 7 – 10 phút
- Với cách này, người bệnh có thể áp dụng đều đặn 2 – 4 lần/ ngày
2. Uống trà gừng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Trà gừng không chỉ có tác dụng làm ấm cơ thể mà còn giúp bổ sung nước. Đây là thức uống đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Uống trà gừng thường xuyên được ghi nhận là có thể hỗ trợ cải thiện tốt hơn triệu chứng của bệnh.
Trà gừng giúp làm loãng dịch tiết hô hấp, đặc biệt là khi dịch tiết chảy ngược xuống họng. Việc uống trà gừng còn giúp làm sạch khoang miệng và vòm họng. Đồng thời ngăn ngừa ảnh hưởng của các tác nhân gây dị ứng đến các cơ quan khác trong hệ hô hấp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 – 3 lát gừng tươi cho vào ấm giữ nhiệt
- Thêm vào khoảng 150ml nước sôi nóng
- Đậy nắp ấm lại, hãm trong vòng 15 – 20 phút
- Nên uống ngay khi trà gừng còn ấm nóng
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng và mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên chứa hàm lượng dưỡng chất cao đặc biệt tốt cho sức khỏe. Có thể kết hợp nguyên liệu này với gừng tươi để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Nhiều thành phần vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa trong mật ong có tác dụng ức chế quá trình quá mẫn của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Từ đó giúp hạn chế ảnh hưởng và ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng nặng nề thêm.
Hơn nữa, kết hợp mật ong với gừng còn có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Đồng thời làm loãng dịch nhầy và làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra còn hỗ trợ loại trừ các gốc tự do, tăng cường đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi nhỏ và 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Gừng đem rửa thật sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt
- Thêm vào khoảng 50ml nước sôi và 1 thìa mật ong
- Khuấy đều lên rồi uống trực tiếp khi còn ấm
4. Kết hợp gừng và hành khô trị viêm mũi dị ứng
Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách kết hợp gừng với hành khô là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn. Hành khô cũng là gia vị quen thuộc có chứa nhiều thành phần hữu ích cho sức khỏe nói chung và quá trình điều trị viêm mũi dị ứng nói riêng.
Hợp chất lưu huỳnh và nhiều thành phần chống oxy hóa trong hành khô có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Kết hợp với gừng tươi sẽ giúp hỗ trợ khắc phục nhanh tình trạng sưng viêm, kích ứng niêm mạc mũi. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lát gừng tươi và 2 củ hành tím nhỏ
- Cả 2 nguyên liệu đem loại bỏ vỏ rồi rửa sạch, để ráo
- Sau đó cho vào cối giã nát và vắt lấy phần nước cốt
- Dùng nước cốt từ gừng và hành nhỏ trực tiếp vào mũi
- Cần giữ nguyên khoảng vài ba phút rồi dùng nước muối sinh lý rửa lại
- Với cách này, người bệnh có thể áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày
5. Công thức gừng + tía tô chữa viêm mũi dị ứng
Kết hợp gừng với lá tía tô cũng là một trong những công thức trị viêm mũi dị ứng được áp dụng phổ biến. Lá tía tô là thảo dược quen thuộc có vị cay và tính ấm. Ngoài dùng để ăn sống thì thảo dược này còn được dùng điều trị nhiều bệnh lý thường gặp.
Thực tế cho thấy, lá tía tô có thể giúp giải cảm và làm giảm các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi… Ngoài ra, thảo dược này còn được ghi nhận là có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Các hoạt chất limonen dihydrocumin, acid oleic, valin… trong lá tía tô có thể giúp làm giảm sưng viêm niêm mạc mũi và ngăn ngừa bội nhiễm. Khi kết hợp thảo dược này với gừng không chỉ hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng mà còn ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp. Đồng thời chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 – 3 lát gừng tươi cùng với 25g lá tía tô
- Rửa sạch 2 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc
- Thêm vào nửa lít nước và đun trên lửa nhỏ trong vòng 10 phút
- Loại bỏ phần bã thuốc, chia đều nước sắc thu được thành 3 lần uống/ ngày
6. Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng và ngó sen
Ngó sen là nguyên liệu tự nhiên quen thuộc trong đời sống thường ngày. Đặc biệt là có thể tận dụng để kết hợp với gừng giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Một số thành phần có trong ngó sen có tác dụng làm loãng dịch đờm hiệu quả. Từ đó giúp hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp, làm cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi tốt hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10g gừng tươi cùng với 30g ngó sen tươi
- Sơ chế và rửa sạch cả 2 nguyên liệu rồi vớt ra rổ để cho ráo nước
- Sau đó cho nguyên liệu vào cối giã nát rồi trộn đều lại với nhau
- Sử dụng hỗn hợp này để chườm đắp trực tiếp lên vùng mũi
- Giữ nguyên khoảng 15 phút rồi gỡ ra và xì mũi để loại bỏ dịch tiết hô hấp
- Với cách này có thể áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt nhất
**Lưu ý: Tuyệt đối tránh để cho hỗn hợp gừng và ngó sen dính vào mắt. Trường hợp không may thuốc đắp dính vào mắt thì hãy dùng nước sạch rửa lại ngay.
7. Thêm gừng vào khẩu phần ăn uống
Ngoài những giải pháp được đề cập ở trên thì người bệnh còn có thể thêm gừng vào khẩu phần ăn hằng ngày. Với cách này, các thành phần hoạt chất trong gừng vẫn có thể phát huy tốt công năng.
Thêm gừng vào khẩu phần ăn giúp nâng cao khả năng đề kháng và miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Từ đó làm giảm ảnh hưởng khi bị các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tấn công.
Có thể thêm gừng vào các món cháo, món chè, cá hấp, gà kho gừng, vịt kho gừng… Đặc biệt cũng có thể dùng gừng để làm nguyên liệu chế biến món mứt. Đây đều là những gợi ý tốt giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng và phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng có khỏi không?
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu như ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… Đồng thời hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm phát sinh.
Thường xuyên áp dụng mẹo dân gian này sẽ giúp giảm thiểu tần suất dùng thuốc và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một giải pháp có tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị bệnh triệt để.
Hơn nữa, trong trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng tái phát nhiều lần hay trở nên nặng nề, có bội nhiễm thì các mẹo chữa tự nhiên thường đáp ứng không tốt. Lúc này cần thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc đúng cách.
Lưu ý khi dùng gừng chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là mẹo đơn giản, tương đối an toàn và rất dễ thực hiện. Mẹo chữa này sẽ giúp khắc phục triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa bội nhiễm. Áp dụng đều đặn sẽ hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
Tuy nhiên khi áp dụng mẹo chữa từ gừng cần chú ý đến một số thông tin sau:
- Tuyệt đối không dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với nguyên liệu này.
- Với các mẹo dùng gừng theo đường uống, không áp dụng cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản, nhiệt miệng, nóng trong người.
- Tránh dùng gừng kéo dài nếu mắc các bệnh tiểu đường, sỏi mật hay các chứng rối loạn đông máu.
- Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng chỉ là mẹo hỗ trợ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, mệt mỏi… Vì vậy trong những trường hợp cần thiết, người bệnh vẫn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Lựa chọn nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng để dùng. Vời gừng nên rửa sạch và gọt bỏ lớp vỏ ngoài. Còn với các thảo dược dùng kèm thì nên ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng.
- Ngoài mẹo chữa từ gừng cần chú ý rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý. Đồng thời uống nhiều nước, đeo khẩu trang khi ra ngoài và dùng máy tạo độ ẩm khi cần thiết. Đây là các giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế bệnh chuyển biến nghiêm trọng và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
- Viêm mũi dị ứng là một bệnh đường hô hấp liên quan tới yếu tố cơ địa. Chính vì vậy hầu như không thể điều trị triệt để. Để kiểm soát tốt bệnh lý này, cần chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa sau điều trị.
- Người bệnh nên kết hợp ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng cả trong và sau khi điều trị.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là mẹo chữa có nguồn gốc tự nhiên. Áp dụng giải pháp này đều đặn và đúng cách sẽ làm giảm triệu chứng, hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc tây. Tuy nhiên để nhận được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!