Các loại thực phẩm gây táo bón – Không nên ăn nhiều

Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng táo bón, trong khi một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và gây táo bón. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các loại thực phẩm gây táo bón để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

các loại thực phẩm gây táo bón
Tìm hiểu các loại thực phẩm gây táo bón để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Các loại thực phẩm gây táo bón cần tránh

Táo bón là một vấn đề phổ biến, được định nghĩa khi một người đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Trên thư tế có khoảng 27% người trưởng thành gặp các triệu chứng này và các dấu hiệu kèm theo như đầy hơi, chướng bụng hoặc đau bụng. Người lớn tuổi và những người thường xuyên không hoạt động thể chất có thể tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có thể làm các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các loại thực phẩm gây táo bón cần tránh sử dụng bao gồm:

1. Rượu

Rượu và các loại đồ uống kích thích khác thường xuyên được xem là một nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón. Uống rượu thường xuyên, đặc biệt là dưới số lượng lớn có thể làm tăng lượng chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy nhu cầu đi đại tiện, gây mất nước  và các chất điện giải.

rượu gây táo bón
Rượu và các loại đồ uống có cồn có thể tăng nguy cơ gây táo bón

Mất nước có thể tăng làm tăng nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, những người thường xuyên sử dụng rượu có nguy cơ tiêu chảy, đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Rượu tác dụng lên cơ thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, để hạn chế các nguy cơ táo bón và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, những người thường xuyên uống rượu nên cố gằng bù nước bằng cách uống nhiều nước hoặc uống xen kẽ rượu và đồ uống không chứa cồn.

2. Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và một số loại thực phẩm khác. Tiêu thụ thực phẩm chứa gluten có thể làm tăng nguy cơ táo bón ở một số người.

Bên cạnh đó, một số người có thể không dung nạp gluten. Tình trạng này được gọi là bệnh Celiac. Khi người bệnh Celiac tiêu thụ gluten, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công đường ruột, dẫn đến tổn thương hệ thống tiêu hóa nghiêm trọng. Do đó, những người bệnh Celiac nên tránh tiêu thụ thực phẩm chứa gluten để tránh các rủi ro không mong muốn.

Nếu bạn nghi ngờ tình trạng táo bón có thể liên quan đến các loại thực phẩm chứa gluten, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số thực phẩm chứa gluten có thể gây táo bón bao gồm:

  • Mì ống
  • Bánh mì
  • Bánh quy giòn
  • Các loại gia vị hỗn hợp
  • Yến mạch chế biến
  • Thịt trắng
  • Xì dầu

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là một loại thực phẩm gây táo bón phổ biến đối với một số đối tượng bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ em là những đối tượng dễ bị táo bón liên quan đến sữa. Điều này có thể là do sự nhạy cảm của cơ thể đối với các loại protein có trong sữa, đặc biệt là sữa bò.

sữa gây táo bón
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây rối loạn tiêu hóa và táo bón

Trong một số nghiên cứu, đánh giá, trẻ em bị táo bón mãn tính có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách ngừng tiêu thụ sữa bò. Để đảm bảo chất dinh dưỡng và ngăn ngừa các rủi ro khác, trẻ có thể bổ sung sữa hạt, chẳng hạn như sữa đậu nành.

4. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể các nguyên nhân khiến thịt đỏ thuốc nhóm các loại thực phẩm gây táo bón bao gồm:

  • Ít chất xơ, làm giảm trọng lượng phân và khiến phân khó di chuyển hơn trong hệ thống tiêu hóa
  • Thịt đỏ góp phần làm giảm tổng lượng chất xơ tiêu thụ mỗi ngày và tăng nguy cơ táo bón, đại tiện đau. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều thịt làm dạ dày bị đầy và không thể tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống.

Ngoài ra, không giống các loại thịt khác, chẳng hạn như thịt gia cầm và cá, các loại thịt đỏ chứa một lượng chất béo tương đối cao. Các chất béo có thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, dẫn đến việc hạn chế nhu động ruột và tăng nguy cơ táo bón. Trong nhiều trường hợp sử dụng thịt đỏ thường xuyên có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

Để thay thế các loại protein có trong thịt đỏ, người bệnh táo bón có thể tăng cường tiêu thụ các loại đậu như đậu Hà Lan hoặc đậu lăng.

Các loại thịt đỏ có thể dẫn đến táo bón bao gồm:

  • Thịt bò
  • Thịt cừu
  • Thịt trâu
  • Thịt dê
  • Thịt ngựa

5. Ngũ cốc chế biến sẵn

Các loại ngũ cốc chế biến sẵn và các sản phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống trắng, thường chứa ít chất xơ và có thể dẫn đến táo bón khi so sánh với ngũ cốc nguyên hạt.

thức ăn gây táo bón
Các loại ngũ cốc chế biến sẵn thường chứa ít chất xơ và có thể dẫn đến táo bón

Các loại ngũ cốc đã chế biến thường bị loại bỏ cám và các mầm hạt. Cám chứa nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ tăng cường trong lượng cho phân và giảm phân di chuyển qua hệ thống tiêu hóa.

Nhiều nghiên cứu cho biết, tiêu thụ nhiều chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón ở hầu hết mọi người. Do đó, những người bị táo bón có thể sử dụng có thể thường xuyên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Mặc dù tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, tuy nhiên đối với một số người việc tiêu thụ nhiều chất xơ có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang bị táo bón và thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, việc bổ sung chất xơ đôi khi có thể khiến các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể nên giảm lượng chất xơ mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát tình trạng táo bón.

6. Thức ăn nhanh

Thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh , đồ chiên, thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ táo bón hoặc khiến các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm này thường có xu hướng giàu chất béo, ít chất xơ. Khi kết hợp với nhau có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn như khoai tây chiên, chocolate hoặc kem có thể thay thế các loại thức ăn lành mạnh hơn như trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống. Điều này có thể tăng nguy táo bón do giảm tổng lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các loại đồ ăn nhanh, chẳng hạn như khoai tây chiên, thường có chứa một lượng lớn muối. Điều này khiến cơ thể hút nước từ ruột và gây khó đi đại tiện hoặc táo bón.

7. Một số loại trái cây gây táo bón

Trái cây và rau quả được biết là các loại thực phẩm lành mạnh  và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại trái cây có thể được xếp vào nhóm các loại thực phẩm gây táo bón cần tránh tiêu thụ.

trái cây gây táo bón
Quả hồng là một loại trái cây chứa chất làm se và có thể dẫn đến táo bón

Cụ thể các loại trái cây có thể gây táo bón bao gồm:

  • Quả hồng: Hồng là một loại trái cây phổ biến có thể dẫn đến các triệu chứng táo bón ở một số người. Có nhiều loại hồng khác nhau, tuy nhiên hầu hết các loại hồng đều chứa chất làm se, được cho là có tác dụng giảm tiết dịch ruột và sự co bóp của hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể làm chậm nhu động ruột và gây táo bón.
  • Chuối chưa chín: Loại trái cây này thường chứa một loại tinh bột lớn mà cơ thể không thể hấp thụ. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến táo bón hoặc gây khó khăn khi đi đại tiện. Ngoài ra các loại chuối chín có tác dụng điều trị táo bón hiệu quả.

Tham khảo thêm: 12+ loại trái cây trị táo bón hiệu quả nhanh, dễ mua

8. Chocolate

Chocolate là một loại thực phẩm gây táo bón phổ biến. Cụ thể, chocolate chứa nhiều chất béo, có thể làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, chocolate có thể gây ảnh hưởng đến các cơ co thắt và làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Do đó, chocolate là một trong những loại thực phẩm gây táo bón cần tránh phổ biến nhất.

Những người bị táo bón được khuyến cáo giảm số lượng hoặc không tiêu thụ chocolate để tránh táo bón và một số vấn đề sức khỏe liên quan khác.

9. Kẹo cao su

Thường xuyên nhai kẹo cao su đặc biệt là khi nuốt kẹo cao su có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa và táo bón. Bên cạnh đó, nuốt kẹo cao su và loại kẹo hạt hoặc kẹo viên cứng khác có thể tạo thành một khối kết dính, khó tiêu và dẫn đến tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa. Tình trạng tắc nghẽn này có thể dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, trẻ em dưới 5 tuổi hoàn toàn không nên tiêu thụ kẹo cao su để tránh các rủi ro không mong muốn.

Táo bón là một tình trạng phổ biến và gây nhiều khó chịu. Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, trong khi một có nhiều loại thực phẩm gây táo bón người bệnh cần tránh sử dụng. Nếu thay đổi chế độ ăn uống không thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng táo bón. Người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa táo bón

Bên cạnh việc tránh sử dụng các loại thực phẩm gây táo bón, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa táo bón như sau:

Thực phẩm trị táo bón
Thường xuyên bổ sung chất xơ có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau xanh, các loại đậu, quả hạch (dâu tây hoặc việt quất), các loại hạt  và ngũ cốc nguyên hạt có thể ngăn ngừa táo bón.
  • Uống nhiều nước: Tiêu thụ đầy đủ lượng nước cần thiết có thể giúp cơ thể ngậm nước, hạn chế tình trạng mất cân bằng các chất điện giải và hỗ trợ điều trị táo bón. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể bổ sung trà thảo mộc, nước ép trái cây tự nhiên không thêm đường để bổ sung lượng nước cần thiết.
  • Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn đến rối loạn hệ thống tiêu hóa và dẫn đến táo bón. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bị táo bón nên dành thời gian để thư giãn, tập thể dục, yoga, thiền định để hỗ trợ giải tỏa căng thẳng và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hệ thống tiêu hóa cần vận động thường xuyên để các cơ hoạt động tốt hơn. Cố gắng tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc chạy bộ ngắn, 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần để tránh các rủi ro táo bón.
  • Bổ sung Probiotics: Probiotics là các lợi khuẩn đường ruột có thể cần bằng hệ thống vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Người bệnh táo bón có thể thường xuyên bổ sung Probiotics thông qua các loại thực phẩm như kim chi, dưa cải muối, sữa chua và các loại thực phẩm lên men khác.

Táo bón là một tình trạng phổ biến, có thể liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp. Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, người bệnh cần lưu ý tránh các loại thực phẩm gây táo bón. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *