Khi vợ mang bầu chồng nên làm gì tốt nhất?
Nội dung bài viết
Khi vợ mang bầu chồng nên làm gì là tốt nhất có lẽ là thắc mắc của rất nhiều ông bố trẻ. Bởi, vợ có bầu đồng nghĩa với việc người chồng đã lên chức bố. Những sự lúng túng, tâm lý hồi hộp không chỉ riêng người phụ nữ có mà ngay cả đấng mày râu cũng phải trải qua. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho các ông chồng những việc nên làm khi vợ mang bầu chuẩn nhất, giúp vợ vui và con khỏe mạnh.
Vai trò của người chồng khi vợ mang bầu
Mang thai là một hành trình vô cùng vất vả, đặc biệt là với những phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ. Sẽ có rất nhiều biến đổi về tâm sinh lý trong cơ thể người phụ nữ. Lúc này, họ cần nhận được sự quan tâm của những người xung quanh. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là người chồng.
Qua các nghiên cứu và phân tích của nhiều chuyên gia, người phụ nữ có chồng biết quan tâm, chăm sóc trong quá trình mang thai sẽ sinh ra con có sức khỏe và trí tuệ tốt hơn bình thường. Chính vì thế, các ông chồng nên lưu ý đến vấn đề này. Không chỉ giữ lửa hạnh phúc gia đình mà còn giúp em bé sinh ra được phát triển toàn diện nhất.
Vậy khi vợ mang bầu, vai trò của người chồng là như thế nào? Dưới đây là một vài vấn đề liên quan mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Như đã đề cập, việc ông chồng biết quan tâm vợ trong thời kỳ thai nghén sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
- Khi chồng biết lắng nghe và quan tâm vợ, người vợ sẽ giảm thiểu bớt những áp lực. Điều này là vô cùng cần thiết, giúp người vợ tránh được chứng trầm cảm khi mang thai.
- Người chồng biết quan tâm sẽ giúp vợ trải qua các giai đoạn khó khăn khi mang thai như ốm nghén, vượt cạn,…
- Gánh vác được những công việc nặng nhọc quá sức đối với người vợ. Việc này giúp hai mẹ con tránh được những mối nguy hại. Đặc biệt là tình trạng phụ nữ làm việc nặng dẫn đến sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Có người chồng biết quan tâm, chăm sóc người vợ sẽ có tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
- Giúp vợ giải quyết những nhu cầu khó thực hiện trường hợp bụng bầu bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Chẳng hạn, việc cúi người nhặt đồ rơi, di chuyển lấy đồ, cắt móng chân,…
- Đưa vợ đi đẻ khi có dấu hiệu sinh con,…
Người chồng có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình mang thai, không riêng gì người vợ. Đây là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình cũng như sự phát triển của thai nhi từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời. Tuy nhiên, không phải người chồng nào cũng biết nên làm gì khi vợ mình mang bầu. Vì thế, các ông bố nên lưu ý đến vị trí của mình trong gia đình và có sự chuẩn bị tốt nhất để việc chào đón con yêu diễn ra thuận lợi, an toàn.
Khi vợ mang bầu chồng nên làm gì là tốt nhất?
Khi mang bầu, người vợ phải chịu đựng rất nhiều vấn đề. Không chỉ thay đổi về sinh lý mà tâm lý cũng có nhiều bất ổn. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nặng nề, đau nhức,… Thậm chí, với những cô nàng bị ốm nghén nặng, việc ăn uống cũng vô cùng khó khăn.
Người chồng lúc này sẽ là một trong những người có thể giúp vợ san sẻ những gánh nặng này. Vậy, khi vợ mang bầu chồng nên làm gì? Dưới đây là những việc bạn đọc có thể tham khảo để giúp vợ có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện nhất:
Bỏ thuốc lá
Nếu bạn là người có thói quen hút thuốc lá thì nên hạn chế lại, tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ và con. Theo nghiên cứu, người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với người trực tiếp sử dụng.
Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và thai nhi người chồng nên bỏ thuốc lá. Việc giữ một không gian sống an toàn, lành mạnh sẽ giúp đứa trẻ tránh được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, người chồng cũng nên hạn chế cả bia, rượu, đồ uống có cồn trong quá trình vợ mang thai để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho hai mẹ con.
Cùng vợ tham gia các lớp tiền sản
Việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sinh sản cùng vợ là hết sức cần thiết. Thông qua đó, người đàn ông cũng sẽ phần nào hiểu được những vất vả và hy sinh mà người phụ nữ phải trải qua để tạo ra được một đứa trẻ. Không những thế, các anh cũng sẽ hiểu được giai đoạn ốm nghén, nhiễm cúm khi mang thai,…như thế nào để có cách hỗ trợ vợ được tốt nhất.
Các kiến thức của các khóa học sẽ giúp cả hai vợ chồng có được thông tin để giúp thai kỳ được khỏe mạnh. Việc này cũng góp phần giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến sảy thai, sinh non,…phòng tránh các mối nguy hại đáng tiếc xảy ra.
Nhắc nhở và cùng vợ khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là một trong các hoạt động cần phải tiến hành trong suốt thời gian mang thai. Chính vì thế, cả vợ và chồng đều nên lưu ý. Tuy nhiên, khi có em bé, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, trí nhớ cũng sẽ không còn nhạy bén như trước. Chính vì thế, các mẹ bầu vẫn hay quên lịch hẹn mà bác sĩ phụ sản đã đưa ra trước đó.
Lúc này, các ông chồng sẽ là người giúp vợ nhớ lại lịch hẹn và cùng vợ đến gặp bác sĩ trong lần khám thai tiếp đó. Việc cùng đồng hành với chồng đến bệnh viện hay phòng khám sẽ giúp chị em có niềm tin và giảm cảm giác lo lắng hơn. Không những thế, đi cùng chồng cũng đảm bảo được an toàn cho thai phụ và em bé trên đường đi. Đây là cách chia sẻ tốt nhất mà người vợ nào cũng mong muốn được người chồng thực hiện.
Trong quá trình thăm khám, thông qua siêu âm, cả hai vợ chồng có thể lắng nghe được nhịp tim của con. Hình ảnh em bé ngày càng phát triển trong bụng cũng được hiển thị giúp hai vợ chồng quan sát được con yêu của mình. Đồng thời, nếu cần có điều chỉnh, bác sĩ cũng sẽ trực tiếp thông báo để cả vợ và chồng đều nhận được thông tin và thay đổi để thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhất.
Quan tâm đến sự thay đổi của vợ
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ không chỉ thay đổi về sinh lý mà tâm lý cũng sẽ có những bất ổn nhất định. Họ có thể dễ cáu gắt, bực bội hơn. Chính vì thế, thay vì la mắng và cãi vã với vợ, người chồng nên lắng nghe và chia sẻ để vợ giảm stress, căng thẳng, tránh chứng trầm cảm trong giai đoạn mang thai.
Ngoài ra, việc quan sát những biểu hiện khác thường của vợ cũng giúp người chồng kịp thời xử lý. Điều này là vô cùng cần thiết. Nếu có những vấn đề, việc cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế được những rủi ro cho mẹ và bé. Do đó, các ông bố không nên chủ quan và bỏ qua việc làm này.
San sẻ công việc nhà cùng vợ
Đấng mày râu có thể bận rộn với công việc ngoài xã hội. Tuy nhiên, người vợ ở nhà cũng sẽ có những khó khăn riêng. Nhất là khi cô ấy cũng phải vừa đi làm vừa chăm sóc con cái, nhà cửa. Khi có con, thai phụ sẽ thường xuyên mệt mỏi, cơ thể cũng trở nên nặng nề hơn. Lúc này, sự san sẻ công việc nhà từ các ông chồng sẽ giúp người vợ giảm được mối lo lắng.
Chồng có thể giúp vợ nấu ăn. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp thai nhi phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn. Thế nên, chồng có thể nấu ăn cùng vợ hoặc tự nấu những món ăn đầy đủ dưỡng chất để bồi bổ cho vợ và con.
Ngoài ra, cũng nên hạn chế để vợ đang mang thai tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà bông giặt đồ,… Mùi hóa chất sẽ không tốt cho cơ thể thai phụ và cả em bé trong bụng. Vì thế, chồng nên tránh để vợ tiếp xúc với các hóa chất có thể gây hại, kể cả việc sử dụng nước sơn móng tay.
Trò chuyện cùng con
Nhiều người vẫn nghĩ rằng em bé trong bụng sẽ không nghe được âm thanh từ bên ngoài. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Em bé khi đã phát triển đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là tai và mắt thì đã bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh từ bên ngoài.
Do đó, để tăng “sợi dây” liên kết giữa hai cha con, các ông chồng nên thường xuyên trò chuyện với con. Chồng có thể chạm nhẹ vào bụng vợ, hát hay kể chuyện cho thai nhi nghe. Thông qua đó, các ông chồng cũng sẽ cảm nhận được sự chuyển động “hồi đáp” từ con.
Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ được bố và mẹ quan tâm, trò chuyện từ khi còn nằm trong bụng mẹ khi chào đời sẽ ít quấy khóc hơn. Đặc biệt là có thể nín khóc khi nghe được giọng người bố vỗ về, hát ru. Tuy nhiên, để tránh làm trẻ bị giật mình với những âm thanh và tiếng động mạnh, các ông chồng nên chú ý trong việc di chuyển và điều chỉnh âm lượng khi nói chuyện.
Việc tâm sự, trò chuyện với con trong thai kỳ là việc làm hữu ích đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra. Các em bé chào đời trong điều kiện nhận được sự chăm sóc của cả mẹ và bố sẽ có tâm lý phát triển tốt hơn những trẻ không nhận được yêu thương từ khi chưa chào đời.
