Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không? [Hỏi – Đáp]
Nội dung bài viết
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng y tế khẩn cấp cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Vậy thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong phần bên dưới để có biện pháp xử lý, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Chuyên gia giải đáp – Mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng thụ tinh và phát triển bên ngoài tử cung của người phụ nữ, khoảng 90% các trường hợp trứng được cấy vào ống dẫn trứng. Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp, có thể gây xuất huyết nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Về vấn đề mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, hầu hết các trường hợp có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung được chỉ định siêu âm kiểm tra. Tuy nhiên siêu âm chỉ có thể phát hiện khoảng 70% các trường hợp thai ngoài tử cung.
Đôi khi bào thai có thể phát triển ở các vị trí khó quan sát và dẫn đến tình trạng không kiểm tra thấy phôi thai khi siêu âm. Có khoảng 30% các trường hợp mang thai ngoài tử cung, có hình ảnh túi thai giả xuất hiện khi thực hiện siêu âm. Do đó, các bác sĩ cần phân biệt các túi thai thật và túi giả trong buồng tử cung. Cụ thể như sau:
- Túi thai thật: Vị trí nằm lệch, túi tròn, được bao quanh bởi nhiều vòng echo dày từ bào nguyên nuôi, túi thai nằm dưới lớp nội mạc với đường nội mạc nguyên vẹn.
- Túi thai giả: Nằm ở giữa lớp nội mạc, đường nội mạc không nhìn thấy ở mặt cắt dọc, hình dạng có thể thay đổi tùy theo buồng tử cung và chỉ có một lớp tế bào mỏng bao xung quanh túi thai.
Để xác nhận tình trạng mang thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể kiểm tra vùng chậu, khu vuc đau tìm kiếm khối u hoặc bào thai ở ống dẫn trứng và buồng trứng. Tuy nhiên, bác sĩ không thể xác nhận tình trạng mang thai ngoài tử cung thông qua các kiểm tra thông thường.
Trong hầu hết các trường hợp, siêu âm thai là cách tốt nhất để xác định vị trí và kích thước thai nhi. Cụ thể siêu âm có thể giúp bác sĩ quan sát vị trí của túi thai và xác định bạn có mang thai ngoài tử cung hay không. Đối với thử nghiệm này, bác sĩ có thể sử dụng một đầu dò, với camera gắn ở đầu để đưa vào âm đạo của bạn. Thiết bị này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh bên trong tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và khoang bụng, sau đó truyền đến màn hình liên kết.
Bác sĩ dựa có thể dựa trên hình ảnh này để xác định vị trí túi thai và đánh giá sức khỏe thai kỳ.
Các chuyên gia cho biết khoảng 70% các trường hợp siêu âm có thể phát hiện túi thai bên ngoài tử cung. Mặc dù siêu âm được xem là một xét nghiệm thai kỳ hiệu quả và độ chính xác cao, tuy nhiên trong một số trường hợp siêu âm có thể không phát hiện túi thai.
Các xét nghiệm chẩn đoán thai ngoài tử cung khác
Trong hầu hết các trường hợp, xác định tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể gặp nhiều khó khăn, do các triệu chứng phổ biến thường dễ nhầm lẫn thành các tình trạng liên quan khác như viêm dạ dày ruột. Do đó, để xác định tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định một loạt các xét nghiệm kiểm tra như:
1. Thử thai
Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để xác định nồng độ gonadotropin màng đệm ở người (HCG) để xác nhận rằng bạn đang mang thai. Nồng độ hormone này tăng lên mỗi ngày khi phụ nữ đang trong thai kỳ. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra nồng độ HCG thông qua xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để xác định các dấu hiệu thai kỳ.
Trong trường hợp nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra nồng độ HCG sau mỗi vài ngày cho đến khi bạn đủ điều kiện để thực hiện siêu âm thai, thường là khoảng tuần thứ năm hoặc tuần thứ sáu của thai kỳ.
Thông thường nồng độ HCG tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba lần trong 2 – 3 ngày đầu tiên của thai kỳ. Ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung, nồng độ HCG tăng lên chậm hơn so với bình thường. Do đó, nếu bạn có nồng độ HCG tăng chậm, bạn có thể mang thai ngoài tử cung.
Bên cạnh đó, nồng độ HCG tăng chậm cũng có thể là dấu hiệu sẩy thai tự nhiên. Đây là tình trạng mất thai, không có sự tác động, xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, có khoảng 20% các trường hợp mang thai ngoài tử cung có nồng độ hormone HCG tăng bình thường. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm hoặc các biện pháp chẩn đoán phù hợp hơn.
2. Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu có thể xác định nồng độ gonadotropin màng đệm ở người (HCG). So với xét nghiệm HCG thông qua nước tiểu, xét nghiệm máu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mất nước và thời gian trong ngày khi kiểm tra.
Xét nghiệm máu HCG có thể được chỉ định trong một số trường hợp như:
- Xác nhận thai kỳ
- Xác định tuổi thai
- Chẩn đoán các tình trạng mang thai bất thường như mang thai ngoài tử cung
- Chẩn đoán khả năng sẩy thai tiềm năng
- Sàng lọc Hội chứng Down
Bên cạnh đó, sàng lọc HCG đội khi có thể xác định khối u hoặc kiểm soát ung thư như ung thư tử cung, hay ung thư biểu mô.
Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nhóm máu của bạn. Bởi vì đôi khi bạn có thể cần được truyền máu trong quá trình điều trị.
Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Mang thai ngoài tử cung được xem là một tình trạng y tế nghiêm trọng và khẩn cấp. Biến chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất là vỡ ống dẫn trứng, dẫn đến mất máu nghiêm trọng và tử vong. Theo thống kê, trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất là mất máu liên quan đến mang thai ngoài tử cung. Do đó, nếu bạn có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Bạn có thể không nhận thấy bất cứ dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nào trong thời gian đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể nhận thấy các dấu hiệu sớm của thai kỳ như trễ kinh hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt, đau ngực hoặc buồn nôn.
Bên cạnh đó, khi phôi thai bắt đầu phát triển, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:
- Chảy máu âm đạo nhẹ và đau vùng chậu.
- Nếu mang thai ở ống dẫn trứng, bạn có thể bị rò rỉ máu từ ống dẫn trứng. Điều này có thể gây đau ở vai và cảm giác muốn đi đại tiện thường xuyên.
- Các triệu chứng cụ thể khác có thể phụ thuộc vào vị trí bào thai, kích thước thai và các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Phôi thai phát triển ngoài tử cung không thể tiếp tục và cần được loại bỏ để tránh các rủi ro không mong muốn. Nếu trứng được thụ tinh tiếp tục phát triển ở ống dẫn trứng, điều này có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ, gây xuất huyết nghiêm trọng, chóng mặt, ngất xỉu, sốc xuất huyết và tử vong.
Do đó, bạn nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu mang thai kèm các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng kèm theo chảy máu âm đạo
- Choáng váng, đau đầu hoặc ngất xỉu
- Đau vai
- Thay đổi thói quen đi đại tiện
Nếu bác sĩ xác định tình trạng mang thai ngoài tử cung nhưng không có dấu hiệu vỡ, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng methotrexate để chấm dứt thai kỳ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi nồng độ HCG nếu thai kỳ có dấu hiệu kết thúc tự nhiên (sẩy thai tự nhiên). Nếu bác sĩ nghi ngờ phôi thai có khả năng vỡ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để kết thúc thai kỳ.
Nói chung, mang thai ngoài tử cung là không thể giữ và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý phù hợp. Không tự ý dùng thuốc hoặc giữ thai ngoài tử cung để tránh các rủi ro không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!