Các thuốc trị viêm lợi tốt nhất 2022 và lưu ý khi dùng
Nội dung bài viết
Các thuốc trị viêm lợi đang được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc Tây y và thuốc Đông y. Nếu như thuốc Tây cho tác dụng nhanh nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ thì ngược lại các bài thuốc thảo dược Đông y tương đối an toàn và cho hiệu quả từ từ. Tùy theo mức độ viêm lợi mà bạn có thể cân nhắc sử dụng loại thuốc phù hợp.
Các loại thuốc trị viêm lợi trong tây y
Tây y có nhiều loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm lợi cho người bệnh. Chúng có thể được bào chế ở dạng bôi hay uống. Dùng thuốc tây cho tác dụng nhanh nhưng bạn nên thận trọng tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong đơn để tránh gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
1. Thuốc bôi chữa viêm lợi
Thuốc bôi được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm lợi. Nhóm thuốc này có tác dụng tại chỗ giúp giảm sưng viêm, đau nhức. Thuốc được sử dụng phổ biến cho những người bị viêm lợi ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đôi khi, thuốc bôi có thể được kết hợp cùng thuốc uống để đẩy nhanh hiệu quả chữa trị viêm lợi.
– Thuốc PerioKin
PerioKin được sản xuất tại Tây Ban Nha. Thuốc có dạng gel dùng bôi trực tiếp bên ngoài khu vực lợi bị tổn thương. Khi sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng diệt khuẩn, tiêu sưng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Thuốc có tác dụng ức chế tốt đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh nằm trên bề mặt lợi nhờ chứa thành phần Chlohexidine 0,2%.
Đôi khi, loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý khác như viêm nướu, loét miệng, viêm nha chu, trầy xước niêm mạc miệng. Một số trường hợp mới được nhổ răng hay làm phẫu thuật nha khoa cũng có thể sử dụng thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Để điều trị viêm lợi, mỗi ngày bạn có thể bôi PerioKin từ 2 – 3 lần. Thuốc có thể phát huy hiệu quả rõ rệt sau khoảng 1 tuần sử dụng. Hiện nay, loại thuốc này đang được bán trên thị trường với giá khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/tuýp.
– Thuốc Metrogyl Denta:
Có nguồn gốc tại Ấn Độ, thuốc Metrogyl Denta cũng đang được sử dụng rộng rãi trong đơn thuốc trị viêm lợi ở nhiều bệnh viện. Thuốc được bào chế dưới dạng gel chứa thành phần chính là Metronidazole Benzoate BP và Gluconate Solution. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng lợi.
Thuốc Metrogyl Denta có thể được chỉ định để điều trị viêm lợi trong giai đoạn cấp và mãn tính. Báhc sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng loại thuốc này để chữa sâu răng, viêm loét miệng, viêm chân răng, nhiễm trùng ống tủy.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Metrogyl Denta để chữa viêm lợi cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh lý về gan, thận, bị rối loạn thần kinh hoặc quá mẫn với thành phần thuốc. Khi sử dụng bạn nên đánh răng sạch sẽ rồi thoa thuốc lên vùng lợi bị ảnh hưởng mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Thời gian điều trị bằng loại thuốc này có thể kéo dài trong 7 ngày hoặc lâu hơn tùy theo mức độ tổn thương của lợi.
Giá bán tham khảo: 40.000 – 70.000 VNĐ/tuýp.
– Thuốc trị viêm lợi Dentosmin P:
Thuốc Dentosmin P được nhập khẩu tại Đức. Loại thuốc này thường được chỉ định cho các đối tượng bị viêm lợi nhẹ. Thuốc hoạt động bằng cách cung cấp hoạt chất kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt nướu, không có tác dụng đối với mầm bệnh nằm ẩn sâu dưới nướu.
Khi sử dụng, bạn lấy một lượng vừa đủ thuốc bôi trực tiếp lên bề mặt lợi bị viêm. Lặp lại từ 1 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi lợi bình phục hoàn toàn. Thuốc Dentosmin P hiện đang được bán lẻ tại các tiệm thuốc tây với giá khoảng 200.000 VNĐ/tuýp.
– Thuốc bôi trị viêm lợi Emofluor Gel
Emofluor Gel cũng nằm trong danh sách các loại thuốc trị viêm lợi dạng bôi đang được nhiều người sử dụng. Loại thuốc này có nguồn gốc từ Thụy Sỹ. Thuốc chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm giảm hiện tượng đau nhức, sưng đỏ trong lợi. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng bảo vệ men răng, làm sạch nướu và phòng ngừa sâu răng.
Thuốc Emofluor Gel được chỉ định để chữa viêm lợi cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Bệnh nhân được khuyến cáo nên bôi thuốc mỗi ngày từ 3 – 4 lần trong đợt điều trị tấn công. Sau đó duy trì sử dụng liều dự phòng mỗi ngày 1 lần vào buổi tối để ngăn ngừa viêm lợi tái phát trở lại.
Giá bán tham khảo: Khoảng 250.000 VNĐ/tuýp.
2. Thuốc uống trị viêm lợi trong Tây y
Một số loại thuốc uống cũng được chỉ định để điều trị viêm lợi. Đa số là thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng, giảm viêm. Dưới đây là các thuốc trị viêm lợi dạng uống thường được bác sĩ kê đơn.
– Thuốc Doxycycline
Nằm trong nhóm kháng sinh Cyclin, thuốc Doxycycline có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn kỵ khí và không kỵ khí, nấm và một số loại ký sinh trùng gây viêm lợi. Thuốc được nhập khẩu tại Ấn Độ.
Doxycycline thích hợp nhất cho trẻ em trên 8 tuổi và người lớn. Các trường hợp có tiền sử bị lupus ban đỏ, mắc bệnh lý về gan, thận, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 8 tuổi không nên sử dụng loại thuốc này để điều trị viêm lợi. Trong quá trình điều trị, bạn nên thận trọng với một số tác dụng phụ như tiêu lỏng, buồn nôn, ói mửa, mờ mắt…
Tùy theo độ tuổi mà thuốc được sử dụng với liều lượng như sau:
- Chữa viêm lợi cấp tính: Người lớn uống liều khởi đầu 200 mg/ngày và duy trì liều 100mg/ngày. Trẻ em dùng 2mg/kg TLCT/ngày ở liều khởi đầu và 1mg/kg/ngày ở liều duy trì.
- Điều trị viêm lợi mãn: Người lớn uống 200mg/lần/ngày và trẻ em uống 2mg/kg/ngày
– Thuốc Azithromycin trị viêm lợi
Azithromycin được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh macrolid. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm, chống lại tình trạng nhiễm trùng ở lợi. Loại thuốc này nhạy cảm nhất đối với các loại vi khuẩn thuộc nhóm Streptococcus pneumonia, Clostridium perfringens, Haemophilus parainfluenzae…
Sử dụng thuốc quá liều hoặc kéo dài có thể gây vàng da, rối loạn tiêu hóa, vàng mắt, thay đổi màu nước tiểu. Vì vậy, bạn nên tuân thủ đúng theo liều lượng được bác sĩ khuyến cáo. Cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng Azithromycin trị viêm lợi cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ.
Thuốc thường được chỉ định với liều dùng duy nhất là 500mg/ngày với liệu trình điều trị trong khoảng 3 ngày liên tục. Bạn nên uống thuốc sau khi ăn no để không gây hại cho dạ dày.
– Thuốc Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin thuộc nhóm Penicillin. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, không có hiệu quả đối với các trường hợp bị nhiễm virus.
Trường hợp có tiền sử bị dị ứng với thuốc, bệnh nhân bị tiểu đường hay người đang mang thai không nên sử dụng loại thuốc này để điều trị viêm lợi. Trong trường hợp đang cho con bú, bệnh nhân được khuyến cáo nên tạm thời ngưng cho bé bú mẹ cho đến khi chứng viêm lợi được điều trị dứt điểm.
Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm lợi Amoxicillin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như vàng da, nhức đầu, chóng mặt, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày… Để giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ, hãy uống thuốc sau các bữa ăn chính.
Thuốc được khuyến cáo sử dụng với liều lượng 3 lần/ngày, mỗi lần từ 250 – 500mg. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày.
– Thuốc uống trị viêm lợi Erythromycin
Thuốc Erythromycin được sử dụng để điều trị viêm lợi cho các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn gram +, gram – hay một số chủng vi khuẩn khác. Đây là thuốc kháng sinh được sử dụng cho các trường hợp bị viêm lợi mức độ nhẹ.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, thay đổi nhịp tim, giảm thính lực tạm thời. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thành phần erythromycin , bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính hoặc đang được điều trị bằng thuốc terfenadin.
Để điều trị viêm lợi, bác sĩ có thể chỉ định Erythromycin với liều dùng từ 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần từ 260 – 500mg tùy theo đối tượng sử dụng.
– Thuốc Cefixim
Tiếp theo trong danh sách các loại thuốc trị viêm lợi dạng uống đang được sử dụng phổ biến hiện nay là Cefixim. Dược phẩm này thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin và được bào chế với thành phần chính là Cefixim Trihydrat. Chất này hoạt động bằng cách ức chế quá trình phân chia tế bào và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi.
Chống chỉ định sử dụng Cefixim để điều trị viêm lợi cho người bị suy gan, thận hay các đối tượng dị ứng với thành phần Cefixim Trihydrat. Bệnh nhân nên thận trong dùng thuốc theo đơn bác sĩ để hạn chế phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Thuốc chữa viêm lợi trong Đông y
Ngoài thuốc tây, các bài thuốc đông y cũng được nhiều người sử dụng để điều trị viêm lợi. Loại thuốc này được bào chế từ các loại thảo dược nên rất lành tính, hầu như không gây tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng cách.
Dưới đây là một số bài thuốc trị viêm lợi thường được y học cổ truyền sử dụng:
Bài thuốc số 1:
Chuẩn bị thang thuốc gồm cam thảo, bạch truật và liên nhục ( mỗi vị 12 gram), nam tục đoạn, hoàng bá, rễ cỏ xước và rễ xấu hổ ( mỗi vị 16 gram), trần bì ( 10 gram). Mỗi ngày lấy 1 thang sắc kỹ chia làm 3 lần dùng.
Bài thuốc số 2:
Dùng 100 gram hoàng liên bỏ vào chai thủy tinh ngâm cùng rượu trắng trong ít nhất 7 ngày. Khi bị viêm lợi, lấy bông gòn tiệt trùng chấm rượu thuốc bôi vào khu vực tổn thương mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bài thuốc số 3:
Chuẩn bị 50 gram vỏ cây gạo và 50 gram thạch xương bồ. Cả hai bỏ vào ấm, đổ ngập nước sắc lấy nước đặc. Chờ cho thuốc nguội lấy ngậm trong miệng vài lần trong ngày, mỗi lần ngậm khoảng 1 phút rồi nhổ ra.
Bài thuốc số 4:
Dùng 50 gram rau rệu khô, rau má, lá đinh lăng và chè xanh mỗi vị 30 gram. Tất cả đem nấu với 500ml nước, đun sôi khoảng 10 phút thì ngưng. Gạn uống vài lần trong ngày để trị viêm lợi.
Bài thuốc số 5:
Chuẩn bị các vị thuốc gồm hoài sơn, chi tử, đại táo, sơn thù, sinh địa và cam thảo ( mỗi vị 12 gram), đan bì và trạch tả (mỗi vị 10 gram). Tất cả đem sắc với 3 lần nước. Sau cùng trộn thuốc thu được với nhau chia thành 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối.
Các bài thuốc Đông y dù khá an toàn nhưng lại cho hiệu quả từ từ. Bạn nên kiên trì sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày theo đúng hướng dẫn để lợi nhanh hồi phục.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi dùng thuốc điều trị viêm lợi
Dù điều trị viêm lợi bằng thuốc tây hay thuốc đông y bạn cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Dùng thuốc kiên trì, đúng liều lượng được hướng dẫn.
- Tránh dùng ngắt quãng hay đột ngột bỏ thuốc giữa chừng, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi gây lờn thuốc. Bạn chỉ nên dùng nhóm thuốc này khi bị viêm lợi do nhiễm khuẩn và cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.
- Đối với các bài thuốc đông y, cần uống thuốc trong thời gian dài để thấy được hiệu quả. Hiệu quả của thuốc thảo dược phụ thuộc vào cơ địa của người sử dụng.
- Không tùy tiện kết hợp giữa thuốc đông y với thuốc tây nhằm tránh hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.
- Khi dùng thuốc trị viêm lợi, bạn nên kết hợp ăn nhiều đồ mát, các thức ăn có dạng lỏng, mềm và thực phẩm giàu vitamin C. Tránh ăn đồ thô cứng khiến lợi bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Bạn nên tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!