Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Không chỉ riêng người lớn, táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ em. Tình trạng này chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước, hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Táo bón ở trẻ em có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu chủ quan trong quá trình chữa bệnh cho trẻ, táo bón sẽ phát triển gây nhiều khó khăn cho quá trình chữa trị sau này. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Táo bón ở trẻ em chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước, hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, chế độ ăn uống thiếu chất xơ

Thế nào là táo bón ở trẻ em?

Táo bón ở trẻ em được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tuy nhiên phụ huynh có thể xác định tình trạng này khi nhận thấy trẻ mắc phải những vấn đề sau:

  • Trẻ khó đi đại tiện, phải rặn nhiều
  • Số lần đi đại tiện nhỏ hơn 3 lần/ tuần
  • Có cảm giác đau hậu môn trong thời gian đi đại tiện. Trong trường hợp bị nứt kẽ hậu môn do rặn khi đi đại tiện, một lượng máu nhỏ sẽ xuất hiện quanh phân
  • Phân rắn khô, thường có dấu hiệu lổn nhổn
  • Khi bị táo bón trẻ có thể mắc thêm một số triệu chứng khó chịu khác, gồm: Chướng bụng, đau bụng, chán ăn, suy dinh dưỡng, thay đổi hành vi, cơ thể mệt mỏi, tính tình cáu gắt.
  • Ở những trẻ bị táo bón ở mức độ nặng, cục phân thường to, khô và rắn đọng trong trực tràng. Điều này có thể khiến trẻ có cảm giác đau đớn và hình thành biểu hiện són phân giả hiệu: Thỉnh thoảng xuất hiện một lượng nhỏ phân lỏng thoát qua hậu môn và khiến quần lót bị bẩn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm và mức độ nghiêm trọng, các nguyên nhân được chia thành hai nhóm chính. Bao gồm: Nguyên nhân chức năng và nguyên nhân thực thể.

1. Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân thực thể làm phát sinh bệnh táo bón ở trẻ em bao gồm bệnh thần kinh cơ ổ bụng, bệnh thần kinh ở ruột, những vấn đề về cường giáp…

  • Trẻ nhỏ mắc bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp xảy ra ở trẻ nhỏ khiến các hoạt động của cơ ruột bị ảnh hưởng và suy giảm, đồng thời làm phát sinh nhiều triệu chứng khác. Cụ thể như cơ thể mệt mỏi, gầy sút, sợ nóng, khát và ăn nhiều, gầy sút cân, vã mồ hôi, đánh trống ngực, thở mệt, tim đập nhanh, hơi giảm huyết áp tâm thu, run ngón tay, run chi, yếu cơ…
  • Bệnh đái tháo đường: Tình trạng táo bón có thể xuất hiện khi trẻ nhỏ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Những trẻ mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh thường gầy và nhẹ cân hơn so với bình thường. Ngoài ra trẻ cũng có nguy cơ bị ói mửa, khó đi đại tiện, phân có kích thước nhỏ. Để điều trị bệnh phì đại tràng bẩm sinh, trẻ cần phải tiến hành mổ càng sớm càng tốt. Nếu chậm trễ hoặc không điều trị, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điển hình như sốc nhiễm trùng, phình đại tràng nhiễm độc, có thể bị thủng ruột.
  • Những bệnh lý liên quan đến thần kinh: Những bệnh lý liên quan đến thần kinh cũng được xác định là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón hình thành và phát triển ở trẻ em. Táo bón có thể nhanh chóng phát triển và chuyển sang giai đoạn nặng bởi bệnh bại não, những vấn đề về cột sống, tâm thần chậm phát triển. Những trẻ bị rối loạn thường vận động khó khăn hoặc xảy ra những vấn đề khó chịu như cử động ruột bất thường, thiếu hoặc hoàn toàn không có sự phối hợp trong vận động ruột.
Trẻ nhỏ mắc bệnh cường giáp
Trẻ nhỏ mắc bệnh cường giáp khiến các hoạt động của cơ ruột bị ảnh hưởng và suy giảm dẫn đến táo bón

2. Nguyên nhân chức năng

Trẻ có thể bị táo bón do các nguyên nhân chức năng sau:

  • Nhịn đi ngoài: Việc trẻ thường xuyên nhịn hoặc không chịu đi ngoài chính là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh bệnh táo bón ở trẻ em. Phân càng ở lâu trong ruột và có kích thước to ra khi trẻ càng nhịn đi đại tiện. Điều này khiến phân khô cứng và to, trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc đi ngoài. Cuối cùng làm phát sinh bệnh táo bón mạn tính.
  • Đột ngột ăn thức ăn đặc  hoặc cai sữa mẹ: Việc đột ngột ăn thức ăn đặc sẽ khiến trẻ bị táo bón, đặc biệt là trẻ sơ sinh và những trẻ lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị táo bón khi cai sữa mẹ. Nguyên nhân là do nguồn cung cấp nước của trẻ bị mất đi từ việc cai sữa mẹ.
  • Protein: Trong sữa công thức, các thành phần protein không giống nhau có thể kích thích, làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Việc sử dụng sữa công thức với lượng nhiều ở trẻ sơ sinh khiến trẻ bị táo bón sẽ có phân cứng và xanh.
  • Cơ thể bị mất nước và thiếu nước: Tình trạng táo bón cũng thường xảy ra ở những trẻ có cơ thể bị thiếu nước và mất nước. Trong thời gian này, theo cơ chế tự nhiên cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ đồ uống, thức ăn hoặc từ bất cứ đâu trong cơ thể, thậm chí là phân. Điều này khiến phân trở nên khô cứng và rắn, không thể hoặc khó đẩy ra bên ngoài.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân thường gặp làm phát sinh bệnh táo bón ở cả người lớn và trẻ em. Bởi hàm lượng chất xơ được tìm thấy trong các loại trái cây, rau củ quả có khả năng làm mềm phân, tăng thể tích cho phân và giúp đẩy phân ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Khi bị táo bón, phụ huynh sẽ nhận thấy trẻ thường có biểu hiện biếng ăn, ăn không ngon miệng. Điều này xảy ra lâu ngày khiến khoáng chất, vitamin cùng những thành phần dinh dưỡng khác có trong các loại thực phẩm, rau xanh, trái cây không được hấp thu. Điều này khiến cơ thể suy yếu, mất cân bằng về sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất. Từ đó khiến trẻ bị thấp còi, mệt mỏi, tiêu hóa kém, lờ mờ, nhẹ cân.

Đối với những trường hợp bị táo bón nặng, trẻ thường nhận thấy vùng hậu môn có biểu hiện đau ngứa khó chịu, thậm chí có lẫn một ít máu tươi trong phân. Triệu chứng này xuất hiện là do phân khô cứng có kích thước to khi được đẩy ra ngoài sẽ cọ xát với hậu môn tạo tổn thương và hình thành nhiều vết nứt kèm máu trên da xung quanh hậu môn.

Ở một số trường hợp nguy hiểm các vết nứt kèm máu trên da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm tạo thành những ổ áp xe hoặc ổ viêm.

Tình trạng táo bón nặng có thể gây nên những vấn đề hoặc rối loạn về tiêu hóa như các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đại tràng, ruột, đường tiêu hóa, ví dụ như kém hấp thu, bệnh đại tràng…

Đặc biệt khi trẻ nhỏ khó chịu, căng thẳng hoặc cố rặn vì không thể đẩy phân ra ngoài được sẽ gây ra bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ nội hoặc bệnh trĩ hỗn hợp. Khi mắc phải một trong những bệnh lý này, trẻ thường cảm thấy ngứa và đau ở vùng hậu môn, thậm chí gây chảy máu.

Biểu hiện biếng ăn, ăn không ngon miệng
Biểu hiện biếng ăn, ăn không ngon miệng thường xảy ra khi trẻ bị táo bón

Bệnh táo bón ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh táo bón ở trẻ nhỏ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám lâm sàng và yêu cầu trẻ thực hiện những xét nghiệm cần thiết dưới đây:

  • Chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang
  • Chụp X- quang ổ bụng
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng
  • Sinh thiết trực tràng
  • Chụp ảnh lưu thông đường tiểu
  • Thử máu: Tiến hành định lượng nội tiết tố tuyến giáp khi bệnh nhi bị nghi ngờ bị suy giáp.

Phương pháp điều trị bệnh táo bón ở trẻ em

Thông thường để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ em, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các phương pháp điều trị sau:

1. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu chất xơ cải thiện chứng táo bón ở trẻ

Trong chế độ dinh dưỡng đối với trẻ em bị táo bón nặng, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước. Đặc biệt bạn nên cho trẻ tăng cường dung nạp chất xơ từ rau, củ và quả, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Việc bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng vận động của ruột, giúp phân mềm và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển ra ngoài. Thực tế cho thấy có đến 77% trường hợp mắc bệnh táo bón mãn tính cải thiện tốt sức khỏe bằng việc dung nạp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý không nên cho trẻ tiêu thụ quá nhiều chất xơ với mục đích khắc phục bệnh táo bón. Bởi việc dung nạp quá nhiều thành phần dinh dưỡng này có thể gây phản tác dụng, tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra bạn cần lưu ý chất xơ có khả năng làm tăng tần suất đi đại tiện ở trẻ nhưng không giúp các triệu chứng khác liên quan đến tình trạng táo bón thuyên giảm. Điển hình như chướng bụng, phân quá rắn, đầy hơi, đau bụng…

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu chất xơ
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu chất xơ cải thiện chứng táo bón ở trẻ và các biểu hiện liên quan

Phụ huynh có thể thêm vào chế độ ăn uống của trẻ những loại thực phẩm giàu chất xơ dưới đây để giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón:

  • Chuối
  • Cam
  • Rau chân vịt
  • Trái bơ
  • Trái lê
  • Yến mạch
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Quả táo
  • Bí đỏ
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Các loại đậu, các loại hạt
  • Gạo lứt
  • Đậu bắp
  • Khoai lang
  • Bông cải trắng
  • Quả mâm xôi
  • Dâu tây, hạnh nhân, óc chó…

Bên cạnh những loại thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe, bạn cần tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm dưới đây để phòng ngừa bệnh táo bón tiến triển theo hướng xấu:

  • Thực phẩm cay nóng
  • Thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Ngũ cốc chế biến.

2. Uống nhiều nước hỗ trợ trị táo bón ở trẻ em

Cơ thể mất nước là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Chính vì thế để giúp trẻ phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, bạn cần tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể cho trẻ uống nước khoáng có gas với một lượng vừa đủ.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, nước khoáng có gas mang đến kết quả điều trị bệnh táo bón cao hơn nước lọc. Cụ thể, loại thức uống này có khả năng điều trị bệnh táo bón, hội chứng ruột kích thích và táo bón vô căn mạn tính.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên cho trẻ uống nước ngọt có gas. Nguyên nhân là do loại thức uống này vừa không tốt cho sức khỏe vừa có khả năng làm nặng hơn tình trạng táo bón.

Uống nhiều nước hỗ trợ trị táo bón ở trẻ em
Uống nhiều nước hỗ trợ trị táo bón ở trẻ em

3. Cho trẻ bị táo bón bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa và có khả năng hỗ trợ tốt quá trình khắc phục bệnh táo bón. Nếu sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ gặp vấn đề về đi tiêu, bạn có thể giúp trẻ kiểm soát bệnh lý bằng cách cho trẻ bổ sung lợi khuẩn có trong thuốc hoặc các loại thực phẩm. Điển hình như men vi sinh, sữa chua, kẹo dẻo lợi khuẩn, Enterogermina…

4. Điều trị bệnh táo bón ở trẻ nhỏ bằng mận khô

Mận và nước ép mận được xác định là có khả năng điều trị bệnh táo bón cho cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân là do trong loại thực phẩm này chứa một lượng lớn chất xơ cùng sorbitol – một chất nhuận tràng tự nhiên. Vì thế việc bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp trẻ bị táo bón cải thiện tình trạng, nhuận tràng, phân mềm và dễ di chuyển ra ngoài hơn.

Đối với những trẻ bị táo bón, phụ huynh có thể cho trẻ ăn mận khô. Đây chính là một giải pháp tự nhiên vừa an toàn, vừa giúp trẻ cải thiện sức khỏe và tình trạng táo bón hiệu quả.

Để điều trị bệnh táo bón ở trẻ em bằng mận khô, bạn có thể cho trẻ ăn 50 gram mận (khoảng 7 trái) chia thành 2 lần mỗi ngày.

Điều trị bệnh táo bón ở trẻ nhỏ bằng mận khô 
Điều trị bệnh táo bón ở trẻ nhỏ bằng mận khô

5. Cố gắng cho trẻ hạn chế sử dụng những sản phẩm được chế biến từ sữa

Trong nhiều trường hợp, việc cơ thể không dung nạp đường lactose có thể khiến trẻ mắc chứng táo bón. Nguyên nhân trẻ không dung nạp đủ chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình vận động của ruột.

Nếu có nghi ngờ trẻ bị táo bón do không dung nạp đường lactose, bạn cần tạm thời cho trẻ ngưng uống sữa và sử dụng những sản phẩm từ sữa trong vài ngày, sau đó đánh giá triệu chứng táo bón của trẻ có thuyên giảm hay không.

Dù không được bổ sung sữa và sử dụng những sản phẩm được chế biến từ sữa nhưng bạn cần đảm bảo cơ thể của trẻ đã được bổ sung hàm lượng canxi cần thiết từ những loại thực phẩm khác. Cụ thể:

  • Cá mòi
  • Cải xoăn
  • Những loại rau có lá màu xanh sẫm
  • Đậu phụ
  • Ngũ cốc dinh dưỡng
  • Đậu trắng
  • Nước cam tăng lực
  • Hạnh nhân
  • Đậu bắp…

6. Giúp trẻ tăng cường vận động cải thiện tình trạng táo bón

Bên cạnh việc cho trẻ uống đủ nước và cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bạn cần cho trẻ tăng cường vận động để cải thiện tình trạng táo bón. Bởi việc thường xuyên di chuyển, vận động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày sẽ kích thích sự chuyển động của ruột. Đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu do tình trạng táo bón gây ra. Điển hình như đau, khó chịu bụng, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu…

Giúp trẻ tăng cường vận động 
Giúp trẻ tăng cường vận động để kích thích sự chuyển động của ruột, cải thiện tình trạng táo bón

7. Thiết lập giờ đi vệ sinh giúp phòng ngừa và trị bệnh táo bón ở trẻ em

Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần được thiết lập giờ giấc đi vệ sinh để phòng ngừa và trị bệnh táo bón, đặc biệt là mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, khi trẻ muốn đi hoặc sau bữa ăn.

Khi cho trẻ đi đại tiện, bạn cần cho trẻ ngồi khoảng 10 phút/ lần. Ở những lần đầu tiên, bạn có thể cho trẻ ngồi đại tiện 15 phút hoặc sớm hơn nếu trẻ đã đi ngoài xong, mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng thiết lập thói quen đi đại tiện.

Khi trẻ đi đại tiện, bạn cần đặt dưới chân trẻ một chiếc ghế đẩu nhỏ. Chiếc ghế này sẽ giúp tạo cho trẻ một tư thế phù hợp, phân có thể dễ dàng đi ra hơn. Ngoài ra bạn nên nhắc trẻ đến giờ đi vệ sinh thay vì hỏi trẻ có khó chịu hay có muốn đi vệ sinh hay không.

8. Massage bụng cho bé giảm triệu chứng táo bón

Để làm giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón, phụ huynh có thể tiến hành massage bụng cho trẻ với những bước cơ bản như sau:

  • Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau để làm ấm bàn tay của bạn
  • Nhỏ vài giọt dầu vào lòng bàn tay, sau đó tiến hành massage toàn thân cho trẻ, chú ý nên massage một cách nhẹ nhàng
  • Nhẹ nhàng đặt bé nằm ngửa
  • Sử dụng các đầu ngón tay của bạn ấn lên bụng của bé một cách nhẹ nhàng và từ từ sao cho tạo thành hình chữ U ngược
  • Từ phía dưới bên trái nhẹ nhàng bắt đầu di chuyển lên trên, tiếp tục kéo ngang qua trên rốn, cuối cùng nhẹ nhàng di chuyển xuống dưới
  • Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần, thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày.
Massage bụng cho bé giảm triệu chứng táo bón
Massage bụng cho bé giảm triệu chứng táo bón

8. Sử dụng thuốc làm mềm phân khắc phục táo bón ở trẻ nhỏ

Duphalac và một số loại thuốc làm mềm phân khác thường được bác sĩ chỉ định khi trẻ bị táo bón nặng và những biện pháp nêu trên không thể giúp trẻ khắc phục tình trạng. Loại thuốc này được đánh giá là an toàn và không gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên cho trẻ sử dụng đúng thuốc và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị từ việc điều trị táo bón bằng thuốc làm mềm phân, bạn không nên cho trẻ ngưng sử dụng thuốc quá sớm hoặc cho trẻ sử dụng thuốc nhưng không đủ liều dùng.

Táo bón ở trẻ em – Khi nào cần khám bác sĩ?

Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện và nhờ đến sự chăm sóc y tế khi nhận thấy trẻ bị táo bón kèm theo những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Có cảm giác đau nghiêm trọng tại vùng hậu môn khi đi đại tiện
  • Có biểu hiện nứt kẽ hậu môn, máu dính lên phân
  • Bị trĩ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Sụt cân
  • Sợ lạnh
  • Sốt
  • Đi tiêu ra máu.
Cần nhờ đến sự chăm sóc y tế khi nhận thấy trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu
Cần nhờ đến sự chăm sóc y tế khi nhận thấy trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn, mệt mỏi, sốt…

Táo bón ở trẻ em xảy ra phổ biến nhưng thường không gây nguy hiểm nếu sớm thăm khám, xác định đúng triệu chứng, nguyên nhân và tiến hành điều trị. Chính vì thế khi nhận thấy trẻ bị táo bón, bạn cần giúp trẻ sớm điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và thói quen đi đại tiện để cải thiện tình trạng.

Riêng đối với những trường hợp nặng, đi tiêu ra máu, có dấu hiệu nứt kẽ hậu môn hoặc không đi ngoài được trong nhiều ngày, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra và điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn.

Bài viết liên quan:

5/5 - (15 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *