Táo bón đi ngoài ra máu – Chữa nhanh kẻo thành trĩ
Nội dung bài viết
Táo bón là một triệu chứng ruột phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, táo bón đi ngoài ra máu có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng hơn về các bệnh lý ở trực tràng hoặc hậu môn. Do đó người bệnh cần có biện pháp xử lý và chăm sóc phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Táo bón đi ngoài ra máu là gì?
Táo bón là tình trạng đường tiêu hóa phổ biến, có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Táo bón cấp tính thường chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần và được cải thiện mà không dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Trong khi đó, táo bón mãn tính có thể tồn tại trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ và dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
Táo bón đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu tổn thương ở trực tràng hoặc hậu môn. Máu có thể phát sinh từ bất cứ vị trí nào bên trong hệ thống tiêu hóa và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chảy máu với số lượng lớn có thể làm thay đổi màu sắc phân hoặc khiến máu chảy thành giọt khi đi đại tiện.
Hầu hết các tình trạng đi ngoài ra máu là dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa trên (bao gồm họng, thực quản, dạ dày và tá tràng). Điều này có thể khiến phân có màu đen hoặc màu hắc ín. Bên cạnh đó, chảy máu ở hệ thống tiêu hóa dưới, máu có thể có màu đỏ tươi. Chảy máu đường tiêu hóa dưới thường là dấu hiệu của các bệnh lý về hậu môn hoặc trực tràng, chẳng hạn như bệnh trĩ.
Đôi khi, táo bón đi ngoài ra máu có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Táo bón đi ngoài ra máu là bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng táo bón đi ngoài ra máu. Hầu hết các tình trạng này đều liên quan đến hậu môn và trực tràng. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một tình trạng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân táo bón. Bệnh trĩ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân như căng thẳng khi đi đại tiện, ngồi trên bồn cầu trong một thời gian dài, phân khô cứng hoặc các chấn thương trực tràng. Các yếu tố gây bệnh này thường là các biểu hiện đặc trưng của bệnh táo bón.
Ở bệnh trĩ, các tĩnh mạch ở trực tràng bị sưng, viêm và dẫn đến chảy máu. Tình trạng chảy máu thường có xu hướng xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện. Do đó, táo bón đi ngoài ra máu có thể là một trong các dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh trĩ có thể dẫn đến chảy máu với số lượng lớn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu, máu chảy thành giọt hoặc có máu dính trên phân.
Bệnh trĩ là một bệnh lý phức tạp và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bị táo bón, đặc biệt là táo bón mãn tính, đi ngoài ra máu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý phù hợp.
2. Rò hậu môn
Rò hậu môn là một biến chứng phổ biến khác của bệnh táo bón và có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Rò hậu môn dẫn đến các vết rách ở niêm mạc hậu môn và gây chảy máu khi đi đại tiện. Phân khô cứng, to hoặc gây căng tức hậu môn khi đi đại tiện là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
Rò hậu môn có thể gây chảy máu khi đi đại tiện. Thông thường lượng máu không quá nhiều và không thể bao phủ toàn bộ phân. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, máu có thể xuất hiện dưới dạng vệt trên giấy vệ sinh khi lau. Ngoài ra, đau rát, ngứa hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện là một dấu hiệu nhận biết tình trạng rò hậu môn khác.
3. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là một vấn đề sức khỏe đường ruột phổ biến ở người trên 40 tuổi. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng và phát triển dần dần trong nhiều ngày.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi viêm túi thừa bao gồm:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Buồn nôn và nôn mửa
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Đi ngoài ra máu tươi
- Chảy máu từ trực tràng
Viêm túi thừa là một bệnh lý gây khó chịu và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, các biến chứng này có thể dẫn đến nhiều rối loạn sức khỏe lâu dài.
4. Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các rối loạn mãn tính liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Bệnh viêm ruột thường bao gồm:
- Viêm loét đại tràng dẫn đến viêm và lở loét kéo dài ở niêm mạc trong cùng của ruột già (ruột kết) và trực tràng.
- Bệnh Crohn là tình gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa, thường gây lan sâu vào các mô bị bị ảnh hưởng.
Cả bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn thường dẫn đến tiêu chảy dữ dội, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm ruột có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng
Mặc dù không phổ biến, nhưng bệnh viêm ruột có thể xuất hiện với việc thay đổi thói quen đi đại tiện, như táo bón đi ngoài ra máu hoặc chảy máu từ trực tràng. Đôi khi việc lạm dụng thuốc chống tiêu chảy có thể là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở bệnh nhân viêm ruột.
5. Polyp đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng
Polyp trong đại tràng là tình trạng các tế bào phát triển nhô ra khỏi đại tràng. Trong hầu hết các trường hợp, polyp thường lành tính, không gây ung thư, tuy nhiên đôi khi polyp có thể trở nên ác tính và phát triển thành ung thư.
Nhiều polyp đại tràng có thể dẫn đến tắc nghẽn một phần đại tràng và dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, các khối polyp này cũng có thể bị vỡ ra, tạo máu và dẫn đến tình trạng táo bón đi ngoài ra máu.
Ung thư đại trực tràng hay ung thư ruột kết có thể dẫn đến việc thay đổi thói quen đi tiêu, gây táo bón, đau bụng tiêu chảy hoặc chảy máu trực tràng. Đây là một nguyên nhân nghiêm trọng gây táo bón đi ngoài ra máu và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.
Đến bệnh viện nếu người bệnh nghi ngờ mắc bệnh ung thư trực tràng hoặc có tiền sử dụng thư. Ngoài ra, đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Giảm cân không rõ lý do
- Táo bón và chảy máu từ trực tràng
- Khó chịu dai dẳng ở bụng, chẳng hạn như đầy hơi, đau bụng hoặc chuột rút
- Có cảm giác bụng không trống hoàn toàn
- Suy nhược cơ thể hoặc mệt mỏi
Táo bón đi ngoài ra máu điều trị như thế nào?
Táo bón đi ngoài ra máu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể điều này có thể dẫn đến quá trình đại tiện kéo dài, đau đớn và tăng nguy cơ sa búi trĩ hoặc dẫn đến trĩ hỗn hợp, trĩ huyết khối.
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau để cải thiện tình trạng táo bón đi ngoài ra máu như cải thiện tại nhà, sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân hoặc các loại thuốc xổ. Phụ thuộc vào tình trạng của táo bón, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp xử lý như:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống được khuyến khích ở người táo bón để cải thiện các triệu chứng mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn uống cần được thực hiện duy trì mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đại tiện và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh táo bón đi ngoài ra máu như:
- Uống nhiều nước: Người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 2 lít nước mỗi ngày để các cơ quan và hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt nhất. Lượng nước hàng ngày cũng phụ thuộc vào các hoạt động thể chất và điều kiện môi trường sống. Những người thường xuyên vận động thể chất hoặc sống ở môi trường nóng, nên uống nhiều nước hơn để tránh mất nước trong cơ thể.
- Ăn trái cây và rau quả tươi: Rau quả tưởi và trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Chất xơ có thể hỗ trợ quá trình đi đại tiện và giúp phần trở nên mềm hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này có thể tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Ngoài trái cây và rau quả, một số thực phẩm giàu chất xơ khác như ngũ cốc nguyên chất, các loại đậu, măng tây, hành tây,…
- Tránh tiêu thụ rượu và caffeine: Cả hai chất này đều có tác dụng lợi tiểu và lầm mất nước trong cơ thể, góp phần dẫn đến táo bón. Do đó không uống rượu và caffeine, bên cạnh đó uống nhiều nước để tăng lượng chất lỏng trong cơ thể.
2. Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể giúp người bệnh đi đại tiện một cách dễ dàng hàng ngày. Mặc dù thay đổi lối sống không thể chữa táo bón ngay lập tức nhưng có thể ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.
Cụ thể, người bệnh có thể lưu ý một số thói quen như:
- Tập thể dục 5 ngày mỗi tuần: Các bác sĩ khuyến cáo người bị táo bón mãn tính hoặc nghiễm trọng kèm đi ngoài ra máu nên tập thể dục 120 – 150 phút mỗi tuần. Điều này có nghĩa là người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày. Bên cạnh việc cải thiện thói quen đại tiện, tập thể dục có thể tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh viêm khớp.
- Thực các động tác hỗ trợ hệ thống tiêu hóa: Một số bài tập như gập bụng, nâng chân có thể kích thích nhu động ruột và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên người bệnh thoát vị bụng nên tránh thực hiện các bài tập này, trừ khi bác sĩ chỉ định.
- Hạn chế thời gian ngồi: Lối sống ít vận động có thể dẫn đến táo bón kéo dài. Do đó, những người ngồi nhiều hoặc có lối sống ít vận động nên thường xuyên đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa táo bón.
- Tập thói quen đi đại tiện: Việc thiết lập thói quen đi đại tiện thường xuyên tương tự như việc tập thể dục. Người bệnh cần ngồi vào bồn cầu vào một thời điểm nhất định hàng ngày để kích thích nhu động ruột. Các trường hợp táo bón nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải luồn ngón tay vào hậu môn để giãn cơ thắt hậu môn và dẫn đến đại tiện.
- Không trì hoãn nhu động ruột: Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu để tránh táo bón nghiêm trọng.
3. Điều trị tình trạng máu trong phân
Trong trường hợp táo bón đi ngoài ra máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp cầm máu cấp tính.
Thông thường bác sĩ có thể thực hiện nội soi để tiêm hóa chất vào vị trí chảy máu, xử lý bằng dòng điện hoặc tia laser. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ cũng có thể sử dụng băng hoặc kẹp để đóng mạch đang chảy máu. Nếu nội soi không kiểm soát được sự chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chụp động mạch để tiêm thuốc kiểm soát lượng máu chảy.
Bên cạnh việc cầm máu ngay lập tức, người bệnh cần dược điều trị các nguyên nhân để ngăn ngừa chảy máu trở lại. Việc điều trị thường phụ thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng táo bón đi ngoài ra máu.
Táo bón là một tình trạng phổ biến, thường không nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Theo thống kê, chỉ một số ít bệnh nhân bị táo bón đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, táo bón có thể cần được điều trị y tế cụ thể để tránh các rủi ro không mong muốn. Người bệnh nên đến bệnh viện ngay nếu táo bón đi kèm các triệu chứng như:
- Đi ngoài ra máu
- Đau bụng dữ dội hoặc liên tục
- Nôn mửa
- Đầy hơi
Trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán các nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!