Trẻ Bị Táo Bón Đi Ngoài Ra Máu Cần Làm Gì?

Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Tham khảo một số thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ táo bón và đi ngoài ra máu để có biện pháp xử lý phù hợp.

trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu
Tìm hiểu các thông tin cần biết khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Tại sao trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu?

Táo bón ở trẻ em rất phổ biến, xảy ra khi trẻ đi ngoài không thường xuyên hoặc đi ngoài phân khô, cứng. Nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến chế độ ăn uống, thay đổi thói quen đi đại tiện hoặc một số bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Trẻ táo bón đi ngoài ra máu có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng, tuy nhiên đôi khi tình trạng này đôi khi tương đối phổ biến và không cần điều trị y tế. Cụ thể, các nguyên nhân có thể gây táo bón và đi ngoài ra máu ở trẻ em bao gồm:

1. Nứt hậu môn

Các vết nứt hậu môn là nguyên nhân chính, chiếm khoảng 90% các trường hợp xuất hiện vết máu trong phân của trẻ mới biết đi.

Nứt hậu môn là việc xuất hiện một vết rách nhỏ ở hậu môn. Tình trạng này liên quan đến tình trạng phân khi cứng hoặc rặn mạnh khi đi đại tiện. Điều này có thể làm rách niêm mạc hậu môn, dẫn đến chảy máu.

Bên cạnh đó, nứt hậu môn cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.

Nếu trẻ bị nứt hậu môn, cha mẹ có thể nhận thấy các vệt máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh khi lâu. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị đau và ngứa ở hậu môn sau khi đi đại tiện.

2. Áp xe và lỗ rò hậu môn

Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ bị táo bón thường dễ dẫn đến áp xe hoặc lỗ rò hậu môn. Áp xe dẫn đến một lỗ khoảng ở hậu môn do nhiễm trùng, thường do vi khuẩn gây ra và có thể dẫn đến tích tụ mủ.

Áp xe và lỗ rò ở hậu môn có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu kèm với táo bón. Bên cạnh đó, trẻ có thể khó chịu, đau đớn, sưng tấy hoặc tiết dịch ở xung quanh hậu môn.

trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là bệnh gì
Áp xe và lỗ rò hậu môn có thể gây đau đớn và táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ

3. Polyp đường ruột

Polyp đường ruột là một vấn đề thường gặp ở người lớn và cả trẻ em. Polyp ruột kết thường phổ biến ở trẻ dưới từ 2 – 6 tuổi hoặc dưới 10 tuổi. Tình trạng này có thể khiến trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu, đau bụng hoặc có các chất nhầy trong phân.

Polyp có thể là lành tính hoặc ác tính và có thể biến chứng thành ung thư. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc khi trẻ có dấu hiệu polyp đường ruột, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu cần làm gì?

Các biện pháp điều trị và xử lý khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của trẻ. Hấu hết các trường hợp tình trạng này có thể cải thiện tại nhà, tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa bác sĩ đến bệnh viện.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Để cải thiện tình trạng táo bón, cha mẹ nên tăng lượng chất xơ và chất lỏng vào chế độ ăn uống. Điều này có thể làm mềm phân và giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu
Tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, nước ép có chứa sorbitol (mận khô, xoài, lê), các loại rau (bông cải xanh, đậu Hà Lan), các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ táo bón, chẳng hạn như thực phẩm béo ít chất xơ, thức ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, trẻ em bị táo  bón không nên tiêu thụ nhiều hơn 450 ml sữa mỗi ngày.

2. Giữ hậu môn sạch sẽ

Làm sạch khu vực hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện có thể giữ hậu môn khỏi nhiễm trùng nếu trẻ bị nứt hậu môn. Nhẹ nhàng rửa sạch và lau khô hậu môn sau mỗi lần đại tiện.

3. Tăng cường tập thể dục

Trẻ em mới biết đi có thể cần vận động ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày để tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ quá trình đi đại tiện và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Bên cạnh đó thường xuyên vận động có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và đảm bảo sự phát triển bình thường của bé.

4. Cải thiện thói quen đi đại tiện

Khuyến khích và hướng dẫn trẻ đi đại tiện vào những thời điểm nhất định trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn xong hoặc bất cứ lúc nào trẻ cảm thấy cần đi đại tiện. Hãy để trẻ ngồi ít nhất trong 10 phút mỗi lần để tạo thói quen đại tiện.

Làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu
Hướng dẫn trẻ cách đi đại tiện để tránh các triệu chứng táo bón

Đặt một chiếc ghế thấp ở dưới chân trẻ khi ngồi trên bồn cầu, điều này có thể hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể khen trẻ hoặc thường cho trẻ khi trẻ đi vệ sinh đúng cách để tạo thói quen đi đại tiện.

5. Sử dụng kem bôi trơn hậu môn

Có một số loại kem bôi trơn hậu môn có thể hỗ trợ chữa lành vết nứt hậu môn và ngăn ngừa tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Cha mẹ có thể tham khảo các loại dầu khoáng gốc nước hoặc kẽm oxit kẽm dành cho bé để tránh các kích ứng và cải thiện cơn đau khi đi đại tiện.

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các sản phẩm phù hợp và an toàn khi sử dụng cho bé.

6. Sử dụng chất kháng khuẩn tại chỗ

Các chất kháng khuẩn, chống ký sinh trùng tại chỗ được sử dụng để điều trị nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng ở hậu môn. Thuốc có thể được chỉ định nếu trẻ bị áp xe hậu môn hoặc rò hậu môn do vi khuẩn.

Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

7. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Trong các trường hợp trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu nghiêm trọng, gây tắc nghẽn trực tràng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng để cải thiện các triệu chứng.

trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu phải làm sao
Sử dụng thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn

Các loại thuốc nhuận tràng và thuốc xổ được kê đơn cho trẻ em thường bào gốm polyethylene glycol hoặc dầu khoáng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc tác dụng mạnh hơn hoặc nhập viện để làm sạch ruột.

Các biện pháp phòng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ

Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể lưu ý một số vấn đề như:

phòng ngừa táo bón
Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh ngay khi cần thiết có thể cải thiện tình trạng táo bón
  • Tăng cường lượng chất xơ: Chế độ ăn uống giàu chất xơ là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa táo bón. Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mỳ. Để trẻ làm quen với chất xơ, cha mẹ có thể bổ sung chất xơ từ từ để tránh đầy hơi và chướng bụng.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước có thể cải thiện và ngăn ngừa táo bón.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Các hoạt động thể chất, vận động thường xuyên có thể kích thích chức năng ruột và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
  • Nhắc nhở trẻ đi đại tiện ngay khi cần thiết: Một số trẻ có thể mải chơi và bỏ qua nhu động ruột, điều này có thể dẫn đến táo bón. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở trẻ đi đại tiện khi cần thiết.
  • Tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày: Dành thời gian mỗi ngày sau bữa ăn để hướng dẫn trẻ cách đi đại tiện.

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau. Truy nhiên, đến bệnh viện ngay nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đi ngoài phân đen hoặc hắc ín
  • Tiêu chảy ra máu
  • Đau bụng
  • Nước tiểu đậm như màu trà hoặc có màu hồng

Ngoài ra, gọi cấp cứu nếu trẻ ngất xỉu, choáng váng hoặc không phản ứng với các hoạt động, âm thanh xung quanh.

Tham khảo thêm: 10+ cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh – Hiệu quả, an toàn

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *