U nang bì buồng trứng là gì? Thông tin cần biết

U nang bì buồng trứng là gì? Mặc dù u nang bì buồng trứng được đánh giá là tình trạng lành tính nhưng chị em không nên chủ quan mà không tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân cũng như các biến chứng nếu như không điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bệnh u nang bì buồng trứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Buồng trứng là nơi nuôi dưỡng các trứng phục vụ cho quá trình kết hợp với tinh trùng để thụ thai. U nang buồng trứng là khối u hình thành trong buồng trứng của phụ nữ. Theo cấu tạo của cơ thể, thông thường, phụ nữ có hai buồng trứng là buồng trứng trái và buồng trứng phải.

Do một số nguyên nhân mà tại một trong hai hoặc cả hai bên buồng trứng hình thành khối u. Trong các dạng u nang buồng trứng, u nang bì buồng trứng là hiện tượng khá phổ biến.

Hình ảnh u nang bì buồng trứng
Hình ảnh u nang bì buồng trứng

Có tên gọi u nang bì nguyên nhân là do trong các nang này chứa các tế bào mầm chưa biệt hóa, có cấu trúc như da – nguồn gốc tạo ra túi tóc, máu, xương, răng, chất béo, móng tay, sụn, bã nhờn hoặc các mô của tuyến giáp.

Theo các nghiên cứu thống kê, chị em thường mắc u nang bì ở một bên: U nang bì buồng trứng phải hoặc u nang bì buồng trứng trái chứ hiếm khi bị u nang ở cả hai bên buồng trứng. Xét về tính chất thì y học chia u nang thành hai loại là: U nang trưởng thành và u nang không trưởng thành.

Những đối tượng có khả năng cao mắc u nang bì buồng trứng là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Trong đó, theo thống kê có khoảng 98% là u lành tính còn 2% là ác tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Sự hình thành u nang bì trong buồng trứng có căn nguyên là gì? Kết quả của một số nghiên cứu khoa học cho thấy sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen trong cơ thể phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có ảnh hưởng quan trọng, tác động vào sự hình thành u nang trong buồng trứng.

Cụ thể, lượng hormone estrogen tăng vọt vào độ tuổi sinh sản đã gây ra những đợt kích thích những tế bào gốc toàn năng, chưa biệt hóa có khả năng phát triển thành bất cứ mô nào trên cơ thể. Do đó, các tế bào này sản sinh bất thường và tạo thành khối u có cấu tạo tương tự như tóc, xương, da…

Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ bị u nang bì buồng trứng cao hơn so với phụ nữ khác.

Ngoài ra còn một số yếu tố cũng được nhìn nhận là nguyên nhân u nang buồng trứng như:

  • Nang trứng không phát triển đầy đủ.
  • Hormone LH kích thích khiến u nang phát triển nhanh.
  • Nồng độ HCG quá cao.
  • Vỡ mạch máu nang trứng dẫn tới nang trứng bị tổn thương.

Dấu hiệu u nang bì buồng trứng

Việc phát hiện sớm có vai trò quyết định cho quá trình điều trị sau này, đặc biệt là phòng ngừa hiệu quả các biến chứng có thể xảy ra nếu khối u ác tính. Dựa vào những dấu hiệu đặc trưng dưới đây, chị em sẽ đoán biết được những bất thường của cơ thể và khả năng mắc u nang buồng trứng:

  • Thường xuyên đau tức vùng bụng dưới, không phải trong kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau tức vùng chậu, lưng và đùi.
  • Bụng to lên rõ, thậm chí nhìn như bụng bầu.
  • Rối loạn tiêu hóa do khối u chèn ép lên trực tràng.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Đi tiểu khó khăn, có cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục.
Xuất huyết âm đạo là triệu chứng tiêu biểu khi phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Xuất huyết âm đạo là triệu chứng tiêu biểu khi phụ nữ mắc bệnh phụ khoa

Ở giai đoạn đầu khi mới hình thành, u nang bì buồng trứng không gây ra những triệu chứng rõ ràng nên chị em khó có thể phát hiện ngay. Chỉ khi có biểu hiện đau bụng dưới hoặc ra máu huyết ở âm đạo thì chị em đi thăm khám phụ khoa mới phát hiện ra.

Do đó bên cạnh việc tìm hiểu và nắm rõ các biểu hiện của u nang bì buồng trứng thì chị em cũng nên thăm khám phụ khoa theo định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện ngay những bệnh lý nguy hiểm ở bộ phận sinh sản.

U nang bì buồng trứng có nguy hiểm không?

Được đánh giá là khối u lành tính nhưng đôi khi khối u nang bì trong buồng trứng quá lớn hoặc có thể chuyển thành ác tính sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Kích thước khối u quá lớn, tạo áp lực trong buồng trứng, chèn ép các khu vực lân cận như tử cung khiến phụ nữ khó thụ thai hoặc thụ thai được nhưng thai nhi không phát triển.
Khối u chèn ép thai nhi
Khối u chèn ép thai nhi
  • Khối u chèn lên bàng quang, trực tràng khiến người bệnh gặp rối loạn tiểu tiện.
  • Nếu khối u quá lớn và ngày càng phát triển lớn hơn, buồng trứng có khả năng xoắn lại, máu huyết không lưu thông khiến các mô tại đây bị hoại tử, dần dần viêm nhiễm và gây ra hàng loạt những hệ lụy khôn lường như nhiễm trùng ổ bụng.
  • Trong trường hợp xấu nhất, buồng trứng bị hoại tử có thể phải cắt bỏ do đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của chị em, phụ nữ.
  • Khối u vỡ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nang trứng khác, làm người bệnh bị đau bụng dữ dội do nhiễm trùng, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
  • U ác tính có khả năng phát triển thành ung thư.
  • Nếu bị u nang bị buồng trứng khi mang thai, không chỉ sức khỏe người mẹ bị đe dọa mà thai nhi cũng gặp phải nguy hiểm vì nguy cơ sảy thai, sinh non, con sinh ra nhẹ cân tăng cao hơn.

Vì vậy, chị em đừng chủ quan với bất cứ triệu chứng bất thường nào của cơ thể, đặc biệt là ở vùng kín. Khi thấy dấu hiệu nghi ngờ cần tới ngay các phòng khám phụ khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị nếu cần thiết.

U nang bì buồng trứng và cách điều trị phổ biến

Hiện nay, có những cách điều trị u nang bì buồng trứng nào? Theo đó, cách chữa u nang buồng trứng phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, kích thước khối u, mức độ triệu chứng và sức khỏe cũng như mong muốn sinh sản của chị em.

Mẹo dân gian trị u nang

Trong trường hợp, u nang buồng trứng lành tính, có kích thước nhỏ, các triệu chứng còn nhẹ, chị em có thể tìm hiểu và áp dụng các mẹo dân gian khá hữu ích dưới đây.

  • Mật ong và nha đam: Lấy phần ruột nha đam, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt và trộn với vài thìa mật ong nguyên chất. Dùng bông gòn sạch thấm dung dịch thu được rồi đặt vào vùng kín qua đêm.
  • Mật ong và hành tây: Lột vỏ, rửa sạch hành tây rồi cho vào lọ ngâm với mật ong. Sau 1 ngày, lấy bông hoặc vải sạch, mềm thấm nước cốt đặt vào vùng kín qua đêm. Lưu ý phải vệ sinh sạch vùng kín sau khi đặt thuốc.
  • Mật ong, trứng gà và dầu thực vật: Trộn đều dầu thực vật với mật ong rồi đun nóng. Luộc sơ trứng gà (không để trứng chín) rồi đập trứng vào hỗn hợp dầu thực vật và mật ong. Đợi nguội rồi bỏ ngăn mát tủ lạnh. Đêm trước khi đi ngủ thì dùng bông sạch thấm hỗn hợp này rồi đặt vào âm đạo.
  • Ngải cứu: Kết hợp lá ngải cứu cùng một số thảo dược khác như xích thược, bạch chỉ… sao nóng rồi bọc túi vải chườm lên bụng. Duy trì thực hiện vào các buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Kinh giới: Dùng lá kinh giới tươi với vừng đen, ích mẫu, xuyên khung… sắc lấy nước uống hàng ngày cũng là một mẹo dân gian khá hay trị u nang buồng trứng.
  • Hạt tía tô: Hạt tía tô hay còn có tên gọi là tô tử. Lấy hạt tía tô, hạ khô thảo, sinh mẫu lệ cùng một số vị thảo dược khác đem sắc uống trong khoảng 2-3 tuần.
Dùng hạt tía tô chữa u nang bì buồng trứng
Dùng hạt tía tô chữa u nang bì buồng trứng
  • Trinh nữ hoàng cung: Chữa các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nói chung và u nang bì buồng trứng nói riêng bằng trinh nữ hoàng cung khá đơn giản. Chị em chỉ cần rửa sạch rồi sắc lá trinh nữ hoàng cung uống mỗi ngày.
  • Giấm táo và nước củ cải: Rửa sạch củ cải rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước. Trộn 2 thìa giấm táo và 3 thìa nước củ cải trong một cốc nước ấm rồi uống vào buổi sáng.
  • Cam thảo: Đun sôi cam thảo rồi lấy nước uống hàng ngày. Hoạt chất phytoestrogen trong cam thảo sẽ giúp bảo vệ buồng trứng cũng như các bộ phận trong cơ quan sinh sản khỏi các tác động tiêu cực.
  • Nghệ vàng: Chị em có thể phơi khô nghệ vàng rồi nấu nước uống hoặc nặn viên nghệ với mật ong uống hàng ngày. Nghệ không chỉ hạn chế sự phát triển của khối u nang mà còn giúp chị em có một làn da sáng, đẹp hơn.

Các mẹo dân gian nhìn chung rất dễ thực hiện, chị em có thể dễ dàng tìm thấy các nguyên liệu và không mất quá nhiều thời gian để tiến hành. Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ phát huy tác dụng tối ưu khi u nang còn nhỏ, triệu chứng chưa quá nghiêm trọng.

Chữa u nang buồng trứng theo Đông y

Theo y học cổ truyền, sự hình thành u nang là do rối loạn nội tiết trong cơ thể của người phụ nữ. Ngoài ra, thận hư, can uất và đàm uất cũng là những yếu tố tăng nguy cơ tạo khối u trong buồng trứng.

Để chữa trị hiệu quả tình trạng này, những bài thuốc Đông y sẽ kết hợp giữa các vị thuốc có nguồn gốc từ thảo dược khá lành tính để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, đồng thời đẩy lùi hiện tượng rối loạn nội tiết tố, hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố của gan, thận.

  • Bài thuốc số 1: Thục địa, tiêu sơn trà, phục linh, bạch thược, lộc giác sương, cam thảo, bào khương, sinh ma hoàng, đương quy, quế chi và đại táo.
  • Bài thuốc số 2: Tảo hưu, bán chi liên, bạch thước, huyền hồ, xuyên khung, ô dược, thục địa, nga truật, tam lăng, đương quy và cam thảo.
  • Bài thuốc số 3: Phục linh, quế chi, đào nhân, xích thước, đan bì, hương phụ, trạch lan.

Đun thuốc uống mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng u nang thuyên giảm. Tuy nhiên cần kiên trì điều trị trong thời gian dài mới cho hiệu quả.

Điều trị u nang bằng Tây y

Trong tây y, sau khi đánh giá tình hình qua hình ảnh u nang bì buồng trứng trên siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

  • Nội khoa

Nội khoa là phương pháp điều trị sử dụng thuốc uống. Theo đó, chị em sẽ được bác sĩ kê đơn dùng các loại thuốc nhằm ổn định nội tiết đồng thời ngăn chặn sự phát triển của khối u trong buồng trứng.

Cụ thể, một số loại thuốc thường được sử dụng là: Thuốc nội tiết, kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, trên thực tế, các trường hợp mắc u nang bì điều trị bằng nội khoa thường không cho hiệu quả tốt nhất. Do đó cần sự can thiệp của phương pháp ngoại khoa tức là mổ u nang bì buồng trứng.

  • Ngoại khoa

Hiện nay, để điều trị tình trạng u nang bì buồng trứng, y học áp dụng hình thức phẫu thuật u nang bì buồng trứng nhằm cắt bỏ khối u, bảo tồn những khu vực chưa bị tổn thương.

Mổ cắt u nang bì buồng trứng
Mổ cắt u nang bì buồng trứng

Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở hoặc mổ nội soi u nang bì buồng trứng, dựa trên đánh giá sơ bộ về tình trạng u nang rồi bóc tách các tế bào bị tổn thương hoặc cắt bỏ buồng trứng nếu tình trạng bệnh lý đã trở nên nghiêm trọng.

Trong trường hợp phụ nữ bị u nang buồng trứng khi mang thai, nếu tình hình ổn định, có thể giữ thai thì nên mổ lấy khối u vào từ tháng thứ 4 trở đi. Nếu có biến chứng bất thường, đe dọa tới tính mạng của người mẹ thì cần mổ cấp cứu dù ở bất cứ tuần thai nào.

Giải đáp một số thắc mắc về u nang biểu bì buồng trứng

Xung quanh những thông tin về u nang bì buồng trứng, chị em còn khá nhiều thắc mắc. Tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây!

U nang bì buồng trứng có thai được không?

U nang xuất hiện trong buồng trứng nếu có kích thước nhỏ, không nằm ở vị trí ngăn chặn sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng thì chị em hoàn toàn có thể thụ thai bình thường.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì nếu bị u nang buồng trứng, chị em nên tiến hành cắt bỏ trước khi có ý định mang thai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ thai và không ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển của phôi thai.

Mổ u nang bì buồng trứng hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ u nang bì buồng trứng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, sức khỏe của người bệnh, phương pháp mổ và cơ sở thực hiện cuộc phẫu thuật.

Khối u có kích thước càng lớn, mổ nội soi và ca mổ do các bác sĩ tại các bệnh viện lớn, có uy tín thực hiện thì chi phí sẽ cao hơn. Cụ thể, giá dao động từ 8-10 triệu với trường hợp mổ mở và 10-15 triệu với trường hợp mổ nội soi. Nếu có bảo hiểm y tế đúng tuyến, người bệnh có thể được giảm tới 80% chi phí.

Thực tế, để biết chính xác chi phí mổ u nang buồng trứng thì bạn cần tới trực tiếp cơ sở y tế mà mình lựa chọn để tham khảo.

Như vậy với những thông tin tổng quát nhất về u nang bì buồng trứng, chị em đã phần nào nắm được các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh từ đó chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị u nang bì một cách hiệu quả.

Click đọc ngay:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *