Tại Sao Trẻ Ăn Dặm Bị TáoBón? Cách Trị Nhanh Nhất

Trẻ ăn dặm bị táo bón là do ảnh hưởng từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do không kịp thích ứng với chế độ ăn dặm. Để cải thiện tình trạng này thì mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm và tăng cường bổ sung chất xơ vào trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Nếu bé gặp khó khăn trong việc đi đại tiện thì mẹ có thể áp dụng các phương pháp như thụt hậu môn, ngâm nước ấm,… để giúp việc đào thải phân diễn ra thuận lợi hơn.

Trẻ sơ sinh khi bước vào giai đoạn ăn dặm rất dễ bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa kịp thích ứng
Trẻ sơ sinh khi bước vào giai đoạn ăn dặm rất dễ bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa kịp thích ứng

Trẻ ăn dặm bị táo bón là do đâu?

Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên sẽ được chuyên gia khuyến khích nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và chứa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, việc bú sữa mẹ sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu dưỡng chất để phát triển mà hệ tiêu hóa không phải hoạt động quả nhiều. Nhưng khi trẻ đã qua 6 tháng tuổi thì mẹ nên tập cho trẻ ăn ăn dặm thêm một số loại thực phẩm bên ngoài để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể phát triển.

Thông thường, thức ăn dặm sẽ đặc hơn rất nhiều so với sữa mẹ, vì thế bắt buộc hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Nếu cơ thể không kịp thích ứng sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra kém hơn và gây ra một số rối loạn, điển hình nhất là táo bón. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, thời điểm ăn dặm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh là cuối tháng thứ 6, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, thức ăn không tiêu thụ hết sẽ tích tụ lại và gây táo bón.

Khi bước qua giai đoạn ăn dặm, quan sát mẹ sẽ thấy phân của trẻ khác hoàn toàn so với giai đoạn bú mẹ. Lúc này, phân của trẻ sẽ không còn lỏng mà phân thành khuôn, chúng có màu vàng sậm và nặng mùi hơn. Còn những trường trẻ đi ngoài phân có dạng khô rắn, phải rặn nhiều để đẩy phân ra ngoài và kèm theo chướng bụng thì khả năng cao là trẻ đang bị táo bón.

Yếu tố làm gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ

Chưa thích nghi với chế độ ăn dặm là nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất ở trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ một số yếu tố khác như:

+ Mẹ cho trẻ ăn dặm sai cách: Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng trong thời gian ăn dặm có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ và cả hoạt động của hệ tiêu hóa. Do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, việc cho ăn dặm không đúng cách sẽ khiến trẻ không hấp thu được hết dưỡng chất chất và ảnh hưởng xấu đến cơ quan tiêu hóa. Một số cách ăn dặm sai dễ dẫn đến táo bón ở trẻ mẹ cần lưu ý là:

Cho trẻ ăn dặm bằng thực phẩm thô quá sớm là yếu tố làm gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ
Cho trẻ ăn dặm bằng thực phẩm thô quá sớm là yếu tố làm gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ
  • Quá nhiều chất đạm: Thông thường, trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi chỉ cần khoảng 13 gram chất đạm mỗi ngày để phát triển cơ thể.
  • Thiếu rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho bé. Nếu mẹ chỉ tập trung cho trẻ ăn đạm mà quên đi rau xanh sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng và gây ra chứng táo bón.
  • Sai lầm trong lựa chọn rau củ: Nhiều phụ huynh cho rằng việc sử dụng củ làm thức ăn cho trẻ sẽ giúp bé hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, cho bé ăn nhiều củ sẽ dẫn đến nóng trong và gây táo bón.
  • Cho bé ăn quá nhiều: Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn rất non nớt, nếu mẹ bắt trẻ ăn quá nhiều sẽ tạo ra một áp lực lớn lên hệ tiêu hóa và khiến quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra không tốt.
  • Sử dụng thực phẩm dễ gây táo bón: Gạo tẻ, việt quất, ngô, cà rốt chưa nấu chín kỹ, chế phẩm từ sữa bò, bánh mì trắng, chuối chưa chín kỹ,…  là những phẩm phẩm dễ gây táo bón ở trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn ăn dặm.

+ Trẻ bú không đủ sữa: Mặc dù đã bước sang giai đoạn ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho trẻ. Đồng thời, bú sữa mẹ còn cấp nước cho cơ thể trẻ để có thể duy trì một só hoạt động sống khác. Nếu mẹ không cho bé bú đủ lượng sữa cần thiết sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hơn, phân khi đến ruột già không hấp thụ đủ nước sẽ bị khô cứng, khó đào thải ra ngoài và dẫn đến táo bón.

+ Bé dùng sữa công thức: Thống kê cho thấy, trẻ em bú sữa công thức sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn nhiều so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng dưỡng chất trong sữa công thức rất cao nhưng lại ít chất xơ, nếu trẻ sử dụng thường xuyên sẽ không tiêu hóa hết và dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, việc pha sữa công thức sai cách cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ ăn dặm.

+ Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ: Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cung cấp cho bé. Nếu mẹ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa và dễ gây táo bón sẽ khiến nguồn sữa bị nóng. Khi bé bú sẽ rất khó tiêu hóa và dễ dẫn đến tình trạng táo bón.

Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa thường xuyên sử dụng đồ ăn khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa thường xuyên sử dụng đồ ăn khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

+ Táo bón do bệnh lý: Táo bón cũng có thể xảy ra ở trẻ ăn dặm do ảnh hưởng từ bệnh lý hoặc các vấn đề bẩm sinh như hội chứng ruột kích thích, tổn thương cơ vòng hoặc dây thần kinh ở trực tràng, sa trực tràng,… Ở những trường hợp này thì tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón

Táo bón sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện, mẹ chỉ cần chú ý quan sát đến tình trạng của bé thông qua quá trình chăm sóc hàng ngày là có thể nhận biết trẻ có bị táo bón hay không. Thông thường, trẻ ăn dặm bị táo bón sẽ có các triệu chứng cơ bản sau đây:

  • Số lần đi đại tiện ít hẳn: Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thường sẽ có tần suất đi đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Nếu mẹ thấy số lần đi đại tiện của trẻ bỗng dưng ít hẳn, khoảng 2 – 3 ngày mới đi một lần thì rất có thể đây là triệu chứng của táo bón.
  • Trạng thái phân thay đổi: Ở những trẻ khỏe mạnh có hệ tiêu hóa hoạt động bình thường thì khi đi đại tiện phân sẽ mịn, mềm và dễ đẩy ra bên ngoài. Nhưng nếu thấy tính chất phân có sự thay đổi như khô cứng, sần sùi kèm theo mùi hôi khó chịu thì khả năng cao là trẻ bị táo bón.
  • Bé đi đại tiện khó khăn: Táo bón khiến việc đi đại tiện của trẻ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này, phân không còn mềm mà sẽ trở nên thô cứng và to hơn, vì thế mỗi lần đi đại tiện trẻ phải rặn nhiều hơn so với bình thường.
  • Phân có lẫn máu: Việc nhiều ngày mới đi đại tiện một lần sẽ khiến phân bị đùn ứ trong ống hậu môn, lâu dần sẽ bị mất nước và trở nên thô cứng. Khi đi đại tiện chúng sẽ cọ sát vào lớp niêm mạc gây trầy xước và đau rát. Đến khi phân đi ra ngoài sẽ kèm theo máu lẫn trong phân.

Các cách trị táo bón cho trẻ đang ăn dặm

Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm. Nếu mẹ không tiến hành xử lý đúng cách, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm khá an toàn và được áp dụng phổ biến mẹ có thể tham khảo:

1. Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Giải quyết chứng táo bón ở trẻ đang ăn dặm bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm
Giải quyết chứng táo bón ở trẻ đang ăn dặm bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm

Ở những trường hợp trẻ bị táo bón với mức độ không quá nghiêm trọng thì mẹ nên tiến hành cho trẻ ngâm hậu môn bằng nước ấm. Nhiệt độ ấm nóng từ nước sẽ làm giãn nở cơ hoành và làm mềm phần, từ đó quá trình đào thải phân ra bên ngoài diễn ra dễ dàng hơn.

Khi thấy trẻ bị táo bón, mẹ nên pha một chậu nước ấm và cho trẻ ngồi vào đó, đồng thời dùng tay xoa bụng nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối thì tình trạng táo bón sẽ nhanh chóng được cải thiện. Mẹ nên cho trẻ ngâm hậu môn ở nơi kín gió để tránh bị nhiễm lạnh.

2. Thụt hậu môn bằng mật ong

Nếu trẻ bị táo bón với mức độ nghiêm trọng, đã nhiều ngày chưa đi đại tiện thì mẹ có thể tiến hành thụt hậu môn bằng mật ong cho trẻ. Lúc này, bạn chỉ cần pha loãng mật ong nguyên chất với nước, sau đó dùng tăm bông hoặc đọt mồng tơi thấm vào và thực hiện ngoáy hậu môn.

Mật ong sẽ có tác dụng bôi trơn lớp niêm mạc và kích thích hoạt động của cơ hoành, từ đó phân sẽ từ từ được đào thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi thật sự cần thiết, nếu quá lạm dụng sẽ khiến trẻ mất đi phản xạ rặn tự nhiên và dẫn đến tình trạng đi đại tiện mất tự chủ.

3. Thực hiện massage cho trẻ

Massage mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và có khả năng cải thiện chứng táo bón rất tốt. Nếu trẻ bị táo bón, mẹ hãy dùng tay để massage bụng cho bé. Massage sẽ kích thích tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể, tăng nhu động ruột và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Thời điểm thực hiện massage giúp cải thiện chứng táo bón cho trẻ tốt nhất là sau khi ăn khoảng 1 giờ.

4. Khuyến khích trẻ nên vận động

Vận động là một trong những cách tăng kích thích nhu động ruột và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Vì thế, để cải thiện chứng táo bón mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi và vận động mỗi ngày. Bên cạnh đó, cách này còn kích thích trí tò mò của trẻ và giúp bé phát triển toàn diện. Nếu trẻ chưa biết bò thì mẹ có thể giúp bé thực hiện các bài tập đạp chân.

Mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên vận động giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt nhất
Mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên vận động giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt nhất

5. Thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động còn rất yếu yếu, vì thế thực đơn ăn dặm của trẻ cần phải ưu tiên các loại đồ ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp,… Mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn thô cứng và khó tiêu, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ táo bón và ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Sau khi trẻ đã quen với chế độ ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung thêm một số loại rau củ tươi xanh, hải sản hoặc thịt cá vào thực đơn ăn uống. Tuy nhiên, nên chế biến dưới dạng nghiền nát, sau đó tăng dần độ đặc theo thời gian.

6. Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Trẻ khi mới bước sang giai đoạn ăn dặm rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do cơ thể không kịp thích ứng. Để cải thiện tình trạng này mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng số lượng lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Mẹ có thể trộn men vi sinh vào cháo ăn dặm và cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng phù hợp, nếu quá lạm dụng sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy và gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực khác.

Ngoài men vi sinh thì sữa chua cũng chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ  có thể cho trẻ sử dụng thêm loại thực phẩm này trong chế độ ăn dặm. Tuy nhiên mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với liều lượng vừa đủ, không nên cho bé ăn quá nhiều để tránh gây phản tác dụng.

7. Chọn sữa công thức phù hợp

Với trẻ sơ sinh hay bị táo bón, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và hạn chế dùng sữa công thức. Nếu sữa mẹ không đủ đáp ứng thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn sữa công thức phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ ăn dặm dễ bị táo bón thì bạn nên ưu tiên chọn sữa công thức chứa nhiều chất xơ hoặc có bổ sung thêm lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

Nên chọn sữa công thức phù hợp và pha sữa đúng cách để tránh gây táo bón cho trẻ
Nên chọn sữa công thức phù hợp và pha sữa đúng cách để tránh gây táo bón cho trẻ

8. Cho trẻ uống nhiều nước

Cơ thể chúng ta chiếm hơn 95% là nước, vì thế nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tại đại tràng thì nước chiếm đến 80% hoạt động, để hạn chế triệu chứng táo bón xảy ra thì mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước.

Một số loại nước tốt cho sức khỏe mẹ nên cho trẻ sử dụng thường xuyên là nước khoáng, nước ép trái cây tươi,… Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước giải khát công nghiệp, nước uống đóng chai. Bên cạnh đó, bú sữa cũng là hình thức cấp nước cho trẻ, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên và không nên tiến hành cai sữa quá sớm, thời điểm cai sữa tốt nhất cho trẻ là 24 tháng tuổi.

9. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm bị táo bón. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thông qua chất lượng sữa thì mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý. Thực đơn ăn uống hàng ngày của bà mẹ đang nuôi con bằng sữa cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Đa dạng thực phẩm bổ sung cho cơ thể giúp cân bằng dưỡng chất trong nguồn sữa mẹ, chú ý tăng cường bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn
  • Không sử dụng đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, đồ ăn khó tiêu và thực phẩm dễ gây nóng sữa.
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày giúp sữa về nhiều hơn. Nói không với đồ uống chứa cafein, đồ uống có cồn và chất kích thích.

Biện pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ ăn dặm

Mẹ nên tìm hiểu kỹ về phương pháp ăn dặm và lựa chọn chế độ ăn dặm phù hợp với bé, điều này sẽ giúp việc ăn dặm phát huy được tối đa công dụng mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Việc xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học sẽ giúp bé dần thích nghi mà không gây ra một số rối loạn tiêu hóa thường gặp. Cụ thể:

Xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp với lứa tuổi của trẻ là biện pháp phòng tránh táo bón tốt nhất
Xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp với lứa tuổi của trẻ là biện pháp phòng tránh táo bón tốt nhất
  • Có rất nhiều kiểu ăn dặm dành cho trẻ sơ sinh, nhưng ăn dặm kiểu Nhật được đánh giá là ít gây táo bón nhất. Ở cách ăn dặm này bé sẽ được tiếp xúc với các loại rau củ ngay từ khi mới bắt đầu.
  • Nếu mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống thì nên pha bột cho bé ăn theo tỉ lệ 1 bột và 10 nước. Đồng thời, mẹ có thể xay nhuyễn thêm một số loại rau củ để bổ sung cho trẻ. Ở cách ăn dặm này mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 lần trong 1 ngày.
  • Chế độ ăn dặm của trẻ cần đa dạng dinh dưỡng, không nên quá tập trung vào một loại thực phẩm nào đó. Tốt hơn hết, mẹ nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn dặm phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Nếu muốn bổ sung thêm sữa công thức cho bé thì mẹ nên thực hiện pha sữa đúng theo hướng dẫn được in trên bao bì sản phẩm. Không pha sữa quá loãng hay quá đặc, chỉ pha sữa với nước ấm không được kết hợp với nước cháo hay nước trái cây.
  • Sau khi cho trẻ ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nước cho bé để quá trình tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra tốt nhất. Tùy theo thể trạng của bé mà lượng nước cần bổ sung cũng sẽ có sự khác nhau. Thông thường, trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm sẽ cần khoảng 100ml nước/kg/ngày.
  • Cho bé vận động nhiều sẽ giúp bé phát triển toàn diện về tư duy và thể chất, đồng thời cách này còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Vì thế, mẹ không nên quá hạn chế các vận động của bé mà hãy cho bé vui chơi và bò thỏa thích.

Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện trẻ ăn dặm bị táo bón và có các biện pháp xử lý đúng cách. Táo bón nếu diễn ra lâu ngày sẽ tác động xấu đến tâm lý, sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vì thế mẹ không được chủ quan trong việc điều trị. Để có thể phân biệt táo bón do bệnh lý và táo bón do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *