U nang buồng trứng xoắn là gì? Nguy hiểm không?

Một trong những biến chứng u nang buồng trứng nguy hiểm nhất là u nang buồng trứng xoắn. Biến chứng này nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để cải thiện và phòng ngừa bệnh? Thông tin giải đáp sẽ được Vhea bật mí ở bài viết dưới.

U nang buồng trứng xoắn là gì? Các dạng u nang xoắn

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng thường gặp của u nang buồng trứng. Những khối u khi phát triển đến kích thước lớn khoảng 8 – 10 cm, qua một thời gian tồn tại trong buồng trứng, bị dịch chuyển qua lại và bị xoắn vào nhau.

U xoắn có thể có hoặc không gây đau cho bệnh nhân nhưng đều vô cùng nguy hiểm. Bởi những nốt xoắn có thể khiến máu không lưu thông gây ra những hậu quả khôn lường.

Có hai loại xoắn u nang:

  • U xoắn không có cuống: Phát triển không gây ra những cơn đau cho người bệnh
  • U xoắn có cuống: Nguy hiểm hơn loại u không có cuống vì cuống u khi xoắn không thể gỡ được, vận động mạnh có thể khiến u nang càng xoắn mạnh thậm chí vỡ khối u. Loại xoắn u nang buồng trứng này thường sẽ gây ra những cơn đau nhói, đau liên tục ở vùng bụng dưới.
Biến chứng u nang buồng trứng xoắn
Biến chứng xoắn u nang

Nguyên nhân, triệu chứng u nang buồng trứng xoắn

Một vài nguyên nhân gây xoắn u nang điển hình có thể kể đến:

  • Vận động mạnh khiến khối u bị dịch chuyển qua lại trong ổ bụng
  • Phụ nữ sau sinh, ổ bụng có nhiều khoảng trống, tăng nguy cơ khối u bị xoắn
  • Khối u có cuống dài, không bám dính vào các cơ quan khác mà tự do linh động

Khi khối u phát triển quá lớn, chèn ép các cơ quan xung quanh và bị xoắn lại trong buồng trứng, người bệnh sẽ có một vài dấu hiệu xoắn u nang như:

  • Đau bụng âm ỉ, kéo dài. Một vài trường hợp u nang xoắn mạnh sẽ gây đau dữ dội, đặc biệt là vùng bụng dưới.
  • Đi tiểu tiện, đại tiện khó khăn
  • Cảm giác buồn nôn thường xuyên xuất hiện
  • Xanh xao, mệt mỏi, toát mồ hôi,…
  • U nang xoắn buồng trứng gây chướng bụng
Bệnh nhân thường bị đau nhói vùng bụng dưới
Bệnh nhân thường bị đau nhói vùng bụng dưới

Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện xoắn u nang như trên, cần khám bác sĩ nhanh nhất có thể để kịp thời chẩn đoán bệnh. Tránh để lâu khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.

U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng xoắn gây ra những biến chứng gì là thắc mắc của không ít chị em. Được biết, xoắn u nang buồng trứng được xem là BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM nhất bởi những hậu quả khôn lường đối với buồng trứng và sức khỏe người bệnh.

Những khối u bị xoắn thường sẽ không thể quay lại trạng thái ban đầu. Nếu không kịp phát hiện, những khối u càng lớn, càng xoắn khiến hệ lưu thông máu buồng trứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Máu không thể lưu thông, tắc nghẽn tại các vị trí bị xoắn.

Máu ứ đọng càng khiến khối u phát triển lớn hơn, chèn ép các cơ quan xung quanh. Nguy cơ vỡ buồng trứng, xuất huyết, nhiễm trùng,… tăng lên, nguy hiểm hơn là phải cắt bỏ buồng trứng, tử cung, thậm chí là gây tử vong.

Biến chứng có thể dẫn đến nguy cơ cắt bỏ buồng trứng
Biến chứng có thể dẫn đến nguy cơ cắt bỏ buồng trứng

Vậy mắc u nang buồng trứng xoắn có mang thai được không? – Câu trả lời là VẪN CÓ THỂ MANG THAI. Tuy nhiên, để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em bị xoắn u nang khi mang thai nên tham khảo tư vấn của bác sĩ, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên liều lĩnh mang thai khi bệnh tình đã phát triển nặng vì có thể gây nguy hại đến cả mẹ và bé.

Điều trị bệnh u nang buồng trứng xoắn

Xoắn u nang nguy hiểm là vậy, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được những tiêu cực đối với sức khỏe người bệnh.

Điều trị xoắn u nang bằng thuốc

Xoắn u nang ở mức độ nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc Đông y nhằm tiêu giảm kích thước, hạn chế tình trạng xoắn u nang.

  • Chữa u xoắn buồng trứng bằng thuốc Tây y: Các loại thuốc Tây y chữa u nang buồng trứng và cải thiện tình trạng xoắn u nang cần được các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn. Một số loại thuốc nội khoa có tác dụng ngăn cản sự lan rộng của khối u như: Carboplatin, Cyclophosphamide, Etoposide, Paclitaxel,… Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng được sử dụng với mục đích làm teo nhỏ các khối u, ngăn ngừa ung thư buồng trứng.
  • Trị u nang buồng trứng xoắn bằng thuốc Đông y: Thảo dược Đông y lành tính và có thể sử dụng với mọi đối tượng bệnh nhân. Các bài thuốc Đông y thường sẽ vừa cải thiện căn nguyên sức khỏe, vừa hỗ trợ điều trị bệnh nên sẽ có tác dụng tận gốc và lâu dài. Tuy nhiên sẽ cần có thời gian để mang lại hiệu quả. Một số loại thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa u nang buồng trứng như: Trinh nữ hoàng cung, Thược dược, Đương quy, Cam thảo, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Khương Hoàng, Tô Tử,…
Thuốc tránh thai được sử dụng trong điều trị và kìm hãm u nang buồng trứng
Thuốc tránh thai được sử dụng trong điều trị và kìm hãm u nang buồng trứng

Phẫu thuật xoắn u nang

Trường hợp khối u quá lớn, chèn lên phần múi xoắn; hoặc các múi xoắn quá nhiều vòng không thể tự tháo ra; cần can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật càng sớm càng giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Hiện tại có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất được sử dụng trong điều trị u buồng trứng xoắn:

  • Mổ nội soi u nang buồng trứng xoắn: Sử dụng nhằm bóc tách các khối u nang và xoắn u nang có kích thước nhỏ, mối xoắn vừa phải. Mổ nội soi là một kỹ thuật hiện đại, sử dụng những công nghệ tiên tiến để xác định vị trí của khối u và các vùng xung quanh. Vết mổ nội soi chỉ từ 1 – 3 cm, nhanh lành và có tính thẩm mỹ cao.
  • Mổ hở u nang buồng trứng xoắn: Những khối u có kích thước lớn từ 8 – 10cm, mối xoắn cản trở sâu đến đường máu lưu thông, khả năng vỡ khối u cao cần mổ cấp tốc sẽ sử dụng đến phương pháp mổ hở. Đặc biệt là những khối u ác tính và có tính chất đặc thù. Những nguy cơ biến chứng trong khi phẫu thuật cao hơn so với mổ nội soi.
Hình ảnh siêu âm u nang buồng trứng xoắn
Hình ảnh siêu âm u nang buồng trứng xoắn

Phòng ngừa u nang buồng trứng xoắn

Không phải khối u nang buồng trứng nào cũng xảy ra biến chứng xoắn u nang. Tuy nhiên, để an toàn nhất, bệnh nhân vẫn cần thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa u buồng trứng xoắn.

  • Nghiêm túc tuân theo chỉ định bác sĩ

Những người đã được chẩn đoán mắc u nang buồng trứng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về vấn đề thăm khám và uống thuốc. Thuốc được kê đơn cần uống đúng giờ, đúng liều để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Đồng thời, chị em tuyệt đối không được quên lịch khám định kỳ. Ngoài ra, những lưu ý trong khi điều trị cũng cần tuyệt đối tuân thủ.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đầy đủ giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh từ bên trong, ổn định nội tiết tố, giảm thiểu nguy cơ biến chứng bệnh u nang buồng trứng nguy hiểm.

Người mắc u nang buồng trứng nên ăn các loại rau củ, thịt trắng, ngũ cốc, sữa tươi,… giúp hạn chế sự tăng sinh của tế bào u nang, giảm kích thước và số lượng khối u hình thành.

  • Vận động nhẹ nhàng

Những khối u sinh ra trong buồng trứng có thể ở trong trạng thái tự do linh động và bị xoắn vào nhau lúc cơ thể vận động mạnh, thay đổi tư thế. Khi đã nhận thức được cơ thể mắc u nang, người bệnh cần chủ động hơn trong việc vận động hằng ngày.

Vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng
Vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng
  • Sử dụng bài thuốc dân gian, thực phẩm chức năng

Dân gian truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc có khả năng tiêu viêm, giảm u, teo nhỏ khối u có thể sử dụng tại nhà rất an toàn. Một số nguyên liệu dân gian như lá kinh giới, hạt tía tô, nghệ, mật ong, giấm táo,… có thể được sử dụng như một bài thuốc vô cùng hiệu quả. Đây là những nguyên liệu dễ kiếm, lành tính, không gây tác dụng phụ nên được nhiều người tin tưởng sử dụng.

  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

Khám sức khỏe phụ khoa giúp theo dõi sự phát triển và tình trạng của khối u trong buồng trứng. Thông thường, thời gian khám định kỳ phụ khoa là từ 3 – 6 tháng. Đây là khoảng thời gian thích hợp để kiểm tra tình trạng khối u sau một thời gian điều trị. Nếu có dấu hiệu bệnh xoắn u nang cần kịp thời xử lý ngay.

Phòng ngừa xoắn u nang từ đầu giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng xấu đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài việc thăm khám định kỳ để theo dõi và điều trị, bệnh nhân cũng nên để ý nhiều hơn đến chế độ sinh hoạt để cải thiện và phòng ngừa u nang buồng trứng xoắn.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *