U nang buồng trứng là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
Nội dung bài viết
U nang buồng trứng thường được phát hiện ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở. Vậy u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Có gây ảnh hưởng xấu đến sinh nở hay không? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Vhea tìm hiểu ngay sau đây.
U nang buồng trứng là gì? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?
U nang buồng trứng tiếng anh gọi là chứng Ovarian cysts, là một khối u xuất hiện một cách bất thường phía trong hoặc trên buồng trứng. Khối u này là sự tích tụ của các chất dịch, các mô mới được hình thành.
Các mô hình thành khối u có thể phát triển từ chính buồng trứng hoặc các cơ quan khác và có thể tồn tại dưới các dạng như dịch nhầy, lỏng, đặc như bã đậu. U nang buồng trứng 50mm là kích thước phổ biến nhất. Kích thước khối u sẽ thay đổi tùy vào mức độ bệnh lý.
Khối u ở buồng trứng có thể xảy ra với phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhiều người nghĩ rằng, u nang buồng trứng ác tính. Tuy nhiên, đây thường là khối u lành tính, không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Một số người có nguy cơ mắc u nang cao hơn, ví dụ như:
- Làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại
- Ăn uống không đủ chất, thường xuyên sử dụng chất kích thích
- Phụ nữ có biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
- Phụ nữ béo phì, tăng cân không kiểm soát
- Phụ nữ có tiền sử nạo hút thai
Các dạng u nang buồng trứng thường gặp
Tùy thuộc vào cấu tạo, đặc trưng của các khối u, y học phân chia u nang thành nhiều loại khác nhau để dễ dàng theo dõi và đưa ra phương án điều trị hợp lý. Tuy nhiên, u nang buồng trứng trái, phải có 2 loại cơ bản sau đây.
U nang cơ năng
U nang cơ năng hình thành từ những nang noãn khi cơ thể phụ nữ trải qua quá trình rối loạn sinh lý, rối loạn nội tiết tố. Những khối u này không phải được hình thành từ những thực thể tổn thương của buồng trứng nên sẽ không gây ra bất kỳ nguy hiểm gì. Thông thường, khối u sẽ tự teo nhỏ và biến mất.
Một số loại u nang cơ năng thường thấy nhất:
- U nang bọc noãn: Hay còn còn gọi là u nang túi, tức là các nang noãn đã phát triển hoàn thiện nhưng không thể phóng noãn được.
- U nang hoàng tuyến: Tức là các nang bọc noãn đã phát triển hoàn thiện nhưng không phóng noãn mà bị hoàng thể hóa do có quá nhiều kích thích lên đó.
- U nang hoàng thể: Khi các nang noãn được phóng noãn, các tế bào của nang sẽ tiết ra một loại progesterone hình thành hoàng thể. Những hoàng thể này thông thường sẽ phát triển và teo dần rồi thoái hóa đi, tuy nhiên có một số trường hợp hoàng thể không thoái hóa ngược lại càng phát triển hơn tạo thành một nang chứa dịch, gọi là u nang hoàng thể.
Các u nang cơ năng thông thường sẽ là các u lành tính, không gây nguy hiểm.
U nang thực thể
U nang thực thể hình thành bởi những mô bị tổn thương trong buồng trứng. U thực thể không thể tự teo mà mất đi mà có thể phát triển và tồn tại trong cơ thể rất lâu. Có 3 dạng u nang thực thể chính:
- U nang dạng nước: Khối u sẽ có cấu tạo vỏ mỏng, bên trong chứa nước. Bề mặt ngoài vỏ nang thường trơn, láng rất dễ vỡ. Bề mặt trong nang có thể có một vài nhú nhỏ, những nhú này rất dễ bị ung thư hóa. Nang có càng nhiều nhú sẽ càng nang cao nguy cơ bị ung thư hóa.
- U nang dạng nhầy: Khối u này có vỏ ngoài dày hơn u nang nước, có cấu tạo như một lớp da. U chứa các chất dịch nhầy, các dịch này được chia thành nhiều thùy bởi các vách ngăn. U nang dạng nhầy có thể phát triển kích thước và cân nặng rất nhanh, có thể bám vào các cơ quan phủ tạng gần đó. U nang dạng nhầy không có nhiều nguy cơ bị ung thư hóa. Tuy nhiên nếu dịch nhầy tràn do vỡ khối u sẽ gây bệnh nhầy dính phúc mạc.
- U nang dạng bì: U nang dạng bì có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng phụ nữ ở mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người già. U nang bì có vỏ dày, kích thước không quá lớn nhưng có khối lượng nặng. Trong u nang dạng bì có thể chứa các tổ chức của da như lông, tóc, chất bã đậu,…
U nang thực thể nên được phát hiện và loại bỏ sớm để tránh gây ra những biến chứng liên quan. Tuy nhiên, u nang thực thể khá khó phát hiện bằng những biểu hiện bên ngoài nên việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những khối u ngầm là vô cùng cần thiết.
U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Biến chứng u nang buồng trứng
Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng trái còn tùy thuộc vào loại u, tính chất khối u là mức độ phát triển của nó. Thông thường, các loại u nang cơ năng thường lành tính hơn u nang thực thể.
Ảnh hướng chức năng sinh sản
U nang buồng trứng trái, phải có thai được không? – Không phải loại u nang nào cũng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Những loại u nang cơ năng thường có thể tự tiêu mà không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ.
Tuy nhiên, khối u nang thực thể có thể tăng kích thước một cách lặng lẽ, có thể vỡ nang hay xoắn cuống nang bất cứ lúc nào dẫn đến nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
U nang nếu có kích thước lớn sẽ rất dễ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản và nội tiết tố cơ thể. Thậm chí u có thể gây cản trở việc rụng trứng và thụ thai, nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ.
Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày
Các khối u ngầm có thể tăng kích thước và khối lượng khiến người bệnh thường xuyên bị đau vùng dưới bụng. Cơn đau có thể liên tục hoặc đứt quãng, thậm chí những người có khối u nang còn gây cảm giác đau khi quan hệ tình dục.
Mặc dù đa số dạng u nang buồng trứng là lành tính, không gây nguy hiểm gì đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi một số trường hợp xuất hiện biến chứng.
- U nang buồng trứng xoắn: Tình trạng xoắn u nang có thể xảy ra với các khối u có kích thước lớn, khoảng 4 – 5 cm. Những khối u này sẽ không nằm cố định và di chuyển xung quanh và bị xoắn vào ống dẫn trứng. Xoắn u nang có thể khiến buồng trứng bị chặn đường cung cấp máu, có thể làm tổn thương thậm chí là hoại tử buồng trứng. Buồng trứng bị hoại tử có thể là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn khi biến chứng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.
- Vỡ u nang: U nang có thể bị vỡ khi có tác động mạnh từ bên ngoài vào. Khi bị vỡ, các chất dịch chảy ra ngoài có thể tràn vào khoang bụng gây nhiễm trùng huyết. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của phụ nữ, nguy cơ vô sinh rất cao. Vỡ u nang chủ yếu xảy ra với các u nang cơ năng.
- Khối u chèn ép: U nang khi phát triển quá lớn có thể chèn ép sang các cơ quan phủ tạng xung quanh như bàng quang, niệu đạo, các tính mạch,… Biến chứng u nang chèn ép thường phát hiện muộn, khi những khối u đã phát triển đến một kích thước lớn.
- Ung thư hóa: U nang buồng trứng có thể ung thư hóa, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp (1-2%). Tuy nhiên, nếu đã chuyển biến ung thư hóa thì khối u sẽ chuyển biến bệnh rất nhanh, rất dễ bị di căn trước khi được phát hiện nên vô cùng nguy hiểm.
U nang buồng trứng nguyên nhân thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các khối u nang hình thành trong buồng trứng, một vài nguyên nhân thường gặp như:
- Sự phát triển chậm của nang trứng: Khi nang trứng không phát triển một cách hoàn thiện, khả năng hấp thụ trọn vẹn các chất lỏng trong buồng trứng thấp hơn. Dịch lỏng không được hấp thụ hết sẽ tạo thành u nang.
- Nguyên nhân u nang buồng trứng do vỡ mạch máu nang: Khi mạch máu bị vỡ sẽ dẫn đến sự hình thành các u nang buồng trứng xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời.
- Thể vàng hoạt động quá nhiều: Thể vàng là một đơn vị chức năng của buồng trứng. Thể vàng phát triển quá mức có thể hình thành u nang hoàng thể.
- Dư thừa hormone HCG: HCG một loại hormone có trong thời kỳ mang thai của phụ nữ, HCG có vai trò hỗ trợ các tế bào mầm của thai nhi phát triển toàn diện. Khi dư thừa hormone HCG, u nang lutein có thể được hình thành. Các khối u này thường sẽ tự mất đi sau thai kỳ.
- Rối loạn nội tiết tố: Khi cơ thể phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố hoặc thay đổi hormone khi sử dụng một số loại thuốc kích thích rụng trứng.
- Lạc nội mạc tử cung: Là hiện tượng các mô nội mạc tử cung phát triển lan ra phía bên ngoài tử cung và cả ống trứng. Những người mắc chứng lạc nội mạc tử cung có nguy cơ hình thành khối u cao hơn người bình thường.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ mắc u nang buồng trứng do một số loại u nang xuất hiện để hỗ trợ cho sự hoàn thiện của nhau thai. Những u nang này thường là u lành tính và sẽ mất đi khi hết thai kỳ.
- Nhiễm trùng vùng chậu: Vùng chậu bị nhiễm trùng rất dễ bị lan ra khu vực vòi trứng và buồng trứng hình thành khối áp xe.
U nang buồng trứng triệu chứng như thế nào?
U nang buồng trứng thường tiến triển ngầm và rất khó để phát hiện bằng những biểu hiện bên ngoài. Vì thế, khi cơ thể có một vài triệu chứng như dưới đây, cần tiến hành thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
- Rối loạn kinh nguyệt, vùng chậu đau mỏi trong chu kỳ
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Cảm giác đau khi quan hệ tình dục
- Triệu chứng u nang buồng trứng gây chướng bụng, đầy hơi
- Vệ sinh đại tiểu tiện bất bình thường
- Tăng nhu động ruột
- Đau mỏi vùng đùi, thắt lưng, bụng, xương chậu
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, ói mửa
Ngoài ra, người bệnh cũng nên để ý đến một số triệu chứng nghiêm trọng có thể là do u nang buồng trứng xảy ra biến chứng hoặc nguy cơ mắc u nang ác tính. Khi gặp phải những triệu chứng này cần ngay lập tức thăm khám bác sĩ kịp thời: đau vùng chậu dữ dội, chóng mặt, thở gấp, sốt cao bất thường.
Chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng hiệu quả
Các phương pháp chẩn đoán có mục đích phát hiện và điều trị kịp thời khi chưa xảy ra biến chứng u nang buồng trứng nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
Thông thường u nang buồng trứng được phát hiện khi người bệnh khám sức khỏe phụ khoa định kỳ. Phương pháp sử dụng phổ biến nhất là sử dụng kỹ thuật hình ảnh.
- Siêu âm: Siêu âm có phát hiện u nang buồng trứng không? Đây được coi là phương pháp phổ biến nhất giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục. Hầu hết các bác sĩ sẽ siêu âm qua bụng, trường hợp vị trí khối u khó xác định, siêu âm qua âm đạo sẽ tăng độ chính xác cao hơn.
- Chụp CT hoặc MRI: Phương pháp chụp CT giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng có thể lan rộng ra các vùng các của u nang; còn chụp MRI sẽ giúp nhìn rõ tình trạng và tính chất khối u hơn.
Tùy theo tình trạng phát triển của các khối u mà bác sĩ chuyên khóa sẽ có những chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Cách điều trị u nang buồng trứng bằng vật lý trị liệu, kết hợp thuốc uống
Phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng khi điều trị các khối u cỡ nhỏ, thường là mới xuất hiện. Vật lý trị liệu sẽ làm khối u teo lại và dần mất đi. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với thuốc điều trị u nang buồng trứng.
Để tăng hiệu quả điều trị, trong quá trình vật lý trị liệu, người bệnh thường được chỉ định dùng thêm thuốc. Vậy u nang buồng trứng uống thuốc gì?
Một số loại thuốc chữa u nang buồng trứng hiệu quả hiện nay ví dụ như: Thuốc tránh thai khẩn cấp, hàng ngày, kết hợp, chứa hormone progestin,… Lưu ý, các loại thuốc tây cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Mẹo dân gian chữa u nang buồng trứng
Với khối u lành tính, kích thước bé và người bệnh không muốn sử dụng thuốc tây có thể sử dụng các phương pháp dân gian tự nhiên cũng mang lại những hiệu quả đáng kể.
- Trinh nữ hoàng cung: Các dụng làm teo các khối u trong buồng trứng, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của khối u lên buồng trứng. Sắc lá trinh nữ hoàng cung cùng lá đu đủ khô, nghệ dùng uống mỗi ngày 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
- Giấm táo pha với nước ép củ cải trắng: Điều hòa hormone cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc u nang buồng trứng, đồng thời có tác dụng trong kiểm soát và điều trị u nang kích thước nhỏ.
- Mật ong: Được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền chữa u nang buồng trứng. Mật ong có thể kết hợp với hành tây, nha đam dùng như thuốc đặt vào âm đạo để qua đêm.
Biện pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, không thể chữa khỏi bệnh tận gốc. Vì thế, người bệnh cần cân nhắc sử dụng, tránh lệ thuộc.
Thuốc Đông y chữa u nang buồng trứng
Với ưu điểm là an toàn, lành tính và phù hợp với hầu hết thể trạng người bệnh nên phương pháp sử dụng thuốc Đông y được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
Bài thuốc 1
Hỗ trợ làm khối u tiêu tán, giảm các ảnh hưởng đến sức khỏe như đau bụng, rối loạn kinh nguyệt.
- Dược liệu: Cam thảo, Đảng sâm, Tam thất, Bạch thược, Nụ hồng, Ô dược, Phụ tử, Đại phúc bì.
- Cách dùng: Sắc cùng với nước ở lửa nhỏ, sử dụng mỗi ngày một thang trong vòng 1 tháng.
Bài thuốc 2
Sử dụng cho phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, có tác dụng làm nhỏ kích thước khối u nang
- Dược liệu: Nghệ đen, Thảo hà xa, Hắc tam lăng, Hiệp diệp, Địa hoàng thán, Cam thảo, Ô dược, Xuyên khung, Huyền hồ, Bạch thược
- Cách dùng: Sắc cùng với nước ở lửa nhỏ, mỗi người dùng 1 thang trong vòng 3 tháng.
Bài thuốc 3
Hỗ trợ tiêu tán khối u mới phát hiện, có kích thước nhỏ
- Dược liệu: Cam thảo, Hải thảo, Hiên nam tinh, Ý dĩ nhân, Xích thược, Cam lăng, Hạ khô thảo, Bạch giới tử, Nghệ đen.
- Cách dùng: Sắc với nước ở lửa nhỏ, dùng uống trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 2 lần.
Chữa u nang buồng trứng bằng phương pháp phẫu thuật
U nang buồng trứng có phải mổ không? Mổ u nang buồng trứng có nhanh hồi phục không? là thắc mắc của nhiều bệnh nhân mắc u nang buồng trứng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật u. Những khối u phát triển với kích thước lớn, chèn ép các cơ quan phủ tạng khác khiến sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng mới cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật cắt bỏ.
Hiện tại, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở. Mổ nội soi sẽ an toàn, nhanh lành vết thương hơn và ít xảy ra các biến chứng trong quá trình mổ. Chi phí cho phương pháp mổ nội soi cũng cao hơn không quá nhiều nên đây vẫn là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng nhất.
Biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng
U nang buồng trứng rất dễ mắc phải ở nữ giới tất cả các độ tuổi. Tuy hầu hết là các khối u lành tính nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. U nang buồng trứng có thể phòng ngừa bằng những thay đổi tích cực trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Cân bằng chế độ ăn uống
Các nhóm thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất đặc biệt cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể được thanh lọc, khỏe mạnh sẽ cản trở sự phát triển của các khối u. Ngoài ra, chị em nên tăng cường bổ sung vitamin A nhằm kháng viêm, giảm sưng, ngăn ngừa sự hình thành của các khối u nang.
Hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, cay nóng để không khiến nội tiết tố cơ thể bị rối loạn. Khi hormone trong cơ thể được cân bằng, tử cung và buồng trứng sẽ khỏe mạnh hơn.
Sinh hoạt ổn định
Cơ thể phụ nữ rất dễ bị rối loạn hormone nếu chế độ sinh hoạt liên tục thay đổi. Hãy luôn giữ cho cơ thể được thoải mái, ổn định nhất bằng cách hạn chế tức giận, nóng nảy, làm việc và nghỉ ngơi điều độ,…
Ngoài ra, chị em phụ nữ nên tập cho mình thói quen uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể bài tiết và thải độc tốt hơn. Đây cũng là một cách để ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến tử cung và buồng trứng.
Đừng quên tập thể dục đều đặn, giữ gìn vệ sinh cá nhân và quan hệ một cách lành mạnh để không khiến tử cung bị tổn thương.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Để phát hiện và điều trị u nang buồng trứng kịp thời, cần kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ đề thực hiện các biện pháp siêu âm hình ảnh chuyên môn. Các kỹ thuật hình ảnh sẽ giúp nhận định được kích thước, vị trí, tính chất của khối u để tiện kiểm soát, cắt bỏ nếu cần.
Tuy u nang buồng trứng thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp u nang biến chứng hay chuyển hóa thành ung thư gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ. Để phòng tránh những trường hợp bệnh chuyển biến xấu ngoài ý muốn, hãy chủ động khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!