Giúp vợ cắt móng chân hoặc mang giày
Giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, bụng của phụ nữ mang thai đã khá to. Lúc này, việc cúi người sẽ trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, khi vợ mang bầu người chồng nên giúp vợ thực hiện một số hoạt động khó thường ngày. Trong đó có việc cắt móng chân hoặc đi giày. Các ông chồng nên lưu ý để kịp thời giúp vợ khi thấy cô ấy loay hoay mang giày hoặc khó khăn khi cắt tỉa móng chân,…
Tâm sự với vợ
Bà bầu rất dễ bị stress, căng thẳng và dễ lo âu,…Do đó, người chồng nên có cách tâm sự và giúp vợ giải tỏa những suy nghĩ trong đầu. Động viên tinh thần sẽ giúp thai phụ thoải mái, thai nhi cũng sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Cả hai vợ chồng nên tránh những cuộc cãi vã không đáng có. Thay vào đó, chồng có thể nhường nhịn vợ, giải thích các vấn đề để cô ấy hiểu. Đây cũng là yếu tố duy trì hạnh phúc gia đình mà bất kể ông chồng nào cũng nên quan tâm đến. Bởi, giai đoạn mang thai, tâm lý phụ nữ thay đổi rất thất thường. Đặc biệt là dễ tổn thương, tủi thân khi thấy chồng không quan tâm.
Do đó, tránh những tình huống không mong muốn xảy ra, người chồng nên biết lắng nghe và chia sẻ để giảm thiểu những nỗi lo âu cho người vợ. Thai phụ được khỏe mạnh, vui vẻ, em bé sinh ra cũng sẽ hạnh phúc và tươi tắn hơn.
Massage giúp vợ thư giãn
Càng về cuối thai kỳ, cơ thể người phụ nữ càng trở nên nặng nề hơn. Lúc này, chân, tay của vợ cũng bắt đầu có dấu hiệu sưng phù, đau nhức thường xuyên hơn. Đặc biệt, vì bụng đã khá to nên tư thế ngủ cũng không được bình thường khiến giấc ngủ không sâu và ngon. Người chồng nên massage những vùng khó chịu của vợ, san sẻ cùng vợ vấn đề này.
Các ông chồng có thể tham gia các khóa học làm bố, học chăm sóc bà bầu để giúp vợ trải qua giai đoạn này thoải mái hơn. Người vợ nếu nhận được tình yêu thương, quan tâm từ người bạn đời cũng sẽ giảm được căng thẳng, giúp em bé khỏe mạnh.
Mua sắm cùng vợ
Nhiều vấn đề sẽ phát sinh khi hai vợ chồng quyết định có em bé. Không chỉ cần mua những thứ cần thiết cho em bé, mẹ bầu lúc này cũng cần nhiều vật dụng hơn khi mang thai. Chính vì thế, người chồng nên tìm hiểu và chuẩn bị giúp vợ những nhu yếu phẩm cần thiết.
Ngoài ra, khi mang thai, người phụ nữ cũng cần được cung cấp dinh dưỡng. Chồng có thể mua sữa bầu theo hướng dẫn của người có chuyên môn, để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và em bé khỏe mạnh. Không những thế, chồng có thể tìm hiểu và mua những thực phẩm dự trữ cho mẹ bầu để khi đói có thể ăn ngay. Bởi, phụ nữ khi mang thai rất dễ đói, sự quan tâm tinh tế này sẽ giúp các mẹ vui vẻ hơn rất nhiều. Các ông bố không nên bỏ qua.
Không nên đặt nặng vấn đề quan hệ tình dục
Trong thời gian mang thai, các chuyên gia chỉ ra rằng, người phụ nữ vẫn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục cùng chồng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cả hai vợ chồng nên thảo luận và tìm hiểu các giai đoạn thích hợp để thực hiện chuyện “chăn gối”.
Bên cạnh đó, khi thai nhi bắt đầu phát triển lớn hơn, cơ thể người phụ nữ cũng trở nên nặng nề và mệt mỏi hơn. Chính vì thế, cảm xúc của vợ cũng sẽ không còn được như trước đó. Chồng nên hiểu và tâm sự cùng vợ, giải tỏa những băn khoăn hay phiền muộn cùng nhau là cách tốt nhất để cả hai giữ lửa hạnh phúc gia đình.
Hạn chế về nhà trễ
Nếu không vì công việc bận rộn, chồng nên dành thời gian về nhà cùng vợ nhiều hơn. Khi mang thai, người phụ nữ rất nhạy cảm, nếu chồng vắng nhà không có lý do chính đáng, cô ấy có thể nghi ngờ và lo lắng nhiều thứ. Điều này vô tình ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Chính vì thế, các ông bố nên lưu ý vấn đề này. Về nhà ăn cơm cùng vợ, tâm sự cùng vợ, giải quyết những mâu thuẫn cùng vợ sẽ giúp người bạn đời của mình giảm thiểu những lo âu. Thai kỳ cũng từ đó trở nên lành mạnh hơn, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề: “Khi vợ mang bầu chồng nên làm gì là tốt nhất?”. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn đọc những vấn đề bổ ích. Để phụ nữ có được thai kỳ khỏe mạnh, không chỉ bản thân phụ nữ mà người xung quanh cũng nên biết cách quan tâm, chăm sóc đúng. Chỉ có như thế, em bé sinh ra mới khỏe mạnh và có điều kiện phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!