Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc vào ban đêm

Trẻ sơ sinh cần ngủ 18 giờ trở lên mỗi ngày nhưng mỗi lần chỉ cần vài giờ là đủ. Do đó trẻ có mô hình ngủ khác biệt, có thể thức dậy nhiều lần mỗi đêm và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người chăm sóc. Tham khảo cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé và người chăm sóc.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Tham khảo cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu hơn vào ban đêm

Tạo thói quen ngủ khoa học ở trẻ sơ sinh

Mô hình ngủ của trẻ sơ sinh khác biệt so với người lớn và trẻ có thể thức dậy nhiều lần mỗi tối. Đôi khi trẻ sơ sinh có thể thức dậy trong khoảng thời gian từ 1 – 5 giờ sáng, điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người chăm sóc và dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi có thể ngủ sau mỗi 2 giờ nếu trẻ được cho bú đầy đủ, những trẻ bú mẹ thường có giấc ngủ thường xuyên hơn trẻ bú bình. Trẻ có thể cần ngủ từ 10 – 18 giờ mỗi ngày và mỗi lần ngủ có thể kéo dài khoảng 3 – 4 giờ. Trẻ từ 3 – 6 tháng có thể ngủ 6 giờ mỗi lần. Tuy nhiên, tương tự như trẻ sơ sinh, trẻ có thể thức dậy giữa đêm.

Nhu cầu và thói quen ngủ của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Do đó, khi xây dựng thói quen ngủ cho trẻ, người chăm sóc cần dựa theo độ tuổi của trẻ. Cụ thể như sau:

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!

1. Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi

Bắt đầu từ 3 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu ngủ lâu hơn. Do đó để tạo lập thói quen và giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm, người chăm sóc có thể tham khảo một số phương pháp như:

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Trẻ từ 3 tháng tuổi có thể tự ngủ lại sau khi thức giấc nếu được luyện tập phù hợp
  • Cho trẻ ăn ít vào ban đêm: Trẻ từ 3 tháng tuổi, việc cho ăn vào ban đêm cần giảm dần để tạo lập thói quen. Khi được 3 tháng tuổi, trẻ có thể cần bú sữa sau mỗi 2 – 3 giờ hoặc 3 – 4 giờ. Đến 6 tháng tuổi trẻ có thể cần ăn sau 4 – 5 giờ và có thể ngủ đến 6 giờ liên tục mỗi đêm.
  • Để trẻ tự ngủ lại sau khi thức giấc: Trẻ có thể tự ngủ lại khi được 4 tháng tuổi nếu được xây dựng thói quen phù hợp. Hạn chế dỗ dành hoặc ngủ cùng trẻ để giúp trẻ có thói quen ngủ tự lập.

2. Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi

Sau 6 tháng, não trẻ sơ sinh có khả năng tự làm dịu vào ban đêm. Điều này có thể giúp trẻ tự đi ngủ lại mà không cần dỗ dành.

Sau 6 tháng tuổi, bé có lịch trình và giấc ngủ ngắn hơn. Trẻ có thể ngủ 3 giấc ngắn mỗi ngày và 1 giấc ngủ sâu vào ban đêm. Trong một số trường hợp, trẻ 6 tháng tuổi có thể ngủ một giấc kéo dài từ 10 – 11 giờ mỗi đêm.

Người chăm sóc có thể dạy trẻ một số cách tự làm dịu não bộ để tự ngủ lại mà không cần dỗ dành. Bên cạnh đó, đảm bảo phòng ngủ không quá nóng hoặc không quá lạnh để tránh các yếu tố kích thích gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, không ôm trẻ hoặc dỗ dành khi trẻ khóc. Tuy nhiên, người chăm sóc có thể vuốt trán trẻ hoặc nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ để trẻ biết người chăm sóc vẫn ở đó và trẻ an toàn khi đi ngủ trở lại.

3. Trẻ từ 9 – 12 tháng

Khi trẻ được 9 tháng, trẻ có thể ngủ những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Vào ban đêm, người chăm sóc có thể cho bé tắm, đọc sách hoặc tạo một thói quen khác để trẻ liên kết giấc ngủ với thói quen yêu thích.

Sau 9 tháng tuổi, trẻ có thể ngủ với thời gian dài hơn. Tuy nhiên, người chăm sóc có thể cần hát ru, xoa lưng hoặc kiểm tra bé khi bé thức dậy giữa đêm. Ngoài ra, trẻ sau 9 tháng tuổi có thể không cần ăn hoặc bú sữa khi thức dậy giữa đêm.

Trao đổi với bác sĩ nếu trẻ có các vấn đề y tế như trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, có vấn đề về hô  hấp hoặc rối loạn giấc ngủ.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu vào ban đêm

Để thay đổi mô hình giấc ngủ và giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm, người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp phổ biến như sau:

1. Thay đổi thói quen ngủ

Theo một số nghiên cứu ở trẻ sơ sinh từ 7 – 36 tháng tuổi cho biết những trẻ có thói quen ngủ khoa học thường ngủ sớm hơn, dễ hơn, sâu hơn và hầu như không quấy khóc giữa đêm.

Người chăm sóc trẻ có thể bắt đầu xây dựng thói quen ngủ khoa học từ khi trẻ được 6 – 8 tuần tuổi. Thói quen ngủ của trẻ có thể bắt nguồn từ sự kết hợp của các hoạt động bình thường trong ngày. Cụ thể, cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn thường bao gồm:

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình
Tạo thói quen như đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ để não bộ của trẻ ghi nhận thời gian đi ngủ
  • Chơi các trò chơi hoạt động vào ban ngày và các trò chơi yên tĩnh vào buổi tối. Điều này có thể giúp trẻ không bị hưng phấn ngay trước khi đi ngủ.
  • Giữ các hoạt động theo một thứ tự nhất định hàng đêm và kéo dài từ đêm này sang đêm khác.
  • Giữ cho mọi hoạt động theo thói quen và cố gắng không làm gián đoạn thói quen này.
  • Tắm hoặc lau người cho trẻ bằng nước ấm trước khi đi ngủ. Điều này có thể làm dịu cơ thể và não bộ của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ghi nhớ hoạt động yêu thích của trẻ trước khi đi ngủ, như đọc sách, kể chuyện hoặc nghe nhạc nhẹ. Điều này có thể giúp trẻ mong chờ đến giờ đi ngủ và liên kết không gian ngủ với công việc yêu thích.
  • Thay đổi môi trường ngủ của trẻ và đảm bảo tính nhất quán. Nếu trẻ thức dậy giữa đêm, âm thanh và ánh sáng trong phòng nên tương tự như khi trẻ ngủ. Điều này không gây kích thích não bộ của trẻ và trẻ sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

2. Để trẻ ngủ trong nôi

Khi trẻ được 6 – 12 tuần tuổi, hãy dỗ dành trẻ cho đến khi trẻ buồn  ngủ. Khi trẻ sắp ngủ, hãy đặt trẻ lên nôi hoặc giường ngủ dành riêng cho trẻ và để trẻ tự ngủ. Không đợi đến khi trẻ ngủ say trong vòng tay, điều này có thể dẫn đến một thói quen khiến trẻ không thể không thể ngủ nếu không được dỗ dành.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình
Để trẻ ngủ một mình trong nôi hoặc giường dành riêng cho trẻ để tạo thói quen tự lập khi ngủ

Tạo thói quen để trẻ tự ngủ có thể giúp trẻ làm dịu giấc ngủ. Điều này cũng giúp trẻ tự ngủ lại và không cần được ôm hoặc dỗ dành khi thức dậy vào ban đêm.

Ngoài ra, theo các chuyên gia nên để trẻ ngủ trong phòng của người chăm sóc, nhưng với nôi hoặc giường dành riêng cho trẻ sơ sinh. Giường cho người lớn không an toàn cho trẻ sơ sinh, ít nhất cho đến khi trẻ được 6 tháng hoặc 12 tháng.

3. Tập thói quen tự ngủ cho trẻ

Trong vài tháng đầu, việc cho trẻ ăn sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của cả mẹ và trẻ. Tuy nhiên, để trẻ ngủ ngon, sâu và khoa học hơn, người chăm sóc có thể tham khảo một số thói quen như:

Mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc
Tạo thói quen ngủ ổn định để giúp trẻ tự ngủ lại sau khi thức dậy giữa đêm
  • Thực hiện thói quen ngủ ổn định như tắm, hát, chơi nhẹ nhẹ hoặc đọc sách yên tĩnh là các thói quen phổ biến và phù hợp để thực hiện trước khi đi ngủ.
  • Đặt trẻ lên giường ngủ khi trẻ tỉnh táo, điều này có thể giúp trẻ liên kết giường với quá trình ngủ. Đặt trẻ nằm ngửa và dọn các vật dụng mềm khác như chăn, gối, thú bông ở trên giường để không làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
  • Nếu trẻ khóc, hãy đợi vài phút trước khi kiểm tra trẻ. Thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thói quen cũng như tình trạng của trẻ, người chăm sóc có thể đợi khoảng 1 – 5 phút, điều này có thể giúp trẻ tự ổn định và tự lập trong giấc ngủ.
  • Khi dỗ dành trẻ, cố gắng không ôm hoặc ở bên cạnh trẻ quá 2 – 3 phút, kể cả khi trẻ vẫn khóc khi người chăm sóc rời đi. Hãy tập cho trẻ thói quen chỉ nhìn thấy khuôn mặt của người chăm sóc là đủ để đảm bảo an toàn và trẻ có thể tự ngủ ngay sau đó.
  • Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc sau khi người chăm sóc rời đi, hãy tăng thời gian chờ đợi để đến dỗ dành trẻ. Ví dụ, nếu đợi 3 phút vào lần đầu tiên, hãy đợi đến 5 phút để kiểm tra lần thứ hai, 10 phút cho lần thứ 3. Đến hôm sau, tăng thời gian đến 12 phút cho mỗi lần.

