Bệnh tiểu đường theo đông y và bài thuốc điều trị

Điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y được xem là phương án lành tính và an toàn cho hầu hết mọi đối tượng. Đông y tập trung vào kiểm soát bệnh tiểu đường tiêu khát bằng cách phục hồi chức năng phủ tạng và cải thiện chứng suy nhược cơ thể.

Quan điểm bệnh tiểu đường theo Đông y

Bệnh tiểu đường được biết đến trong Đông y với tên “ Tiêu khát”. Tiêu khát được định nghĩa là hiện tượng giải phóng các dịch cơ thể bằng việc đi tiểu, sốt cao, đổ mồ hôi,… Đông y cũng phân tích nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiểu đường là do các tác động đến phủ tạng (tỳ, phế, thận) làm rối loạn các chức năng cơ bản thông qua một vài yếu tố như:

  • Di truyền
  • Hư lao, ngũ tạng suy nhược
  • Cửu phục đan được (lạm dụng thuốc)
  • Tinh thần bất an
  • Ăn uống không điều độ
  • Lao động quá sức
Cơ thể suy nhược là một trong những nguyên nhân khiến bệnh có thể bộc phát
Cơ thể suy nhược là một trong những nguyên nhân khiến bệnh có thể bộc phát

Y học cổ truyền cũng gọi biểu hiện chính của bệnh “tiêu khát” là chứng “tam đa, nhất thiểu”, tức ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều và sụt giảm cân nặng nhanh. Để điều trị bệnh tiểu đường, Đông y phân loại bệnh làm 3 thể chính thường gặp nhằm mục đích đưa ra phương pháp tác động và chữa trị phù hợp:

  • Thể Thượng tiêu: Tức các phần ở phía trên cơ thể như tâm, phế
  • Thể Trung tiêu: Tức các phần ở giữa cơ thể như vị, tỳ
  • Thể Hạ tiêu: Tức các phần ở phía dưới cơ thể như can, thận, đại trường, tiểu trường, bàng quang

Đây là phương thức phân loại theo y học cổ truyền xưa, tương ứng với loại tiểu đường type 1 của y học hiện đại. Còn tiểu đường type 2 rất khó có biểu hiện bệnh ra ngoài, chỉ có thể phát hiện khi người bệnh tiến hành các xét nghiệm máu.

Có nên điều trị tiểu đường bằng Đông y hay không? Ưu, nhược điểm?

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, điển hình hiện nay là sử dụng Tây y và Đông y. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh tiểu đường theo Đông y được nhiều bệnh nhân sử dụng bởi sự an toàn, lành tính. Tuy nhiên vẫn có không ít người còn nghi ngờ về mức độ hiệu quả.

Sau đây là những mặt tích cực và tiêu cực của phương pháp trị liệu tiểu đường theo đông y được tổng hợp dưới dây.

Ưu điểm của điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y

  • An toàn: Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, lành tính không sợ các tác dụng phụ ngoài ý muốn
  • Bồi bổ sức khỏe tổng thể: Hầu như tất cả các bài thuốc Đông y đều được sử dụng thêm một số vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, phục hồi chức năng phủ tạng, giúp cơ thể người bệnh tăng cường đề kháng
  • Đào thải độc tố: Phương pháp Đông y còn giúp người bệnh đào thải những độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn
  • Có tác dụng lâu dài: Hướng đến việc hồi phục sức khỏe toàn cơ thể, sau đó mới từ từ chữa trị các vấn đề của bệnh nên phương pháp này có tác dụng bền vững và lâu dài.
Các bài thuốc Đông y sử dụng những loại thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính
Các bài thuốc Đông y sử dụng những loại thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính

Nhược điểm của điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y

  • Tác dụng chậm: Người mắc tiểu đường cần sử dụng phương pháp trị liệu Đông y một thời gian nhất định mới có thể nhận thấy sự thay đổi bên trong cơ thể, tình trạng bệnh dần được kiểm soát. Bài thuốc cần đủ mạnh mới có thể kiểm soát được bệnh, nếu chỉ sử dụng các bài thuốc bồi bổ thông thường sẽ rất khó mang lại hiệu quả.
  • Khó khăn trong sử dụng và bảo quản dược liệu: Các loại dược liệu Đông y cần được sử dụng và bảo quản đúng cách để dược liệu giữ được công năng vốn có của nó, không bị át hay kỵ các dược liệu khác.
  • Nguy cơ ứ độc: Các thảo dược chuyên trị phải được tách độc tố trước khi sử dụng, nếu không cơ thể đã ứ độc lại càng tích thêm độc tố.
Một số trường hợp ứ độc do thảo dược chưa được tách độc tính
Một số trường hợp ứ độc do thảo dược chưa được tách độc tính

Nguyên tắc và bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y

Trong chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, y học cổ truyền tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như sau.

Nguyên tắc điều trị tiểu đường

Đông y luôn hướng đến điều trị bệnh một cách toàn diện, tức chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì bệnh mới có thể được điều trị. Chính vì thế, các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y đều có công dụng phục hồi chức năng phủ tạng.

Không chỉ dùng thuốc mà bệnh nhân còn cần kết hợp thêm nhiều phương pháp trị liệu khác cũng như thay đổi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Mỗi một phương pháp, bài thuốc Đông y trị tiểu đường sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa, thể trạng bệnh nhân. Vì thế, người bệnh cần thăm khám bác sĩ thật kỹ để tìm ra nguyên nhân chính và tập trung điều trị đúng hướng.

Điều trị tiểu đường không dùng thuốc

Nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y mà không cần sử dụng đến thuốc. Những phương pháp này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh tiểu đường, giảm các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

  • Châm cứu chữa bệnh tiểu đường

Châm cứu được chứng nhận là một phương pháp có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ tuyến tụy, cải thiện các tình trạng cơ thể kháng Insulin đồng thời giúp giảm cân và cân bằng các hormone trong cơ thể có tác động đến bệnh tiểu đường.

 Các kỹ thuật châm cứu hiện nay đã vô cùng phát triển, phổ biến nhất là 3 phương pháp: châm cứu thảo dược, châm cứu điện và châm cứu ở mắt cá chân, cổ tay.

Châm cứu điều trị tiểu đường theo Đông y đang được ứng dụng khá phổ biến
Châm cứu điều trị tiểu đường theo Đông y đang được ứng dụng khá phổ biến
  • Bấm huyệt, xoa bóp

Phương pháp này được chứng minh là có những hiệu quả tích cực trong việc giảm lượng đường trong máu và nước tiểu bệnh nhân. Ngoài ra, những người sử dụng phương pháp bấm huyệt xoa bóp cũng giảm đi những nguy cơ xảy ra biến chứng. Chưa kể đây còn là phương pháp giúp giải tỏa stress cực kỳ hiệu quả.

Một số bài bấm huyệt xoa bóp được sử dụng hiệu quả như: xoa bụng; điểm huyệt Thái dương, huyệt Toản trúc, huyệt Bách hội, huyệt Thừa tương; xoa bóp vùng mặt; ẩn huyệt Tam âm giao, Túc tam lý, Hợp cốc; xoa bóp kinh bàng quang, xoa bóp dọc cột sống.

  • Tập luyện dưỡng sinh

Tập luyện là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các bệnh nhân tiểu đường. Dù dùng thuốc hay không dùng thuốc thì tập luyện vẫn rất cần thiết trong việc kiểm soát đường huyết.

Bệnh nhân tiểu đường cần tập luyện đều đặn và đúng cách các bài tập như: đi bộ, tai chi, thể hình, bơi lội, đạp xe, yoga,… 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Uống trà điều hòa đường huyết

Bệnh nhân tiểu đường rất khắt khe trong chế độ ăn uống như cắt giảm carbohydrate, chất béo bão hòa, đường,… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được các chất dung nạp qua thức ăn. Do vậy, để cân bằng lại đường huyết, người bệnh tiểu đường có thể tham khảo việc sử dụng trà thảo mộc.

Uống trà giúp an thần, tịnh tâm, điều hòa lượng đường trong máu. Mỗi ngày một tách trà khổ qua, trà la hán, trà ngọc mễ tu, trà mạch môn hoàn liên,… để cơ thể thanh độc, khỏe mạnh hơn.

Một số loại trà thảo mộc có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt
Một số loại trà thảo mộc có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt

Những bài thuốc trị bệnh tiểu đường trong Đông Y hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh tiểu đường theo Đông y mang lại những thay đổi tích cực mà rất nhiều bệnh nhân đã tin dùng.

Bài thuốc Đông y chữa tiểu đường số 1

  • Đối tượng: Dành cho những người có biểu hiện háo nước, liên tục cảm thấy khát, đói bụng, khô miệng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc cơ thể, nhuận táo, bồi bổ sức khỏe tổng thể
  • Dược liệu: Thiên hoa phấn, Sa sâm, Tri Mẫu, Sinh thạch cao, Sinh địa, Ngọc trúc.
  • Cách dùng: Đun với nước lọc, dùng uống hằng ngày thay nước

Bài thuốc Đông y chữa tiểu đường số 2

  • Đối tượng: Dành cho những người tiểu nhiều, tiểu liên tục, nước tiểu ngả trắng, không có cảm giác thèm ăn, cơ thể suy nhược
  • Công dụng: Bồi bổ sức khỏe tổng thể, cải thiện chức năng thận
  • Dược liệu: Đan bì, Hòa sơn được, Phục linh, Trạch tả, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Đồng tật lê, Thục địa
  • Cách dùng: Đun với nước lọc, dùng uống hằng ngày thay nước
Bệnh tiểu đường theo Đông y được điều trị bằng các dược liệu quý hiếm
Bệnh tiểu đường theo Đông y được điều trị bằng các dược liệu quý hiếm

Bài thuốc Đông y chữa tiểu đường số 3

  • Đối tượng: Dành cho những người có triệu chứng nước tiểu ngả trắng, sắc mặt nhợt nhạt, khó ăn, đi ngoài liên tục, mắc chứng sợ lạnh.
  • Công dụng: Bổ thận dương, dưỡng thận âm, phục hồi chức năng thận, giảm tiểu nhiều về đêm
  • Dược liệu: Mạch môn, Đan bì, Huyền sâm, Nhục quế, Trạch tả, Phục linh, Sơn thù du, Phụ tử
  • Cách dùng: Đun với nước lọc, dùng uống hằng ngày thay nước

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường theo Đông y số 4

  • Đối tượng: Dành có những người đi tiểu hóa chuyển màu trắng đục, cơ chân, cơ tay có dấu hiệu bị co lại
  • Công dụng: Lưu thông khí huyết, cải thiện khí trệ, khí hư
  • Dược liệu: Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Ngũ linh chi, Chỉ xác, Diên hồ sách, Xích thược
  • Cách dùng: Đun với nước lọc, dùng uống hằng ngày thay nước

Bài thuốc Đông y trị tiểu đường số 5

  • Đối tượng: Dành cho những người mắc các chứng bệnh khác kèm bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh phế quản
  • Công dụng: Cải thiện chứng khí huyết ứ trệ, giảm thiểu đau tức ngực, mất ngủ, đau đầu
  • Dược liệu: Đan bì, Xích thược, Trạch tả, Diên hồ sách, Mạch mông, Hồng hoa, Đào nhân
  • Cách dùng: Đun với nước lọc, dùng uống hằng ngày thay nước.

Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y

Để việc điều trị bệnh đạt được những hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần lưu ý một vài điểm quan trọng sau đây khi điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y:

  • Thăm khám kỹ càng: Đông y phân chia bệnh tiểu đường theo nhiều nguyên nhân và các bài thuốc cũng dựa vào đó để căn chỉnh. Vì thế, hãy thành thật và tỉ mỉ khi khai báo thông tin bệnh cho bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng.
  • Tuân thủ liều dùng: bài thuốc Đông y chỉ có tác dụng kiểm soát tiểu đường khi được sử dụng đúng và đủ liều lượng. Vì thế, hãy tuân thủ theo thang thuốc được bác sĩ bốc, không dùng thiếu cũng tuyệt đối không lạm dụng.
  • Không sử dụng thuốc chồng chéo: Nếu đã lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y thì không nên sử dụng chồng chéo thuốc Tây y hay các loại thuốc khác để tránh phản ứng ngược.
  • Ngưng sử dụng nếu có biểu hiện bất thường: Nếu việc dùng thuốc gây ra những triệu chứng bất thường cho cơ thể cần lập tức dừng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
  • Dừng sử dụng thuốc: Trường hợp bệnh nhân nên dừng sử dụng thuốc là khi đã sử dụng một vài tháng nhưng không có chuyển biến tích cực. Lúc này cần sự chẩn đoán lại của bác sĩ và sử dụng các phương pháp khác phù hợp hơn.
  • Sinh hoạt điều độ: Ăn uống cẩn trọng, tập luyện thường xuyên là những yếu tố đủ để bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát tốt nhất.
Thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường
Thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường

Tiểu đường dường như không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể giữ cho bệnh ở trong giới hạn kiểm soát và giảm thiểu tối đa các biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y hay Tây y đều cần sự kiên trì và tuân thủ quy tắc của người bệnh, do vậy cần chuẩn bị một tâm lý thoải mái, sẵn sàng sống chung hòa thuận với bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *