Cách Giúp Trẻ Đi Ngoài Khi Bị Táo Bón Không Tự Đi Được

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón có thể không đi đại tiện trong suốt một tuần. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ thống tiêu hóa của trẻ. Do đó, cha mẹ có thể tìm hiểu một số cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón
Tìm hiểu cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón để hỗ trợ trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn

Dấu hiệu táo bón ở trẻ

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn có thể đi đại tiện mỗi ngày. Sữa mẹ rất bổ dưỡng và các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ hoàn toàn. Do đó, những trẻ bú sữa mẹ gần như không bị táo bón. Những trẻ bú sữa công thức có thể đi đại tiện 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc đi đại tiện vài ngày một lần.

Bên cạnh đó, đối với trẻ ăn dặm và những trẻ lớn hơn, táo bón có thể liên quan đến chế độ ăn uống, các loại thực phẩm và chất lỏng bổ sung.

Tuy nhiên nhu cầu đi đại tiện khác nhau ở mỗi trẻ và phụ thuộc vào loại sữa bé tiêu thụ hoặc các loại thức ăn rắn được thêm vào chế độ ăn uống.

Mặc dù táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi trẻ xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Đi đại tiện không thường xuyên: Số lần đại tiện của trẻ phụ thuộc vào các loại sữa và chế độ ăn uống của trẻ. Nếu trẻ không đi đại tiện trong vài ngày liên tục, điều này có thể là dấu hiệu táo bón.
  • Căng thẳng khi đi đại tiện: Nếu trẻ có dấu hiệu căng thẳng, rặn khi đi đại tiện, trẻ có thể bị táo bón. Bên cạnh đó, phân của trẻ thường rất cứng, giống như đất sét và rất khô. Trẻ cũng có thể quấy khóc khi đi đại tiện.
  • Có máu trong phân: Nếu bạn thấy các vệt máu đỏ trong phân của trẻ, điều này có thể là dấu hiệu rặn mạnh khi đi đại tiện. Rặn khi đi đại tiện có thể làm rách thành hậu môn và gây chảy máu.
  • Bụng cứng: Cứng bụng, đầy hơi và áp lực có thể là dấu hiệu táo bón ở trẻ.
  • Từ chối ăn: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu, không muốn ăn hoặc ăn một lượng thức ăn rất nhỏ khi đi đại tiện.

Trẻ bị táo bón có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu các cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón an toàn, hiệu quả

Nếu trẻ có dấu hiệu bị táo bón, cha mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị, giúp trẻ đi ngoài như sau:

1. Tăng cường vận động cho trẻ

Vận động thường xuyên là cách tốt nhất để điều trị táo bón tại nhà hiệu quả và an toàn. Đối với người lớn, tập thể dục và vận động có thể kích thích nhu động ruột, cải thiện các triệu chứng táo bón và tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

trẻ bị táo bón lâu ngày
Tăng cường vận động cho trẻ có thể hỗ trợ cải thiện chứng táo bón

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh chưa biết đi, thậm chí là chưa biết bò, việc vận động có thể khó khăn. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên thường xuyên giúp trẻ tập thể dục để giảm táo bón và ngăn ngừa các bệnh lý đường ruột.

Để giúp trẻ vận động, cha mẹ có thể nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ khi trẻ nằm ngửa, tương tự như động tác đi xe đạp. Điều này có thể kích thích nhu động ruột, tăng cường các cơ vùng chậu và giúp trẻ đi ngoài hiệu quả hơn.

2. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cho trẻ có thể làm giãn cơ bụng và giúp trẻ hết căng thẳng. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng có thể cải thiện tình trạng khó chịu, đau đớn liên quan đến táo bón.

3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng cụ thể của trẻ.

trẻ không đi ngoài được phải làm sao
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và loại sữa trẻ sử dụng có thể cải thiện các triệu chứng

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, một phụ nữ có thể loại bỏ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, khỏi chế độ ăn uống để ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Có thể cần một vài tuần để xác định các loại thực phẩm gây táo bón cho trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón trong tương lai. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung nhiều chất xơ, rau tươi và trái cây giàu vitamin để hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa của trẻ.

Đối với trẻ bú sữa công thức, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể nên cân nhắc thay đổi loại sữa. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng về các loại sữa công thức nhẹ nhàng, phù hợp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Đối với trẻ em ăn dặm và trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cần thiết để tránh táo bón. Nhiều loại trái cây và rau quả có thể kích thích nhu động ruột và có hàm lượng chất xơ cao. Cụ thể, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm như:

  • Táo đã gọt vỏ
  • Bông cải xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch, bánh mì hoặc mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt
  • Đào, mận, lê

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì cho bú thì tốt?

4. Bổ sung nước

Trẻ sơ sinh thường không cần bổ sung nước và không cần tăng cường bất cứ chất lỏng nào ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, trẻ táo bón có thể cần được bổ sung một lượng chất lỏng nhỏ để cải thiện các triệu chứng.

Đôi khi các bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị cha mẹ thỉnh thoảng cho trẻ sử dụng một lượng nước nhỏ hoặc nước ép hoa quả vào chế độ ăn uống khi trẻ được 2 – 4 tháng tuổi và đang bị táo bón.

5. Tăng cường nước ép hoa quả

Sau khi trẻ được 2 – 4 tháng tuổi, trẻ có thể uống một lượng nhỏ nước ép trái cây, chẳng hạn như nước ép táo hoặc nước ép mận nguyên chất 100%. Nước ép này có thể điều trị táo bón và tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Các chuyên gia có thể bắt đầu với khoảng 30 – 50 ml mỗi lần. Thông thường, lượng đường tự nhiên có trong loại trái cây có thể tăng cường trọng lượng phân, giúp phân mềm và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc không nên cho trẻ uống nước trái cây khi trẻ dưới 6 tháng mà không trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

6. Xoa bóp chữa táo bón ở trẻ

Xoa bóp trị táo bón có thể áp dụng ở người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để giảm táo bón, cha mẹ có thể tham khảo các cách sau:

chữa táo bón cho trẻ
Massage, xoa bóp có thể hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ
  • Sử dụng đầu ngón tay tạo chuyển động tròn trên bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ
  • Di chuyển các ngón tay theo chiều kim đồng hồ
  • Gập đầu gối của trẻ lại để đầu gối là bàn chân trẻ ở gần nhau, sau đó nhẹ nhàng đẩy chân về phía bụng.
  • Sử dụng cạnh ngón tay vuốt ve từ khung xương sườn qua rốn

Thực hiện xoa bóp nhiều lần trong ngày, tuy nhiên không nên thực hiện quá thường xuyên để tránh ma sát và các tác dụng phụ không mong muốn khác.

7. Đo nhiệt độ ở trực tràng

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể đa nhiệt độ ở trực tràng bằng nhiệt kế sạch, được bôi trơn để giúp trẻ đi đại tiện. Tuy nhiên phương pháp này không nên được sử dụng thường xuyên, để tránh gây tổn thương trực tràng, hậu môn và khiến các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, thường xuyên đo nhiệt độ trực tràng có thể khiến bé không thể tự đi đại tiện khi không được trợ giúp. Trước khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể.

Các loại thuốc nhuận tràng cho trẻ bị táo bón

Trong trường hợp trẻ bị táo bón nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các cách hỗ trợ đi ngoài thông thường, cha mẹ có thể cần nhắc cho trẻ sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc các biện pháp y tế khác.

Có nhiều cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

1. Thuốc đạn đặt hậu môn

Các loại thuốc đạn trị táo bón được chỉ định khi trẻ có dấu hiệu rách hậu môn (có màu tươi trong phân) sau khi đi đại tiện.

Một số loại thuốc đặt có thể không cần kê đơn và được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với trẻ trên 2 tuổi. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

thuốc táo bón cho trẻ
Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ em và trẻ nhỏ

2. Thuốc nhuận tràng

Một số loại thuốc nhuận tràng không kê đơn có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi. Các loại thuốc này có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Trao đổi với bác sĩ nếu cần sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Táo bón ở trẻ nhỏ khi nào cần đến bệnh viện?

Đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ nhi khoa nếu trẻ không đi đại tiện sau 2 – 3 ngày và có các dấu hiệu sau:

  • Có máu trong phân
  • Bé nổi giận, hay quấy khóc
  • Bé có dấu hiệu đau bụng
  • Táo bón không được cải thiện sau khi áp dụng các cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón tại nhà

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây khó chịu và đau đớn, nhưng thường không nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp xử lý y tế.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *