Rối Loạn Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh – Điều Ba Mẹ Cần Biết

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh có thể liên quan đến nhiều vấn đề y tế cũng như bệnh lý liên quan cần điều trị y tế. Do đó, người chăm sóc cần tìm hiểu các thông tin cơ bản để có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp.

rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh
Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 9 – 12 giờ mỗi đêm và 2 – 5 giờ vào ban ngày. Khi được 2 tháng tuổi trẻ có thể ngủ 2 – 4 giấc ngủ ngắn mỗi ngày và khi được 12 tháng tuổi, trẻ có thể ngủ 1 – 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày. Tuy nhiên, một số điều kiện y tế như trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, vấn đề về hô hấp hoặc các bệnh lý khác, có thể ảnh hưởng thói quen giấc ngủ của trẻ.

Trong một số trường hợp trẻ có thể mất nhiều thời gian ổn định trước khi ngủ. Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể gặp một số vấn đề hoặc dấu hiệu rối loạn giấc ngủ. Các dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Trẻ thường nằm yên trên giường trong giờ đi ngủ, có nhu cầu đi vệ sinh hoặc không có dấu hiệu đi ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài hàng giờ.
  • Trẻ sơ sinh chỉ ngủ khoảng 90 phút mỗi ngày, thậm chí là vào ban đêm.
  • Chân trẻ có dấu hiệu di chuyển, ngứa ngáy không yên vào ban đêm.
  • Trẻ ngáy to khi ngủ.
  • Thức dậy thường xuyên và khóc lớn vào ban đêm.
  • Có các dấu hiệu bất thường trong khi ngủ như nói mớ, gặp ác mộng hoặc mộng du.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, về cơ bản có 4 nguyên nhân có thể gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Cụ thể các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!

1. Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, xuất hiện khi trẻ ngưng thở trong 10 – 20 giây trong lúc ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ và người chăm sóc đều không nhận biết tình trạng này đang xảy ra. Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết như:

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tháng
Mở miệng khi ngủ có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ
  • Ngáy to
  • Ngủ khi miệng đang mở
  • Khó thở vào ban đêm, đặc biệt là ngừng thở từ 10 giây trở lên, sau đó thở gấp
  • Khó ngủ hoặc ngủ không yên
  • Ngủ ở những tư thế kỳ lạ
  • Đái dầm
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm khi đang ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều rủi ro như hành vi bất thường trong ngày và ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

2. Hội chứng hoảng loạn khi ngủ

Hội chứng hoảng loạn khi ngủ không phải là một cơn ác mộng, mà là tình trạng trẻ thức dậy giữa đêm với các triệu chứng như:

Rối loạn giấc ngủ có giật
Hội chứng hoảng loạn khi ngủ khiến trẻ quấy khóc khi đang ngủ
  • La hét, hoảng hốt, sợ hãi nhưng trong trạng thái mơ hồ, không tỉnh táo
  • Đổ nhiều mô hôi
  • Nhịp tim nhanh
  • Mắt mở to nhưng không nhìn cố định vào bất cứ vị trí nào
  • Thở nhanh
  • Chu kỳ giấc ngủ ngắn, khoảng 45 – 60 phút mỗi lần

Hội chứng hoảng loạn khi ngủ thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết các triệu chứng xuất hiện ở chu kỳ giấc ngủ không REM, não bộ hoạt động mạnh, tạo ra nhiều hình ảnh kỳ là và thường bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ đi ngủ 90 phút.

Hiện tại không có biện pháp điều trị Hội chứng hoảng loạn khi ngủ. Tuy nhiên, người chăm sóc có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi lịch trình ngủ và tạo thói quen ngủ khoa học cho trẻ. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người chăm sóc có thể trao đổi với bác sĩ để giảm thiểu các rối loạn vào ban đêm.

3. Hội chứng ngủ rũ

Hội chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và thường được chẩn đoán sai. Đây là một dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo của não bộ.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chứng ngủ rũ có thể khiến trẻ buồn ngủ quá mức, ảnh hưởng đến các hoạt động vào ban ngày. Ngoài ra, một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác thường bao gồm:

  • Trẻ buồn ngủ liên tục vào ban ngày
  • Thường không tỉnh táo, ngủ gật hoặc rối loạn hành vi như ngủ trong lúc đang ăn hoặc chơi đùa
  • Có các cơn buồn ngủ đột ngột xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong ngày
Trẻ sơ sinh đêm ngủ hay trằn trọc
Hội chứng ngủ rũ khiến trẻ mệt mỏi và thường xuyên ngủ vào ban ngày

Hội chứng ngủ rũ có thể liên quan đến các rối loạn ở não bộ. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Tiền sử gia đình
  • Chấn thương não hoặc xuất hiện khối u
  • Nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng hô hấp như viêm xoang
  • Nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, kim loại và khói thuốc lá

Hiện tại không có biện pháp điều trị Hội chứng ngủ rũ. Tuy nhiên người chăm sóc có thể tham khảo các biện pháp nhằm mục tiêu giảm cảm giác buồn ngủ, tăng sự tỉnh táo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Kế hoạch điều trị có thể bao gồm thuốc, thay đổi hành vì và xây dựng thói quen ngủ khoa học. Biện pháp điều trị phụ thuộc vào độ tuổi và các điều kiện kèm sức khỏe của trẻ.

4. Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên thường ảnh hưởng đến người trưởng thành. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

trẻ sơ sinh ngủ ít
Hội chứng chân không yên khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy ở chân

Các dấu hiệu thường bao gồm:

  • Trẻ thường xuyên có dấu hiệu gãi hoặc sờ vào chân
  • Có thói quen lắc lư, rung chân
  • Thay đổi vị trí nằm thường xuyên để cảm thấy thoải mái hơn
  • Thường xuyên thức dậy giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém

Hội chứng chân không yên dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Mặc dù tình trạng này thường không phổ biến, nhưng người chăm sóc cần chú ý các triệu chứng để có biện pháp khắc phục, xử lý phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có phác đồ điều trị phù hợp.

Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Thức dậy giữa đêm và quấy khóc
  • Có dấu hiệu mộng du như xoay người, lăn lộn trên giường hoặc nói chuyện trong khi vẫn đang ngủ
  • Đái dầm
  • Ngáy to, thở bằng miệng hoặc khó thở ngay cả khi không bị cảm hoặc các bệnh lý về đường hô hấp
  • Đổ mồ hôi nhiều khi đang ngủ
  • Có dấu hiệu ngưng thở hoặc thở không đều đặn khi ngủ
  • Mệt mỏi vào ban ngày

Xử lý tình trạng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Để cải thiện tình trạng này, người chăm sóc có thể tham khảo một số lưu ý như:

Chữa rối loạn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
Xây dựng thói quen ngủ khoa học có thể cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
  • Xây dựng thời gian ngủ phù hợp mỗi đêm và cố gắng không thay đổi thói quen này. Tương tự như vậy, đánh thức trẻ thức dậy vào một thời gian nhất định vào mỗi ngày. Điều này có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học của trẻ và hạn chế các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Tạo thói quen ngủ thư giãn như cho trẻ tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa ngay trước khi đi ngủ. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ngủ phù hợp, hạn chế tiếng ồn và giữ phòng ngủ tối.
  • Sau bữa ăn tối, thực hiện các thói quen thư giãn, nghe nhạc nhẹ, nói chuyện hoặc đọc truyện, để giúp trẻ đi ngủ dễ dàng hơn.
  • Không cho trẻ xem TV, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ. Tắt các thiết bị TV ít nhất một giờ trước khi cho trẻ đi ngủ.
  • Để trẻ nằm ngủ một mình, trên lưng ở nôi hoặc giường dành riêng cho trẻ. Cha mẹ hoặc người chăm sóc không nên ngủ cùng với bé để giúp bé tự lập khi ngủ.
  • Đảm bảo khuôn mặt và đầu của bé không bị che khuất bởi chăn hoặc các vật dụng khác. Khi đắp chăn, cố gắng không che phủ ngực của bé.
  • Tránh tất cả các loại đồ chơi treo trên cũi, nôi khi trẻ được 5 tháng tuổi. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Sau khi trẻ được 12 tháng tuổi, tập cho trẻ thói quen ngủ giường để đảm bảo an toàn.

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhi khoa nếu các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng.

Cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, người chăm sóc có thể tham khảo cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu như sau:

cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu
Cho trẻ đi ngủ ngay khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn
  • Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của trẻ: Một số trẻ có thể quấy hoặc khóc khi mệt mỏi và buồn ngủ. Một số trẻ khác có thể dịu mắt, nhìn chằm chằm vào một không gian hoặc gãi, sờ tai. Trẻ có thể ngủ nhanh chóng và sâu nếu được dỗ dành khi buồn ngủ.
  • Cố định nơi ngủ của trẻ: Trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ kéo dài, do đó thay đổi vị trí ngủ có thể khiến bé khó ngủ hoặc thức giấc thường xuyên.
  • Xây dựng lịch trình ngủ khoa học: Trẻ cần có lịch trình ngủ và thức cố định mỗi ngày để xây dựng thói quen ngủ khoa học. Ngoài ra, hạn chế các giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tăng thời gian ngủ ban đêm.
  • Phát triển các thói quen trước khi đi ngủ: Thiết lập một thói quen đi ngủ phù hợp bao gồm các hoạt động thú vị như đọc sách, nghe nhạc hoặc kể chuyện. Điều này có thể khiến bé tạo thành một thói quen và mong chờ đến giờ đi ngủ.
  • Xây dựng môi trường ngủ phù hợp: Phòng ngủ của bé cần nhất quán trong suốt thời gian ngủ. Điều này bao gồm không thay đổi ánh sáng, nhiệt độ và âm thanh khi bé ngủ và thức dậy giữa đêm. Điều này có thể giúp bé ngủ lại một cách nhanh chóng hơn khi thức giấc vào ban đêm.
  • Sử dụng các vật dụng yêu thích: Khi trẻ được 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể tặng cho trẻ một vật dụng như thú nhồi bông, chăn để tạo sự liên kết và tình yêu thương. Điều này có thể tạo thành một thói quen ngủ với các vật dụng yêu thích. Tuy nhiên, không nên ép trẻ nhận các món đồ không yêu thích.

Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau các biện pháp xử lý. Ngoài ra, nếu trẻ có dấu hiệu các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản hoặc có các vấn đề về hô hấp, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và điều trị phù hợp.

5/5 - (4 bình chọn)

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung bị mất ngủ kinh niên suốt 7 năm đã tìm được giấc ngủ ngon sau 1 liệu trình sử dụng bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *