Tư thế đi vệ sinh dễ – Hạn chế táo bón, bệnh trĩ

Duy trì một tư thế đi vệ sinh tốt, khoa học có thể giúp việc đại tiện dễ dàng hơn và hạn chế nhiều vấn đề về hệ thống tiêu hóa, bao gồm bệnh trĩ hoặc táo bón. Mặc dù không có tư thế đúng và sai khi đi vệ sinh, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số tư thế phổ biến có thể làm sạch ruột dễ dàng hơn trong bài viết bên dưới.

Tư thế đi vệ sinh
Tham khảo tư thế đi vệ sinh phù hợp để hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác

Các tư thế đi vệ sinh dễ có hiệu quả không?

Đi vệ sinh thường xuyên là một phần để giữ hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa các rối loạn đường tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón. Tuy nhiên, thỉnh thoảng một số người có thể khí đi đại tiện hoặc không thể tạo ra nhu động ruột bình thường, dẫn đến đau bụng liên tục.

Trong các trường hợp khó đi đại tiện, việc duy trì một tư thế đi vệ sinh tốt có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là những người gặp khó khăn, căng thẳng đi đại tiện và người bệnh táo bón. Mặc dù không có tư thế đi vệ sinh đúng chuẩn cho tất cả mọi người, tuy nhiên theo khoa học có 3 cách đi vệ sinh phổ biến, bao gồm:

  • Ngồi thẳng
  • Ngồi gập hong
  • Ngồi xổm

Theo các nghiên cứu, để loại bỏ phân và các chất thải hiệu quả, ống trực tràng cần được giữ thẳng, điều này tạo thành một tuyến đường trực tiếp, là cách hiệu quả nhất để đi đại tiện. Nếu đường ống trực tràng bị nén hoặc uốn cong, việc làm sạch ruột có thể bị khó khăn hoặc gián đoạn.

Khi chụp X – quang, trực tràng thường thẳng hơn khi bạn ngồi xổm hoặc ngồi gập hông 35 độ. Trong tư thế này, áp lực ở bụng cũng thấp hơn, điều này khiến bạn không cảm thấy căng thẳng và khó chịu khi đi đại tiện. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người ngồi xổm khi đi đại tiện thường đi nhanh hơn, đi tiêu hoàn toàn và ít căng thẳng hơn so với người ngồi bồn cầu.

Bằng cách đi đại tiện dễ dàng hơn, các tư thế đi vệ sinh tốt có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ  và các nguy cơ khác, bao gồm rách hậu môn. Đối với người bị táo bón mãn tính, thay đổi tư thế đi vệ sinh có thể là một trong các biện pháp thay thế thuốc nhuận tràng và tránh các rủi ro liên quan khác.

Các tư thế đi vệ sinh dễ – Hạn chế nguy cơ táo bón và bệnh trĩ

Mặc dù không có tư thế đi vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số cách đi vệ sinh hiệu quả như:

1. Ngồi xổm

Theo các nghiên cứu, ngồi xổm là tư thế đi vệ sinh tốt và phù hợp nhất. Ngồi xổm hoặc ngồi với đầu gối hơi nâng lên và chân hơi dạng rộng ra là một cách hỗ trợ hệ thống tiêu hóa tự nhiên, mang lại hiệu quả làm sạch ruột tối đa.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách
Ngồi xổm là tư thế đi vệ sinh đúng và phù hợp nhất để ngăn ngừa táo bón

Một số nghiên cứu cho thấy, tư thế ngồi xổm có thể giúp quá trình đại tiện dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, khi chụp X – quang cho thấy, tư thế ngồi xổm giúp trực tràng thẳng hơn, điều này giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng và nhanh chóng mà không gặp bất cứ lực cản nào.

Tư thế đi vệ sinh ngồi xổm phù hợp với các loại bồn cầu ngồi xổm hoặc bồn cầu ngồi bệt. Do đó, nếu sử dụng bồn cầu ngồi kiểu phổ thông, bạn có thể sử dụng một chiếc ghế nhỏ dưới chân để hạn chế áp lực lên thành bụng. Tuy nhiên, để xây dựng tư thế ngồi xổm phù hợp hơn, bạn có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Tùy thuộc vào độ cao của bạn, cân nhắc chọn các loại ghế kê chân từ 15 – 20 cm
  • Đặt ghế kê chân ngay bên dưới cạnh bồn cầu hoặc ở vị trí mà bạn cảm thấy thoải mái nhất
  • Đặt cẳng tay lên đùi hoặc đầu gối, đảm bảo các tư thế tối ưu và thư giãn nhất

2. Ngồi gập hông

Ngồi trên bồn cầu và gập hông ra khỏi cơ thể một góc 35 độ có thể giúp các cơ trực tràng ở vị trí trung bình hơn. Điều này cũng giảm bớt sự căng thẳng khi đưa phân ra khỏi cơ thể.

Các tư thế ngồi bồn cầu
Ngồi gập hông 35 độ có thể hỗ trợ quá trình đại tiện dễ dàng hơn

Bên cạnh đó, tư thế đi vệ sinh này cũng mang lại một số lợi ích như:

  • Trọng lượng của thân ép vào đùi và hạn chế các lực tác động lên ruột già
  • Thư giãn các cơ hậu môn, trực tràng, cho phép gốc hậu môn và trực tràng thẳng hơn
  • Nâng cao vị trí của đại tràng sigma, ngăn ngừa tình trạng gấp khúc ở trực tràng, giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn
  • Hỗ trợ giữ các chất thải ở trực tràng không bị đẩy lên ruột non và giúp phân đi ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn

Mặc dù ngồi gập hông một góc 35 độ có thể không phải là tư thế đi vệ sinh tốt nhất, tuy nhiên khi so với ngồi thẳng, tư thế này có thể mang lại hiệu quả làm sạch ruột tốt hơn.

3. Ngồi thẳng

Ngồi thẳng với thân và chân tạo thành một góc 90 độ là tư thế đi vệ sinh phổ biến ở các nước phương Tây và các nền văn hóa sử dụng bồn cầu có hình dạng truyền thống.

Ngồi xổm khi đi vệ sinh
Sử dụng ghế kê chân khi ngồi bồn cầu để tránh táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác

Theo các nghiên cứu, tư thế này là tư thế đi vệ sinh kém hiệu quả và có thể dẫn đến nhiều vấn đề về hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón hoặc Hội chứng ruột kích thích. Theo các chuyên gia, xung lực tự nhiên của con người khi ngồi 90 độ trên bồn cầu không cho phép trực tràng thư giãn đúng cách và tăng nguy cơ táo bón.

Để cải thiện tư thế đi vệ sinh này, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhỏ, có độ cao khoảng 15 – 20 cm để kê chân khi đi đại tiện. Điều này có thể giúp trực tràng thẳng và giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.

Các biện pháp ngăn ngừa táo bón khác

Bên cạnh việc thay đổi tư thế đi đại tiện, có một số biện pháp hiệu quả khác có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số lưu ý như:

tư thế đi vệ sinh đúng cách cho bà bầu
Tăng cường bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón hiệu quả
  • Ăn nhiều chất xơ: Lượng chất xơ được khuyến cáo mỗi ngày là 25 – 38 gram mỗi ngày. Tiêu thụ chất xơ có thể giúp phân đi qua ruột dễ dàng và hiệu quả hơn mà không gây căng thẳng.
  • Uống đủ nước: Hàm lượng nước trong phân đặc biệt quan trọng để làm mềm phân và giúp quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn. Mất nước có thể dẫn đến tình trạng phân khô cứng, sẫm màu và khiến các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động và tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Tập thể dục cũng có thể kích thích lưu lượng máu đến vùng bụng, kích thích nhu động ruột và hạn chế các vấn đề rối loạn hệ thống tiêu hóa.
  • Cố gắng đi đại tiện vào cùng một thời điểm mỗi ngày: Thực hành thói quen đi đại tiện mỗi ngày có thể giúp cơ thể xây dựng nhu động ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa các nguy cơ táo bón.
  • Không nhịn đi đại tiện: Nhịn đi đại tiện có thể khiến phân trở nên khô cứng và khiến các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, đi đại tiện ngay khi có nhu cầu để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các dấu hiệu táo bón cần lưu ý

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến. Các dấu hiệu thường bao gồm cảm giác đầy bụng, khó chịu, kết hợp với việc 2 – 3 ngày không thể đi đại tiện.

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Phân sẫm màu, vón cục, khó đi ngoài
  • Cảm thấy tắc nghẽn hoặc có cảm giác có vật cản ở trực tràng
  • Căng thẳng khi đi đại tiện
  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Căng thẳng quá mức khi đi đại tiện

Đôi khi táo bón có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như mất nước, thiếu chất xơ. Do đó, nếu các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các tư thế đi vệ sinh phù hợp thật sự tốt cho sức khỏe và có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón. Tư thế ngồi xổm được xem là tư thế đi vệ sinh phù hợp nhất và có thể làm rỗng ruột một cách dễ dàng. Do đó, những người bị táo bón, táo bón kéo dài có thể thử tư thế này để ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng liên quan.

Táo bón là một vấn đề phổ biến và bình thường. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài, xảy ra liên tục hoặc lập lại thường xuyên, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

1.8/5 - (15 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *