U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có cần điều trị?
Nội dung bài viết
U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có cần điều trị là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều người bệnh đang trong giai đoạn mãn kinh. Cũng như ở độ tuổi sinh sản, bệnh gây ra một số những triệu chứng điển hình như rong kinh, băng huyết, đi tiểu khó, đau lưng… Vậy bệnh có cần điều trị không và hướng chữa bệnh như thế nào? Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.
Nguyên nhân, dấu hiệu u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh
Theo một thống kê gần đây trên thế giới, có khoảng 30 – 60% nữ giới lớn hơn 35 tuổi mắc bệnh u xơ tử cung và tỷ lệ này tăng đến 75% khi ở độ tuổi 50 – giai đoạn mãn kinh. Vì thế, trong giai đoạn mãn kinh, chị em phụ nữ phải lưu ý đến căn bệnh này.
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ rất dễ gây ra bệnh u xơ tử cung. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do sự rối loạn của estrogen. Estrogen ở người mắc bệnh u xơ tử cung thường cao hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ phá thai nhiều lần khiến thành tử cung mỏng, dễ tổn thương, nhiễm trùng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho khối u phát triển trong giai đoạn sinh sản và tiền mãn kinh. Ngoài ra, bệnh u xơ tử cung ở tuổi tiền mãn kinh có khả năng xuất hiện ở phụ nữ mang thai quá nhiều lần.
Có thể thấy, bệnh u xơ tử cung ở giai đoạn mãn kinh rất dễ mắc phải. Do đó, chị em phụ nữ phải nhận biết được triệu chứng và phát hiện kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Theo đó, u xơ tử cung lúc mãn kinh có những triệu chứng cũng tương tự như ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các hormone bắt đầu suy giảm, cơ thể có nhiều thay đổi nên bệnh cũng có một số triệu chứng riêng biệt như:
- Chảy máu bất thường: Ở độ tuổi này số lượng trứng đã giảm và lượng máu sẽ ít hơn hẳn. Tuy nhiên, nếu người bệnh có dấu hiệu chảy máu bất thường trong một thời gian dài thì khả năng cao là bạn mắc u xơ tử cung.
- Mệt mỏi, đau bụng: Khi bị u xơ, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau lưng, đau bụng và đi tiểu nhiều lần.
- Sưng đau ở bàng quang: Khi khối u bắt đầu to ra, bệnh nhân sẽ bị đau bụng thường xuyên hơn. Ngoài ra, khi ấn vào bàng quang, bạn sẽ cảm nhận được một khối rắn và có cảm giác đau sưng.
Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có cần điều trị? Hướng điều trị
Ở độ tuổi mãn kinh, sức khỏe của phụ nữ cũng giảm sút rất nhiều so với nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Ở bất kỳ độ tuổi nào, việc phát hiện sớm và điều trị dứt điểm u xơ là điều rất cần thiết. Vì khi phát hiện bệnh quá muộn và không điều trị kịp thời thì khối u sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi khối u không gây ra các triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách theo dõi trong một thời gian. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định u xơ và loại bỏ nguy cơ u buồng trứng.
Trên thực tế, nếu khối u có xu hướng teo dần đi trong giai đoạn mãn kinh thì hầu như không cần can thiệp y tế. Người bệnh cần theo dõi khối u 1 lần/năm để đánh giá quá trình tăng trưởng của bệnh.
Đối với trường hợp có những triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được điều trị bằng hai cách phổ biến là sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Thuốc Tây y điều trị bệnh
Đây là một liệu pháp dùng để kìm hãm sự phát triển và giảm cơn đau mà khối u gây ra. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc làm giảm nội tiết tố trong cơ thể, thuốc kiểm soát sự phát triển của khối. Cụ thể:
- Thuốc Progestin: Thuốc có tác dụng ức chế hormone estrogen và giảm kích thước khối u.
- GnRH đối vận: Loại thuốc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, đau xương chậu, đau lưng, tiểu khó…
- Danazol: Thuốc nhằm kiểm soát tình trạng rong kinh, cường kinh và hỗ trợ thu nhỏ kích thước u xơ.
Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y dễ gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng thuốc Tây dễ mắc triệu chứng bốc hỏa, tính khí nóng nảy…
Điều trị ngoại khoa
Ở độ tuổi mãn kinh, khi không còn nhu cầu sinh sản, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên cắt bỏ hoàn toàn khối u để ngăn ngừa bệnh tái phát. Có hai phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ khối u và cắt bỏ hoàn toàn tử cung.
- Cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Đây là phương pháp thường áp dụng cho phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh vì đã có đủ con. Cách này dùng để khắc phục các triệu chứng nặng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Cắt u xơ: Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp có khối u lớn và điều trị nội khoa không hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân mổ hở hoặc nội soi.
Đông y điều trị bệnh
Nếu không muốn điều trị theo phương pháp Tây y, người bệnh có thể lựa chọn chữa bệnh theo y học cổ truyền. Theo Đông y, bệnh u xơ tử cung tiền mãn kinh xảy ra bởi sự rối loạn nội tiết tố và tà khí xâm nhập. Các bài thuốc Đông y có tác dụng đào thải các độc tố, làm teo khối u và bồi bổ khí huyết.
- Bài thuốc 1: Kinh giới khô và mè đen mỗi loại 6g, chích cam thảo 3g, ích mẫu 30g, xuyên khung 15g, đào nhân 9g. Người bệnh sắc thuốc và uống mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc 2: Trần bì 1g, hương phụ chế 7g, tam thất 10g. Trộn tất cả nguyên liệu rồi sấy khô và tán nhỏ. Mỗi lần uống, bạn hòa thuốc vào nước rồi sử dụng.
Mẹo dân gian điều trị bệnh tại nhà
Đối với trường hợp khối u có kích thước nhỏ và triệu chứng không quá rõ rệt, người bệnh có thể cân nhắc và điều trị bằng các thảo dược tại nhà.
Các loại thảo dược không chỉ có tác dụng chữa bệnh, giảm triệu chứng mà còn thanh lọc cơ thể, điều hòa khí huyết. Một số loại thảo dược người bệnh có thể dùng để điều trị u xơ tử cung như giấm táo, cây thầu dầu, cây bồ công anh…
Lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa bệnh u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh
Chị em phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng những cách như sau:
- Tập luyện thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giảm một số nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa.
- Tăng cường bồi bổ cơ thể bằng những chất dinh dưỡng như rau xanh, củ quả, trái cây…
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước.
- Kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá mức gây béo phì.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh để cơ thể lo lắng, căng thẳng quá mức.
- Thăm khám phụ khoa 1 năm từ 1 – 2 lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý nguy hiểm.
- Nếu trong giai đoạn điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ như liều lượng thuốc, thời gian tái khám… Không được tự ý mua thuốc uống hoặc thay thế thuốc chữa bệnh của bác sĩ.
Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã trả lời được câu hỏi u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có cần điều trị. Có thế thấy, u xơ tử cung là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi mãn kinh và gây ra nhiều triệu chứng. Tuy là bệnh lành tính, người bệnh vẫn phải chú ý đến sức khỏe để kịp thời phát hiện dấu hiệu và điều trị sớm nhất.
Có thể bạn chưa biết;
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!