Phân biệt u nang buồng trứng cơ năng và thực thể
Nội dung bài viết
Chủ động nắm bắt sự khác nhau của u nang buồng trứng cơ năng và thực thể, bạn sẽ biết nhận biết được triệu chứng bệnh để điều trị kịp thời. Cụ thể, cách phân biệt hai loại u nang này như thế nào hãy đọc thêm các thông tin dưới đây.
Nhận biết đúng về u nang buồng trứng cơ năng và thực thể
Một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến mà nhiều chị em gặp phải hiện nay đó chính là u nang buồng trứng. Mức độ nguy hiểm của bệnh này không đáng lo ngại nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho chị em. Bệnh để càng lâu mà không điều trị thì sẽ mang đến nhiều nguy hiểm.
Về cơ bản u nang buồng trứng được phân chia thành hai loại mà bạn cần phải nắm chắc để có thể hiểu được tình trạng cơ thể của mình khi bị bệnh. Cụ thể:
- U nang buồng trứng cơ năng: Là u lành tính, ít gây ra nguy hiểm đến tính mạng và có thể biến mất sau thời gian từ 3 đến 5 tháng mà không cần phải điều trị.
- U nang buồng trứng thực thể: Là loại mà khối u sẽ phát triển âm thầm trong nhiều năm liền. Nếu khối u này không được phát hiện sớm để điều trị thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
U nang có thể hình thành do nhiều yếu tố tác động đến. Đa phần quá trình hình thành bệnh sẽ liên quan đến các vấn đề như rối loạn nội tiết tốt, rối loạn hormone, hội chứng buồng trứng đa năng, nội mạc tử cung.
Một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến quá trình hình thành bệnh như:
- Lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai.
- Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thịt, sữa và trứng,…
- Tâm lý căng thẳng, stress,…
- Nội tiết tố cơ thể bị phá hủy.
- Chức năng tuyến giáp bị suy giảm,…
Khi bị u nang người bệnh sẽ có những triệu chứng như điển hình như:
- Ngày kinh nguyệt bị đau bụng dữ dội kèm theo triệu chứng khác như vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn.
- Ngày kinh nguyệt không đều, rối loạn, thay đổi thất thường, kinh ra nhiều, ồ ạt, máu vón cục thậm chí có màu đen thẫm.
- Xuất hiện tình trạng rong kinh, thời gian có kinh kéo dài đến 10 ngày dẫn đến thiếu máu, cơ thể xanh xao.
- Vùng xuất hiện khối u có cảm giác đau nhói, bụng dưới bị đau và có cảm giác nặng.
- Bị đau mỏi khắp người, đi tiểu nhiều, tiểu rắt do khối u chèn ép bàng quang.
- Mỗi khi quan hệ đều có cảm giác đau.
U nang thực thể buồng trứng và cơ năng có sự khác biệt lớn không? Loại u nào nguy hiểm hơn hãy tìm hiểu kỹ hơn trong phần tiếp dưới đây.
Phân biệt u nang buồng trứng cơ năng và thực thể
Hẳn có không ít người thắc mắc u nang buồng trứng cơ năng là gì? U thực thể là gì? Loại nào gây nguy hiểm cao hơn đến sức khỏe và tính mạng. Bạn cần biết rõ về hai loại u nang này để có thể chủ động phòng ngừa, nhận biết bệnh để điều trị kịp thời.
U nang buồng trứng cơ năng
U nang buồng trứng loại cơ năng là khối u được tạo ra bởi rối loạn chức năng bộ phận sinh lý của buồng trứng trong giai đoạn phát triển. Khối u này không gây tổn thương giải phẫu do chúng có nguồn gốc từ nang noãn hay còn được gọi là trứng.
U cơ năng sẽ tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt mà không cần phải điều trị. Kích thước khối u sẽ giao động từ vài mm đến 8cm. Theo nghiên cứu đã phân loại u nang cơ năng thành 3 loại như sau:
- U nang bọc noãn
Khối u nang bọc noãn là các noãn phát triển đến độ trưởng thành nhưng không phóng noãn được. Hiểu theo cách khác có nghĩa là các nang degraff không vỡ theo đúng ngày cần vỡ mà chỉ gia tăng về mặt kích thước. Quá trình này khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị chậm lại.
- U nang hoàng thể
Khối u nang này chỉ hình thành sau khi hoàng thể phát triển bình thường và phóng noãn ra tạo thành các nang có vỏ mỏng chứa một lượng dung dịch màu trong. Khối u nang này có thể gây đau thậm chí chảy máu ở vùng chậu.
- U nang hoàng tuyến
Khối u nang cơ năng này rất hiếm gặp ở các chị em phụ nữ. U nang bọc nóng bị kích thích cao độ nên không thể phóng noãn mà ngược lại bị hoàng thể hóa. Kích thước của khối u lớn hơn u nang bọc noãn, bên trong có chứa một lượng lớn dung dịch lutein.
U nang buồng trứng thực thể
U nang thực thể là một loại u nang mà chị em có thể mắc phải. Khối u này xuất hiện do có những tổn thương ở buồng trứng. Thường thì khối u chỉ ở dạng lành tính và có thể xuất hiện ở dạng ác tính như khá ít khi gặp.
So với u nang cơ năng thì khối u này nguy hiểm hơn rất nhiều bởi diễn biến hình thành trong âm thầm, thời gian kéo dài trong nhiều năm nên mức độ nguy hiểm rất khó nói trước. Khối u nang thực thể hiện nay được phân chia thành các loại như sau:
- U nang nước là dạng túi có chứa dịch trong, phần vỏ khá mỏng, cuống dài. Mặt trong và mặt ngoài của khối u thi thoảng sẽ có nhú nhỏ nổi lên và có thể biến chứng ung thư hóa. Số lượng nhú này càng lớn thì khả năng bị ung thư của chị em càng cao. Tỉ lệ u nang nước lành tính cao nên rất hiếm khi phát triển thành ung thư.
- U nang bì có u quái (teratoma) và khối u tế bào mầm. Đa phần khối u này là u lành và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ nhỏ đến người trong giai đoạn mãn kinh. Thành nang sẽ có một lớp sừng dày, bên trong chứa tóc, xương, răng thậm chí cả tuyến giáp,… Đường kính của khối u dưới 10cm, thường rơi vào tình trạng xoắn gây ra nguy hiểm với người bệnh.
- U nang nhầy là khối u bên trong có nhiều thùy, kích thước to hơn các loại u khác, cấu tạo vỏ cũng giống như lớp da ngoài. Thanh nang được chia làm hai lớp là lớp xơ và thượng bì trụ đơn bên trong. Phía trong khối u sẽ có chứa một lượng dung dịch đặc, nhầy có màu vàng. U nang nhầy có tỷ lệ gặp cao và chúng thường dính với tạng xung quanh, tỷ lệ hình thành ung thư thấp.
- U nang có cuống thuộc vào loại u nang nước không dính với tạng xung quanh. Kích thước khối u khá lớn, dễ bị xoắn. Khối u này nếu bị vỡ sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- U nang có vách, chia thùy và có chồi hình thành trong cách vách hoặc chồi sau đó chia nang thành nhiều thùy. Quá trình điều trị u sẽ chữa từ các chồi trong vách hoặc thùy trước sau đó mới chữa trị ở bên ngoài.
Bị u nang buồng trứng cơ năng, thực thể có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng cơ năng có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người bệnh. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc rất lớn vào tính chất của khối u nang.
Đối với u cơ năng lành tính sẽ không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất sau 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt mà không cần phải điều trị. Ngược lại, nếu bị u nang thực thể thì thời gian điều trị cần phải tiến hành sớm bởi để lâu sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Vỡ nang do lượng dịch trong khối u phát triển quá lớn gây áp lực lên buồng trứng dẫn đến nang bị vỡ. Dịch bị chảy ra ngoài gây cảm giác đau, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng.
- Xoắn nang do cuống khối u quá dài, không kết dính mà dàn trải ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến xoắn nang. Biến chứng này sẽ ảnh hưởng quá trình tuần hoàn máu, gây ra cơn đau bụng dữ dội, buồn nôn, choáng váng. Nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến hoại tử buồng trứng.
- Chèn ép bộ phận xung quanh do kích thước khối u gia tăng, chèn lên bàng quang, trực tràng, niệu quản thậm chí còn có thể chèn ép tĩnh mạch chủ dưới.
- Tăng nguy cơ bị ung thư cao hơn, theo thống kê có khoảng 2 đến 3% bệnh nhân bị u nang buồng trứng biến chuyển sang ung thư do không điều trị kịp thời.
Quá trình hình thành u nang buồng trứng đến nay vẫn chưa được kiểm chứng chính xác nhưng các khối u sẽ hình thành dưới sự ảnh hưởng của một vài yếu tố như: Sự phát triển quá mức của thể vàng, nang trứng dị tật, mạch máu nang trứng bị vỡ, rối loạn nội tiết tố buồng trứng.
Phòng ngừa u nang buồng trứng như thế nào?
Thay vì chờ có bệnh trong người và chữa trị bạn nên chủ động phòng ngừa ngay từ hôm nay để có một sức khỏe tốt. Một vài cách phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng mà bạn nên áp dụng ngay như:
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa protein và vitamin trong rau xanh và hoa quả như rau cải xanh, củ cải, súp lỡ, cam, sữa đậu nành,…
- Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ bởi có nguy cơ làm tăng khả năng bị u nang buồng trứng.
- Hạn chế ăn chất béo đề phòng tình trạng cường estrogen gây bệnh tử cung và buồng trứng.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để thanh lọc tế bào, giảm ứ đọng, hạn chế tắc nghẽn, tăng cường đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Luôn giữ tinh thần được thoải mái, hạn chế suy nghĩ tránh ảnh hưởng đến gan, khí huyết.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh phụ nữ. Mỗi ngày dành 30 phút để luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp chị em giảm nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng đến 40%.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ vừa tránh được sự khó chịu, giảm ngứa và mùi hôi còn ngăn chặn vi khuẩn, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Quan hệ lành mạnh để hạn chế nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
- Không nên nạo, hút phá thai quá nhiều sẽ gây ứ máu trong buồng trứng, bị nhiễm khuẩn, rách cổ tử cung, băng huyết dẫn đến tắc vòi trứng, rối loạn nội tiết.
- Nên có biện pháp bảo vệ khi quan hệ và phòng tránh thai ngoài ý muốn.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường ngoài ý muốn từ đó đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, phù hợp.
- Thường xuyên chú ý đến vấn đề hành kinh bởi nhiều bệnh về tử cung, buồng trứng phát triển trong âm thầm, khó nhận biết. Tốt nhất nên theo dõi và khám sức khỏe để chữa trị đúng cách, phù hợp.
U nang buồng trứng cơ năng và thực thể khác nhau như thế nào chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu. Qua các chia sẻ và tư vấn phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng trên đây hi vọng các chị em đã có thêm nhiều kiến thức để phòng bệnh một cách hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!