10+ cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh – Hiệu quả, an toàn
Nội dung bài viết
Cách cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được các mẹ áp dụng phổ biến là ngoáy mông bằng đọt mồng tơi, thoa mật ong vào hậu môn, tập đạp xe, ngâm nước ấm, điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ và bé,… Nếu trẻ bị táo bón kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần thì rất có thể là do bệnh lý gây ra, lúc này mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Những điều cần biết về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Đồng thời, khi đi đại tiện trẻ còn kèm theo một số triệu chứng khác như mặt đỏ, vã mồ hôi, xì hơi,… Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến trẻ bị biếng ăn, kém hấp thu dưỡng chất, suy dinh dưỡng,… Thậm chí là gây ra các bệnh lý như sa trực tràng, phình đại tràng và trĩ. Táo bón khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:
- Số lần đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần
- Phân rắn và đóng thành cục trông như phân dê
- Trẻ không thể tự đi đại tiện nếu cha mẹ không dùng ống thụt
- Bụng chướng, sờ vào thấy cứng và xì hơi
- Mỗi lần đi đại tiện trẻ sẽ bị đau và la khóc.
- Xuất hiện cục máu đỏ bên ngoài phân do hậu môn bị tổn thương.
Nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ, vì vậy sữa mẹ nóng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ thường gặp nhất. Nguyên nhân gây nóng sữa là do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ như dùng nhiều đồ cay nóng, đồ ăn khó tiêu hóa, đang bổ sung chế phẩm chứa sắt hoặc canxi,… Ngoài ra, tình trạng táo bón cũng có thể xảy ra nếu cơ thể trẻ bị mất nước do bú không đủ, không thích ứng được với protein có trong sữa công thức, ăn thức ăn đặc trong thời kỳ ăn dặm, dùng thuốc kháng sinh hoặc do bệnh lý.
10+ Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Táo bón khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, thường xuyên quấy khóc, thậm chí là bỏ ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là tổng hợp các cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả cao chị em có thể tham khảo:
1. Massage bụng trị táo bón cho trẻ
Một cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà nữa là massage bụng. Việc dùng tay xoa bóp quanh bụng của trẻ sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và hỗ trợ đẩy phân ra bên ngoài. Phương pháp trị táo bón này được rất nhiều chị em áp dụng cho trẻ và mang lại hiệu quả tích cực.
– Cách thực hiện:
- Mẹ xoa hay tay cho nóng lên rồi áp lên trên vùng dạ dày của trẻ.
- Dùng đầu ngón tay massage vòng tròn theo chiều kim đồng hồ tại vị trí dạ dày, sau đó dần di chuyển vòng xoay xuống rốn và đại tràng.
- Cuối cùng, dùng mép ngón tay vuốt bụng trẻ theo đường thẳng từ xương lồng ngực kéo dài cho đến bụng dưới.
2. Tắm và ngâm hậu môn trong nước ấm
Tắm nước ấm là phương pháp giúp trẻ thư giãn và kích thích nhu động ruột. Đồng thời việc ngâm hậu môn trong nước ấm còn có tác dụng kích thích hoạt động của cơ vòng hậu môn, từ đó giúp trẻ đi ngoài một cách dễ dàng hơn.
– Cách thực hiện:
- Pha nước ấm ở nhiệt độ vừa phải, sau đó cho trẻ ngâm mình vào trong nước khoảng 5 phút.
- Chú ý cho trẻ ngâm mình trong phòng kín gió, sau khi ngâm phải lau khô người và mặc quần áo ngay để tránh bị nhiễm lạnh.
3. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng đọt mồng tơi
Dùng đọt mồng tơi trị táo bón ở trẻ sơ sinh là phương pháp an toàn và được nhiều phụ huynh áp dụng. Chất nhờn bên trong đọt mồng tơi sẽ có tác dụng bôi trơn niêm mạc, kích thích đẩy phân ra bên ngoài. Dưới đây là hướng dẫn trị táo bón bằng đọt mồng tơi mẹ có thể tham khảo:
– Cách thực hiện:
- Lấy 1 cọng đọt mồng tơi non còn tươi đem đi rửa sạch sẽ với nước rồi tước bỏ lớp màng màu xanh bên ngoài.
- Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó dùng đọt mồng tơi ngoáy hậu môn trẻ từ 3 – 4 lần là được. Sau khoảng 5 – 10 phút là trẻ có thể đi đại tiện bình thường.
4. Cải thiện chứng táo bón bằng bồ kết
Bồ kết là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng điều trị chứng táo bón ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Nước bồ kết khi đi vào hậu môn sẽ kích thích giãn nở cơ hậu môn, đồng thời bôi trơn lớp niêm mạc, từ đó việc đi tiện của trẻ sẽ dễ dàng hơn.
– Cách thực hiện:
- Lấy 3 quả bồ kết đem đi rửa sạch rồi nước trên thang cho đến khi cháy xém là được.
- Cho quả bồ kết nướng vào trong nước vừa đủ sôi rồi để cho nguội.
- Mẹ dùng một ống xi lanh hút lấy nước bồ kết rồi bơm vào bên trong hậu môn của trẻ.
5. Thoa mật ong vào hậu môn của trẻ
Dùng mật ong bôi trơn hậu môn là phương pháp hỗ trợ điều trị và chống táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt. Chất nhờn của mật ong sẽ có tác dụng bôi trơn, đồng thời kích thích co thắt hậu môn giúp đẩy phân ra bên ngoài. Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Lấy 2 thìa mật ong nguyên chất pha với 1 thìa nước ấm, dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp này rồi đưa vào hậu môn của trẻ khoảng 1cm, sau đó thực hiện ngoáy nhẹ.
- Thực hiện cách này vài lần sẽ thấy trẻ có thể đi tiêu dễ dàng hơn.
6. Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của trẻ sơ sinh, chúng tham gia trực tiếp vào quá trình hydrat hóa nguồn sữa. Tình trạng thường xảy ra ở những trẻ sơ sinh bị mất nước do biếng bú mẹ hoặc nôn trớ nhiều. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên chú ý bổ sung nước đúng cách và đúng thời điểm cho trẻ để việc đi cầu diễn ra thuận lợi hơn.
Thông thường, trẻ sơ sinh được 6 tháng tuổi là mẹ đã có thể cho trẻ uống nước. Tuy nhiên, ban đầu chỉ nên cho uống vài thìa để bé quen dần, rồi sau đó mới tăng dần lên từ 120 – 180ml/ngày. Bên cạnh nước lọc mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước ép trái cây tươi, thành phần vitamin và khoáng chất trong chúng mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hạn chế cho bé uống nước trái cây chứa nhiều acid vì chúng có thể gây hại đến dạ dày.
7. Trị táo bón ở trẻ sơ sinh bằng nước ép mận tươi
Mận là thực phẩm nhuận tràng, có khả năng cải thiện chứng táo bón rất an toàn và hiệu quả. Cách trị táo bón bằng nước mận rất an toàn, không chỉ hiệu quả đối với người lớn mà còn có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh.
– Cách thực hiện:
- Mận tươi sau khi mua về đem rửa sạch hết bụi bẩn, ngâm qua nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Dùng dao lọc lấy phần thịt quả mận và bỏ hạt, sau đó đem đi ép lấy nước.
- Sau đó pha nước mận với nước lọc cho trẻ uống theo tỉ lệ 1:3.
8. Đổi sữa công thức phù hợp hơn cho trẻ
Nếu trẻ bị táo bón do sữa công thức gây ra thì tốt nhất mẹ nên đổi loại sữa khác cho bé. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về loại sữa công thức phù hợp với trẻ. Trẻ sơ sinh bị táo bón được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên sử dụng các loại sữa công thức có bổ sung cho cơ thể một số thành phần như đường lactose, probiotic, sữa non, chất xơ,…
Bên cạnh đó, khi pha sữa công thức cho trẻ sử dụng thì mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Tuyệt đối không được pha sữa quá đặc, cần phải tuân thủ theo đúng công thức ghi trên bao bì.
- Không pha sữa công thức với sữa mẹ, nước cơm hoặc nước trái cây để cho trẻ sử dụng.
- Không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé, nhiệt độ nước thích hợp nhất là từ 40 – 70.
- Trước khi pha sữa và sau khi cho bé bú cần chú ý vệ sinh và tiệt trùng bình sữa thật sạch sẽ.
9. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho trẻ sơ sinh, nếu mẹ có chế độ ăn uống thiếu khoa học và thường xuyên sử dụng đồ khó tiêu cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ cũng có tác dụng cải thiện chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Lúc này mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và có công dụng nhuận tràng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể là sữa chua, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, rau màu xanh lá, mận, đu đủ,…
10. Bổ sung chất xơ cho trẻ ăn dặm
Đối với trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ ăn dặm thì mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong chế độ ăn uống của trẻ để cải thiện triệu chứng táo bón.
Chất xơ có tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành phân và giữ nước bên trong đường ruột. Đồng thời chúng sẽ kích thích nhu động ruột giúp quá trình đẩy phân ra bên ngoài diễn ra dễ dàng hơn. Vì thế, việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn ăn dặm của trẻ sơ sinh là biện pháp điều trị và phòng ngừa chứng táo bón rất hiệu quả.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ ăn dặm là bí đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, quả mận khô, súp lơ xanh, lúa mạch, cà rốt,…
11. Cho trẻ tập thể dục
Vận động là phương pháp cải thiện chứng táo bón mang lại hiệu quả rất tốt ở người lớn và cả trẻ em. Việc vận động liên tục như vậy sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn ở đường ruột diễn ra dễ dàng hơn, từ đó quá trình phân di chuyển xuống đại tràng cũng thuận lợi hơn.
Mẹ có thể tăng cường vận động tại chỗ cho trẻ bằng bài tập đạp xe. Đây là bài tập rất đơn giản, mẹ có thể làm theo hướng dẫn bên dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Cho trẻ nằm ngửa trên giường, hay tay mẹ nắm lấy hai cổ chân của bé thực hiện di chuyển lên xuống tương tự động tác đạp xe.
- Mẹ chỉ cần cho bé tập bài tập này 2 lần/ngày là triệu chứng táo bón sẽ nhanh chóng được cải thiện.
12. Dùng thuốc táo bón theo hướng dẫn của bác sĩ
Dùng thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, chúng chỉ được áp dụng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả vì thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng táo bón ở trẻ là:
- Thuốc đạn đặt hậu môn Glycerin: Thuốc được sử dụng khi hậu môn bị tổn thương và chảy máu.
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc được chỉ định sử dụng khi loại thuốc trên không mang lại hiệu quả.
Việc sử dụng thuốc Tây y để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Trên đây là 10+ cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Khi thực hiện, mẹ cần phải hết sức cẩn thận để tránh khiến bé bị đau và gây tổn thương đến hậu môn. Táo bón là bệnh lý không nguy hiểm nhưng nếu diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các biện pháp phòng tránh táo bón cho trẻ sơ sinh.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!