U nang buồng trứng có phải mổ không? Khi nào cần?
Nội dung bài viết
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc u nang buồng trứng ngày có dấu hiệu tăng lên gây hoang mang cho nhiều chị em. Vậy u nang buồng trứng có phải mổ không? Có ảnh hưởng đến sinh đẻ hay không?
Bị u nang buồng trứng có đẻ được không? Mức độ nguy hiểm?
Phần lớn các khối u nang buồng trứng được phát hiện là u lành tính, không ảnh hưởng lớn đến tính mạng người bệnh. Mặc dù tỷ lệ rất thấp nhưng không phải không có những khối u ác tính có nguy cơ biến chứng hoặc phát triển thành ung thư và di căn sang các bộ phận khác xung quanh.
U nang buồng trứng có thể bị vỡ, bị xoắn gây tràn dịch, xuất huyết nhiễm trùng buồng trứng. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Vậy mắc u nang buồng trứng phải có thai được không? Câu trả lời là CÓ, nhưng quá trình mang thai tiềm ẩn nhiều nguy biến chứng nguy hiểm. Bởi vì, khi khối u phát triển bất thường có thể gây ra một số nguy cơ như:
- Khó thụ thai: Vòi dẫn trứng có thể bị chèn ép bởi khối u, ngăn cản quá trình rụng trứng khiến khả năng thụ thai giảm đi đáng kể.
- Dễ bị sảy thai, sinh non: Những khối u phát triển trong thai kỳ có thể chèn lên tử cung khiến gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Sinh khó: Nếu khối u quá lớn có thể xảy ra tình trạng khối u chèn ngang, không cho em bé ra đời một cách bình thường. Thông thường những trường hợp này cần thực hiện phẫu thuật sinh mổ.
Là chứng bệnh có nguy cơ ung thư hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của phụ nữ như thế, vậy u nang buồng trứng có nên mổ không?
U nang buồng trứng có phải mổ không? Khi nào cần mổ?
Khi chẩn đoán mắc phải một số trường hợp u nang buồng trứng sau đây, tốt nhất nên sớm thực hiện phẫu thuật mổ cắt bỏ để tránh những nguy cơ biến chứng không đáng có.
Chị em sẽ được chẩn đoán mổ u nang buồng trứng khi và chỉ khi:
Xuất hiện khối u thực thể
U nang buồng trứng thực thể thường có kích thước khá lớn, phát triển âm thầm trong nhiều năm mà không có nhiều biểu hiện ra ngoài. U nang thực thể là dạng u rất dễ xảy ra biến chứng như vỡ u nang, xoắn u nang, xuất huyết,…
Chính vì thế, khi phát hiện u nang buồng trứng thực thể, đặc biệt là khối u dạng nhầy, nên tiến hành mổ càng sớm càng tốt.
Xuất hiện u cả 2 bên buồng trứng
Khi xuất hiện khối u nang ở cả hai bên buồng trứng đồng nghĩa với việc nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tăng lên gấp đôi. Khi cả hai buồng trứng đều gặp phải vấn đề bất thường, khả năng mang thai là rất thấp, do vậy nên cắt bỏ để tránh gây ảnh hưởng.
Khối u có kích thước lớn từ 7 – 10 cm
U nang buồng trứng khi nào cần mổ? Những khối u nang buồng trứng thông thường có kích thước từ 4 – 5 cm. Khi phát hiện khối u phát triển nhanh lên đến kích thước 7 – 10 cm có nghĩa khối u đang ở mức bất thường.
Khối u quá lớn sẽ chèn ép lên các bộ phận xung quanh và khiến các cơ quan chức năng này không thể hoạt động bình thường được sẽ được chỉ định mổ cắt bỏ.
Khối u to lên sau một thời gian theo dõi
Một số khối u sẽ tự teo nhỏ và tiêu tán sau một thời gian. Tuy nhiên, khi theo dõi khoảng 2 – 3 tháng không nhận thấy sự thu nhỏ, mà còn tăng dần về kích thước thì tốt nhất nên mổ cắt bỏ. Nên mổ sớm để ngăn chặn khối u càng lớn hơn.
Biến chứng u nang buồng trứng
Những khối u phát triển một cách âm thầm và thường chỉ phát hiện khi xảy ra biến chứng sẽ vô cùng nguy hiểm. U nang bị vỡ hoặc bị xoắn sẽ khiến xuất huyết, viêm phúc mạc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và tính mạng người bệnh. Đây là trường hợp u nang buồng trứng phải mổ.
Phụ nữ độ tuổi mãn kinh mắc u nang
Thông thường nếu phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh và không có mong muốn mang thai nữa, khi có phát hiện khối u nang buồng trứng sẽ được các bác sĩ chỉ định cắt bỏ.
Phương pháp mổ u nang buồng trứng? Chi phí?
Phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng hiện đang sử dụng 2 phương pháp chính:
Mổ nội soi
Mổ nội soi áp dụng trong những trường hợp khối u nhỏ dưới 50mm, nằm tại vị trí dễ tiếp cận, được chẩn đoán là u nang lành tính.
Kỹ thuật mổ nội soi thường sẽ được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây mê. Sử dụng những công cụ hiện đại nên vết mổ rất nhỏ, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo trên cơ thể.
Do vết mổ không quá lớn nên thời gian lành cũng không quá lâu, thường từ 1 – 2 ngày bệnh nhân đã có thể hồi phục chức năng cơ bản. Tuy nhiên sau đó vẫn cần nghỉ ngơi vận động nhẹ nhàng để vết thương hoàn toàn bình phục.
Chi phí mổ nội soi u nang buồng trứng rơi vào khoảng từ 8 – 10 triệu đồng.
Mổ hở u nang buồng trứng
Phương pháp mổ hở hay còn gọi là mổ banh sử dụng trong những trường hợp khối u lớn, đã xảy ra biến chứng và chẩn đoán có nguy cơ ung thư hóa.
Những ca mổ hở u nang buồng trứng thường có mức độ nguy hiểm cao hơn, dễ xảy ra những biến chứng trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên đây là cách tốt nhất để tiếp cận và loại bỏ khối u. Thông thường bệnh nhân mổ hở sẽ mất 1 – 2 tuần để phục hồi chức năng cơ bản thậm chí là lâu hơn để hồi phục hoàn toàn.
Chi phí mổ hở sẽ thấp hơn một chút, rơi vào khoảng từ 6 – 8 triệu đồng tùy cơ sở y tế.
Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?
U nang buồng trứng trong trường hợp cần thiết sẽ được bác sĩ chỉ định mổ cắt bỏ. Liệu phẫu thuật này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chị em phụ nữ hay không?
Biến chứng khi phẫu thuật
Mổ nội soi với những ca đơn giản sẽ rất hiếm khi xảy ra biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, với các ca mổ hở, khối u có tính chất phức tạp, không tránh khỏi nguy cơ xảy ra một vài biến chứng như:
- Xuất huyết
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sốc phản vệ
- Gây tổn thương đến các cơ quan khác như bàng quang, ruột,…
Ảnh hưởng hậu phẫu thuật
Khi đã trải qua ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hậu phẫu thuật vẫn có thể phải chịu những ảnh hưởng nhất định liên quan đến sức khỏe như:
- Các mô sẹo do vết mổ có thể ảnh hưởng tới buồng trứng, ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này
- Rối loạn nội tiết tố. mãn kinh sớm trong những trường hợp phải cắt bỏ buồng trứng
- Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
- Suy giảm chức năng sinh lý, ham muốn tình dục
Lưu ý và cách phòng ngừa tái phát u nang sau khi mổ
Hậu phẫu thuật u nang buồng trứng là lúc cần chú ý đến ăn uống và sinh hoạt để nhanh chóng hồi phục vết thương và ngăn ngừa những rủi ro sau mổ.
Lưu ý hậu phẫu thuật u nang buồng trứng
Đây là lúc cơ thể rất yếu, vết thương còn gây đau khi đã hết thuốc gây mê, nên cần chú ý:
- Ủ ấm cơ thể: Rất nhiều bệnh nhân sau khi mổ dễ cảm thấy lạnh, run người, nên ủ ấm kỹ để tránh bị nhiễm lạnh
- Chế độ ăn uống: Nên lựa chọn các món ăn có kết cấu mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, tăng cường thực phẩm giàu các nhóm chất như đạm, chất béo, vitamin,… Không nên ăn rau muống, thịt gà, hải sản để tránh để lại sẹo
- Vận động nhẹ nhàng: Khi vết mổ chưa thực sự lành hẳn, người bệnh nên hết sức cẩn thận, vận động nhẹ nhàng để tránh làm rách mũi khâu. Không nên sờ vào vết mổ tránh nhiễm trùng.
Phòng ngừa tái phát u nang sau mổ
Thực tế, có khoảng 25% nguy cơ khối u nang sẽ tái phát sau khi mổ. Nguyên nhân có thể do chưa loại bỏ hết tế bào mô khối u hoặc sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể. Chính vì vậy, khám sức khỏe phụ khoa định kỳ và theo dõi buồng trứng thường xuyên là đều bắt buộc phải thực hiện.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đặc biệt quan tâm hơn đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và tập luyện. Người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho việc điều trị u nang buồng trứng như sắt, omega 3, vitamin,… cũng như tham khảo một số thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ ngăn ngừa khối u phát triển như Nga Phụ Khang, An Phụ Khang, An Nữ Đan,…
Kết luận, u nang buồng trứng có phải mổ không còn phụ thuộc nhiều vào tính chất khối u và tình trạng phát triển của nó. Do vậy, trong trường hợp phát hiện cơ thể có u nang buồng trứng, người bệnh cần chủ động hơn trong việc thăm khám và theo dõi. Mổ phẫu thuật khối u càng sớm càng giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn cần biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!