Ăn ngô giúp chữa và phòng ngừa táo bón?
Nội dung bài viết
Ăn ngô là một trong những cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng táo bón rất tốt. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong ngô sẽ giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm và tăng kích thước phân, từ đó việc đi tiêu sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn nên ăn ngô chữa táo bón đúng cách, không nên quá lạm dụng để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Ăn ngô giúp chữa và phòng ngừa táo bón được không?
Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, khi đi tiêu người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy phân ra bên ngoài và luôn có cảm giác đi tiêu không hết. Thông thường, táo bón rất dễ xảy ra ở những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý như uống ít nước, uống nhiều cà phê, ăn thiếu chất xơ,… Ở những trường hợp này thì việc điều trị táo bón rất dễ dàng, bạn chỉ cần điều chỉnh lại thực đơn ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày là tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Ngô là một loại nông sản được trồng phổ biến ở nước ta và trên thị trường có hai loại ngô chính là ngô nếp và ngô tẻ. Ngô là thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột cao giống như thóc, đây là một trong những loại lương thực chính của thể giới. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong ngô chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể giúp duy trì hoạt động sống hàng ngày. Bạn có thể chế biến ngô thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng để sử dụng như ngô luộc, cháo ngô, súp ngô,…
Nhiều người cho rằng “Ăn ngô sẽ có công dụng chữa và phòng ngừa bệnh táo bón”, vậy đây là quan niệm đúng hay sai? Giải đáp thắc này chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngô là một loại ngũ cốc rất giàu chất xơ và đặc biệt tốt đối với hệ tiêu hóa. Nếu bạn đang bị táo bón thì tốt nhất nên tăng cường bổ sung loại thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Hàm lượng chất xơ tìm thấy trong ngô là chất xơ không hòa tan. Công dụng chính của loại chất xơ này là bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng lợi khuẩn bên trong đường ruột, làm tăng khối lượng phân và kích thích đi tiêu nhiều lần. Nếu bạn tăng cường bổ sung chất xơ không hòa tan cho cơ thể sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng đầy hơi chướng bụng, khó tiêu và táo bón.
Tuy nhiên, ăn ngô chữa táo bón chỉ thích hợp áp dụng đối với những người trường thành do đây là đối tượng cần nhu cầu dưỡng chất thấp. Còn trẻ em bị táo bón thì nên hạn chế bổ sung chất xơ cho cơ thể thông qua việc ăn ngô, vì lúc này trẻ đang cần rất nhiều yếu tố vi chất khác để đáp ứng cho sự phát triển của cơ thể.
Hướng dẫn ăn chữa táo bón bằng quả ngô
Việc bổ sung ngô vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày là một trong những cách hỗ trợ điều trị chứng táo bón rất tốt. Khi gặp phải tình trạng này, bạn chỉ cần ăn thêm một quả ngô tráng miệng sau bữa ăn chính để hỗ trợ điều trị bệnh. Để chống ngán thì bạn có thể chế biến ngô thành nhiều món ăn khác nhau để sử dụng ngoài ngô luộc như:
Sữa ngô
– Nguyên liệu:
- 4 quả ngô tươi
- 500ml sữa tươi
- 30 gram đường cát
– Cách thực hiện:
- Ngô đem lột bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch sẽ rồi tách lấy phần hạt. Sau đó cho hạt ngô tách được vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với sữa tươi.
- Đổ toàn bộ hỗn hợp ngô xay với sữa ra nồi rồi bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ. Khi sữa sôi thì thêm đường vào khuấy tan rồi tắt bếp.
- Dùng ray lọc lấy phần sữa thu được và bỏ bã, phần sữa dùng để uống nóng hay lạnh đều được.
- Nếu không uống hết bạn có thể cho sữa ngô vào ngăn mát tủ lạnh, cách này có thể bảo quản sữa ngô được đến 2 ngày.
Ngô xào tép khô
– Nguyên liệu:
- 3 quả ngô tươi
- 50 gram tép khô
- Bơ
- Hành lá
– Cách thực hiện:
- Hành lá nhặt sạch, rửa qua với nước rồi cắt thành khúc ngắn. Ngô lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi cũng tách lấy phần hạt. Đem hạt ngô đi luộc sơ cùng với một chút muối, Sau đó vớt hạt ngô ra để cho ráo nước, thêm một ít hạt nêm vào trộn đều lên cho thấm.
- Bắc chảo lên bếp rồi cho một ít bơ vào, đun đến khi bơ tan hết thì cho ngô vào xào (chú ý đảo đều tay). Khi ngô vừa chín tới thì cho tép vào xào chung. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, thêm hành lá vào rồi tắt bếp.
Súp ngô thịt gà
– Nguyên liệu:
- 1 cái ức gà
- 2 quả ngô tươi
- 2 lòng trắng trứng gà
- 1 củ hành tây
- Vài lát gừng tươi
- 2 tép tỏi
- Hành lá
- Bột ngô
- Gia vị vừa ăn
– Cách thực hiện:
- Ngô rửa sạch rồi tách lấy phần hạt. Hành lá sơ chế sạch sẽ rồi cắt thành khúc ngắn. Tỏi lột vỏ rồi đập dập. Hành tây lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu. Sau đó đem hành tây đi xào chín rồi cho ra bát.
- Gà rửa sạch cho vào nồi, thêm nước và một ít muối ăn vào rồi đem đi luộc chín. Sau đó vớt gà ra xé nhỏ, giữ nguyên phần nước luộc gà.
- Cho tỏi, gừng tươi và ngô vào nồi nước dùng gà rồi bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ. Nấu cho đến khi ngô chín mềm thì cho thịt gà xé, hành tây và lòng trắng trứng gà vào rồi khuấy đều lên. Tiếp đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi thả hành lá vào.
- Hòa tan bột ngô cùng với một ít nước rồi cho vào nồi súp, chú ý vừa đổ vừa khuấy nhanh để tránh tình trạng bột vón cục. Đợi nước sôi trở lại thì tắt bếp, múc súp ra bát và sử dụng ngay khi còn nóng.
Canh ngô hầm sườn heo
– Nguyên liệu:
- 200 gram sườn heo
- 1 trái ngô ngọt
- Hành lá, hành củ
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Sườn heo rửa sạch, chặt thành khúc ngắn vừa ăn rồi đem đi ướp cùng với gia vị khoảng 15 phút cho thấm.
- Ngô lột bỏ vỏ và râu, đem đi rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn chừng 3cm. Hành lá nhặt sạch, rửa với nước rồi cắt thành khúc ngắn. Hành củ lột bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.
- Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn và hành băm vào phi thơm. Khi hành dậy mùi thì cho sườn heo vào đảo đều. Khi sườn săn lại thì cho ngô ngọt và lượng nước vừa đủ để nấu canh vào.
- Đậy kín nắp lại đun đến khi sôi lên thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho đến khi các nguyên liệu chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn, thả hành lá vào rồi tắt bếp.
Salad ngô ngọt
– Nguyên liệu:
- 2 trái nhô ngọt
- 100 gram đậu quả
- 8 quả cà chua bi
- 1 quả táo đỏ
- 2 thìa nước cốt chanh
- Sốt mayonnaise
– Cách thực hiện:
- Ngô ngọt sau khi mua về thì đem đi rửa sạch rồi tách lấy phần hạt. Đậu quả cắt bỏ hai đầu và phân xơ hai bên thân, sáu đó cũng đem đi rửa sạch.
- Đun sôi một nồi nước, sau đó cho đậu quả và ngô ngọt vào luộc chín. Khi cả hai chín đều thì vớt ra để cho ráo, dùng dao thái đậu quả thành hình hạt lựu.
- Cà chua bi đem đi rửa sạch rồi bổ đôi. Táo rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi thái thành miếng vuông vừa ăn.
- Cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào bát, cho nước cốt chanh và sốt mayonnaise vào rồi trộn đều lên là có thể ăn.
- Để làm tăng thêm độ giòn của món salad, bạn nên bọc kín các nguyên liệu trên rồi cho vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng trước khi dùng.
Một số điều cần lưu ý khi ăn ngô chữa táo bón
Ngô là thực phẩm rất lành tính, bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, để ngô có thể phát huy được tối đa công dụng và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì bạn cần phải ăn ngô đúng cách và đúng liều lượng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi ăn ngô chữa táo bón mà người bệnh cần nắm rõ:
- Khi mua ngô về dùng để chế biến thành món ăn chữa táo bón thì bạn nên chọn những quả chắc tay, có vỏ xanh và hạt ngô bóng đều. Bắp ngô mua về nếu không sử dụng hết thì bạn nên bảo quản đúng cách để tránh làm mất đi giá trị dinh dưỡng có trong chúng.
- Các bảo quản tốt nhất là cho một ít nước vào bát, xếp ngô vào trong sao cho phần cuống tiếp xúc với nước, sau đó đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp ngô đã tách hạt bạn có thể bảo quản bằng cách cho toàn bộ vào hộp nhựa, đậy kín nắp hộp lại và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Ở cách này bạn có thể bảo quản ngô được từ 1 – 3 tháng.
- Chất xơ trong ngô có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng táo bón rất tốt, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Nếu có chế độ ăn ngô thay cho cơm thì bạn nên chú ý bổ sung thêm viên uống vitamin để phòng ngừa nguy cơ nứt da.
- Chỉ nên ăn ngô chữa táo bón với hàm lượng vừa đủ, nếu bạn quá lạm dụng thành phần gluten trong ngô sẽ làm xáo trộn hệ miễn dịch và kích hoạt các bệnh lý tự miễn. Lượng đường trong ngô khá cao vì thế cần hạn chế sử dụng ngô chữa táo bón nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc có chỉ số đường huyết cao.
Ăn ngô là một trong những cách có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng táo bón rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên chú ý sử dụng đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu bị táo bón kéo dài, tốt nhất bạn nên thăm khám chuyên khoa tìm ra nguyên nhân để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh để lâu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về hậu môn – trực tràng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!