Áp dụng các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon có thể khó khăn trong vài ngày đầu tiên, tuy nhiên sau đó trẻ có thể tạo mô hình giấc ngủ khoa học và ổn định. Hầu hết các trường hợp, trẻ có thể tạo thói quen ngủ khoa học và ổn định trong vòng 1 tuần.

Lưu ý và đảm bảo an toàn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Khi cho trẻ sơ sinh đi ngủ, dù là ban đêm hay ban ngày, điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn khi ngủ và tránh khỏi Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả cái chết đột ngột và không không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Điều này xảy ra khi trẻ đi ngủ và tử vong ngay trong giấc ngủ mà không xác định được nguyên nhân. Hội chứng này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi.

Cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc
Đảm bảo an toàn và tránh tình trạng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh là điều cần thiết

Để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ đột tử và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ khi áp dụng cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon cần chú ý một số nguyên tắc như:

  • Đặt bé nằm ngửa khi ngủ vào ban ngày lẫn ban đêm.
  • Đặt bé ngủ một mình trên nệm ngủ chắc chắn và các thanh cũi cách nhau không quá 5 cm.
  • Không để bé ngủ ở nệm nước, ghế sofa, nệm mền, gối hoặc các bề mặt ngủ không chắc chắn khác. Nôi hoặc giường dành riêng cho trẻ là lựa chọn tốt và an toàn nhất để ngủ.
  • Giữ cho đầu và mặt của bé không có chắn hoặc bất cứ vật dụng mềm nào khác. Nếu sử dụng chăn lót giường, chăn cần được nhét xung quanh nệm ngủ, khi đắp chăn cho trẻ cần chú ý không đặt chăn cao hơn ngực của trẻ.
  • Tạo môi trường ngủ an toàn và ngăn nắp. Loại bỏ mền, gối, chăn, đồ chơi hoặc bất cứ vật dụng không cần thiết nào khác ra khỏi nơi ngủ của trẻ. Những vật dựng này có thể gây cản trở giấc ngủ và gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, đảm bảo cách vật dụng như dây cột tóc, dây buộc hoặc các đồ sắt nhọn cần được loại bỏ khỏi giường của trẻ.
  • Không hút thuốc ở nơi bé ngủ hoặc trong môi trường sống của trẻ. Hãy chắc chắn rằng trẻ không tiếp xúc với thuốc lá hoặc khói thuốc lá thụ động. Điều này có thể kích thích não bộ của trẻ, gây khó ngủ và tăng nguy cơ đột tử. Những người có thói quen hút thuốc nên hút thuốc bên ngoài nhà và không tiếp xúc với trẻ cho đến khi tắm, thay quần áo.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ.
  • Đặt trẻ nằm sấp khi trẻ thức dậy vào ban ngày. Điều này có thể tăng cường cơ bắp, mắt và ngăn ngừa tình trạng xương sọ không tròn hoặc bị hẹp ở phía sau.
  • Cân nhắc sử dụng núm vú giả, nếu trẻ gặp khó khăn khi ổn định và tự đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, núm vú giả có thể góp phần giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Trong 12 tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh phát triển và thay đổi mô hình giấc ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên, người chăm sóc có thể làm dịu não bộ và giúp trẻ ngủ lại nhanh chóng sau khi thức dậy. Điều quan trọng là giúp trẻ tạo thói quen tự ngủ lại mà không cần dỗ dành hoặc hát ru.

Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon khoa học. Bên cạnh đó, liên hệ với bác sĩ ngay khi trẻ có các vấn đề y tế như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, có vấn đề về hô hấp hoặc liên tục thức dậy giữa đêm.

5/5 - (5 bình chọn)

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung bị mất ngủ kinh niên suốt 7 năm đã tìm được giấc ngủ ngon sau 1 liệu trình sử dụng bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *