Táo bón sau sinh (thường & mổ) do đâu? Bao lâu hết?
Nội dung bài viết
Táo bón sau sinh là một tình trạng phổ biến, bao gồm cả sinh mổ và sinh thường. Tình trạng này ảnh hưởng đến ít nhất 40% phụ nữ sau sinh, có thể gây khó chịu, mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây táo bón sau khi sinh
Táo bón sau sinh tương tự như tình trạng táo bón khi mang thai hoặc táo bón thông thường. Tình trạng này xảy ra khi mẹ sau sinh không thể đi đại tiện trong 3 ngày liên tục.
Nhiều người cho rằng táo bón là một quá trình tự nhiên của thai kỳ khi cơ thể đang hồi phục tự nhiên, kể cả những người không bị táo bón thai kỳ cũng có thể bị táo bón sau khi sinh con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, táo bón sau khi sinh(cả sinh thường và sinh mổ) có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
1. Cơ thể đang hồi phục
Mang thai và sinh con có thể dẫn đến thay đổi nhiều chức năng và hoạt động trong cơ thể. Sau khi sinh con, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình tự chữa lành và phục hồi lại các hoạt động bình thường. Đối với phụ nữ sinh thường, bạn vẫn bị rạch ở tầng sinh môn để hỗ trợ quá trình sinh nở. Đối với phụ nữ sinh mổ, cơ thể bắt đầu quá trình chữa lành vết mổ.
Điều này khiến phụ nữ sau khi sinh thường có xu hướng tránh đi đại tiện để tránh các cơn đau. Trong một số trường hợp, phụ nữ sau sinh có thể tránh đi tiêu trong vài ngày sau đó. Việc tránh đi đại tiện có thể dẫn đến táo bón.
Một số sản phụ có xu hướng siết cơ mông vô thức sau khi sinh. Phản ứng vật lý tự nhiên này cũng có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra, việc tăng cân và áp lực khi mang thai có thể dẫn đến bệnh trĩ thai kỳ. Điều này có thể gây đau dạ dày, tắc nghẽn ruột và tăng nguy cơ táo bón sau khi sinh.
Bên cạnh đó, việc rặn khi sinh cũng có thể có thể kéo căng các cơ hoặc làm tổn thương cơ sàn chậu hoặc cơ vòng hậu môn. Điều này có thể gây khó khăn cho việc đẩy phân ra khỏi hậu môn và gây táo bón sau sinh.
2. Căng thẳng sau sinh
Việc có thêm thành viên mới trong gia đình có thể khiến một số phụ nữ bị căng thẳng, stress, đặc biệt là phụ nữ làm mẹ lần đầu. Các thay đổi trong phong cách sinh hoạt, lối sống và trách nhiệm chăm sóc em bé có thể dẫn đến căng thẳng quá mức.
Căng thẳng và lo lắng là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn đến thiếu ngủ hoặc làm tăng hormone căng thẳng như cortisol. Lượng hormone căng thẳng tăng cao có thể dẫn đến tiêu chảy ở một số phụ nữ và đau bụng tiêu chảy ở một số khác.
Bên cạnh đó, căng thẳng quá mức có thể tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
3. Thay đổi phong cách ngủ
Sinh con có thể gây đảo lộn phong cách sinh hoạt và lịch trình ngủ các bà mẹ. Đôi khi bạn có thể phải thức dậy lúc 3 giờ sáng vì con khóc hoặc để cho con bú.
Thiếu ngủ và mệt mỏi là một vấn đề phổ biến ở những người mới làm cha mẹ. Điều này có thể dẫn đến thay đổi phong cách đi đại tiện và dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, thiếu ngủ có thể dẫn đến căng thẳng và khiến tình trạng táo bón sau sinh trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Mất nước và chế độ ăn uống không phù hợp
Bận rộn sau sinh và các hoạt động chăm sóc em bé có thể khiến các bà mẹ quên chăm sóc bản thân. Việc mất ngủ và ăn vội vã qua bữa có thể là điều bình thường với một số phụ nữ mới sinh con. Tuy nhiên, điều này có thể là nguyên nhân táo bón sau sinh.
Chăm sóc sức khỏe của mẹ là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe của bé. Uống nhiều nước và chất lỏng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chất xơ là điều cần thiết để chống táo bón. Ngoài ra, chế độ ăn uống đầy đủ chất rất quan trọng đối với các bà mẹ đang cho con bú.
5. Ít di chuyển
Hầu hết phụ nữ sau sinh dành thời gian để dỗ dành, cho con bú và chơi với con. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục cơ thể sau khi sinh. Điều này dẫn đến tình trạng kém vận động, ít linh hoạt và làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa, dẫn đến táo bón.
Ruột và hệ thống tiêu hóa nói chung tương tự như các cơ khác trên cơ thể. Các cơ quan này cũng cần vận động để khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả. Do đó, việc ít đứng, đi bộ và các hoạt động thể chất nói chung có thể khiến mẹ sau sinh bị táo bón.
6. Thuốc giảm đau
Phụ nữ sau sinh thường cần sử dụng thuốc để cải thiện các cơn đau ở các vết rách, vết khâu, bong gân cơ và các cơn đau nhức sau sinh khác. Sử dụng thuốc giảm đau là một nguyên nhân phổ biến của các trường hợp táo bón sau sinh.
Thuốc kháng sinh thường gây tiêu chảy, nhưng cũng có thể dẫn đến táo bón trong một số trường hợp. Kháng sinh thường được chỉ định cho phụ nữ sinh mổ để chống lại nhiễm trùng. Kháng sinh cũng là nguyên nhân táo bón sau sinh mổ phổ biến nhất.
7. Vitamin sau sinh
Tương tự như vitamin khi mang thai, các loại vitamin sau sinh giúp cân bằng chất dinh dưỡng, tăng cường năng lượng và hỗ trợ cải thiện một số chức năng ở phụ nữ sau sinh. Một số chất bổ sung sau sinh bao gồm sắt, canxi và một số chất dinh dưỡng khác, có thể dẫn đến táo bón sau sinh.
Bên cạnh đó, một số phụ nữ bắt buộc phải bổ sung sắt sau sinh, do thiếu máu sau khi sinh con. Bạn có thể bị mất máu quá nhiều khi sinh thường hoặc sinh mổ. Điều này là một vấn đề bình thường trong quá trình sinh sản và cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn trong vài ngày sau khi sinh.
Uống sắt sau khi sinh co thể hỗ trợ chống thiếu máu nhưng có thể gây táo bón. Do đó, bà bầu nên thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón.
Nguyên nhân táo bón sau sinh mổ
Mỗi năm có khoảng 30% trẻ sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Đối với phụ nữ sinh mổ, việc phục hồi sau phẫu thuật và chăm sóc em bé thường có nhiều khó khăn và rủi ro. Đối với phụ nữ sinh mổ, việc phục hồi thường khó khăn hơn do phải thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa chống nhiễm trùng và sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.
Đối với phụ nữ sinh mổ, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến táo bón bao gồm:
- Thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật có thể gây chậm một số hoạt động trong cơ thể, bao gồm táo bón
- Thuốc giảm đau gây mê
- Mất nước
- Cơ sàn chậu yếu
- Sử dụng nhiều thực phẩm chứa sắt và viên uống sắt trong và sau khi sinh
- Sử dụng kháng sinh để chống nhiễm trùng sau phẫu thuật
Một nguyên nhân khác thường dẫn đến táo bón sau sinh mổ là tâm lý sợ đau khi đi đại tiện.
Táo bón sau sinh kéo dài bao lâu?
Tương tự như các thay đổi của cơ thể khi mang thai, cơ thể sau khi sinh con vẫn đang thay đổi để hồi phục và thích nghi với phong cách sống mới. Thông thường các trường hợp táo bón có thể được cải thiện sau 3 – 4 ngày áp dụng các biện pháp khắc phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở lại trong thời gian hậu sản.
Thời kỳ hậu sản thường kéo dài khoảng 42 ngày sau sinh. Do đó, táo bón và một số rối loạn sau sinh khác có thể trở nên tốt hơn sau thời gian này.
Một số nguyên nhân gây táo bón sau sinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên một số nguyên nhân khác có thể cần nhiều thời gian hơn để hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường và cải thiện các triệu chứng.
Táo bón sau sinh có nguy hiểm không?
Đối với hầu hết các trường hợp, táo bón sau sinh hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên đôi khi táo bón kéo dài có thể dẫn đến một số rủi ro như:
- Sưng tĩnh mạch ở hậu môn hoặc xung quanh hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ
- Rách da ở hậu môn và gây nứt hậu môn
- Không thể đẩy phân ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng tắc ruột hoặc nghẽn trực tràng
- Sa trực tràng, là tình trạng một phân trực tràng nhô ra khỏi hậu môn
Cách giảm táo bón sau sinh an toàn
Táo bón sau sinh thường có thể tự cải thiện sau 3 – 4 ngày nhưng có thể tái phát trong tương lai. Do đó, để giảm thiểu tình trạng khó chịu, phụ nữ sau sinh có thể khảo một số biện pháp như:
1. Di chuyển nhiều hơn
Nếu bạn có thể di chuyển, hãy đi lại nhiều hơn hoặc một vài lần trong ngày. Cố gắng tăng thời lượng di chuyển mỗi ngày để hỗ trợ nhu động ruột và chống táo bón. Ngoài ra, di chuyển cũng có thể ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Bên cạnh đó, trao đổi với bác sĩ về các động tác giãn cơ nhẹ nhàng, đặc biệt là phụ nữ sinh mổ. Điều này có thể tăng cường lưu lượng máu lưu thông, hỗ trợ nhu động ruột và điều trị táo bón.
2. Uống chất lỏng ấm
Uống một cốc nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón. Các loại trà thảo mộc, như trà hoa cúc, trà gừng hoặc trà hạt thìa là cũng có thể tăng cường nhu động ruột, chống táo bón, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng và hỗ trợ sản xuất sữa mẹ.
Uống nước ấm trong cả ngày, tránh nước lạnh, nước đá tốt cho phụ nữ sau sinh, ngăn ngừa táo bón và một số rối loạn ruột khác.
3. Bổ sung chất xơ
Phụ nữ bị táo bón sau sinh nên tăng cường lượng chất xơ trong cơ thể để chống lại tình trạng táo bón. Các chất xơ hòa toàn thường có trong trái cây, rau và một số loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, mận khô là loại thực phẩm giàu chất xơ và có thể hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Do đó, bạn có thể thêm mận khô vào chế độ ăn uống như món tráng miệng hoặc món ăn vặt.
Bên cạnh đó, các loại đậu, đậu tây, đậu lăng và đậu nành là các chất xơ hòa tan có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của phụ nữ sau sinh. Các loại đậu có thể tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa và tăng khả năng sản xuất sữa.
4. Sử dụng thực phẩm giàu chất sắt
Phụ nữ sau sinh thường cần sử dụng nhiều loại vitamin và chất sắt để tránh tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung chất sắt để thay thế các viên uống bổ sung.
Các sản phẩm giàu chất sắt bao gồm:
- Thịt gà
- Thịt đỏ
- Rau là màu xanh đậm
- Các loại đậu
5. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn
Phụ nữ bị táo bón sau sinh nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh rán, bánh mì trắng, khoai tây chiên, chocolate, xúc xích và các sản phẩm chế biến sẵn khác.
Bên cạnh đó, tránh các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo như phô mai, kem và các sản phẩm từ sữa. Các sản phẩm này có thể khiến tình trạng táo bón sau sinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Táo bón sau sinh khi nào cần đến bệnh viện?
Mặc dù không phổ biến nhưng táo bón trong thai kỳ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Có máu hoặc chất nhầy trong phân
- Chảy máu trực tràng
- Đau trực tràng dữ dội
- Đau dạ dày và tiêu chảy
- Căng bụng hoặc chướng bụng nghiêm trọng
- Đau âm đạo, âm hộ hoặc chảy máu từ đáy chậu
- Không thể đi đại tiện trong vòng 3 ngày sau khi sinh
Táo bón sau sinh là vấn đề thường gặp và có thể tự cải thiện trong hầu hết các trường hợp. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và uống nhiều nước để cải thiện các triệu chứng. Tránh thực phẩm tinh chế hoặc chế biến sẵn vì các loại thực phẩm này thường thiếu chất dinh dưỡng và chất xơ.
Trong các trường hợp táo bón kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!