Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến gây khó chịu khi ăn và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến tình trạng ho, khó thở, ngạt thở và một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro khác

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày và thức ăn đi ngược vào thực quản. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Theo ước tính, bệnh trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng đến khoảng 1% trẻ sơ sinh, 2% trẻ em từ 3 – 9 tuổi và 5% trẻ em từ 10 – 17 tuổi.

Hầu hết các trường hợp, trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do đường tiêu hóa phối hợp kém. Ở cuối ống thực quản có một cơ gọi là cơ cơ thắt thực quản (LES). Cơ này giãn ra để thức ăn đi vào dạ dày và co lại để ngăn chặn thức ăn và axit trào ngược vào thực quản.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, cơ co thắt thực quản dưới thường yếu hoặc hoạt động không hiệu quả như ở người trưởng thành. Điều này khiến có cơ không đóng mở đúng lúc dẫn đến tình trạng trào ngược. Tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em khoảng 3 – 4 tháng tuổi.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn như:

  • Không dung nạp thực phẩm
  • Viêm thực quản hoặc sự tích tụ của một số tế bào bạch cầu ở thực quản gây viêm và tổn thương các mô
  • Hẹp môn vị là tình trạng thức ăn không thể đi vào ruột non
  • Rối loạn phát triển thần kinh
  • Rối loạn hệ thống tiêu hóa bẩm sinh
  • Bệnh hen suyễn
  • Sinh non
  • Béo phì
  • Có cha mẹ bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng và dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Mặc dù các triệu chứng và dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khác nhau, nhưng hầu hết các trường hợp trẻ có thể gặp các dấu hiệu như:

cách chữa trào ngược axit dạ dày
Thường xuyên quấy khó, đặc biệt là trong khi ăn có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày
  • Ợ nóng và nôn: Ợ thường phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng ợ kèm nôn (đặc biệt ở trẻ trên 12 tháng tuổi) có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn ra máu, chất lỏng màu xanh hoặc màu vàng. Điều này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, vì vậy hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Từ chối ăn: Trẻ sơ sinh bị trào ngược có thể bị khó nuốt, nuốt đau hoặc đau họng. Do đó, trẻ thường từ chối bú hoặc ăn dặm.
  • Khó chịu khi ăn: Trẻ có thể bắt đầu la hét, quấy khóc khi bú. Phản ứng này thường là do khó chịu ở bụng hoặc tình trạng kích thích thực quản của trẻ.
  • Nấc cục: Nấc thường có liên quan đến các chất lỏng hoặc thức ăn tồn tại trong thực quản hoặc thanh quản. Tình trạng này có thể liên quan đến chứng trào ngược axit dạ dày.
  • Uốn cong lưng bất thường: Tình trạng này thường phổ biến trong khi hoặc sau khi ăn. Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ cảm thấy đau khi thức ăn và axit dạ dày tích tụ bên trong thực quản.
  • Ho thường xuyên: Tình trạng axit trào ngược vào thực quản thường xuyên có thể kích thích cổ họng  và gây ho. Bên cạnh đó, thức ăn và chất lỏng có thể được hít vào khí quản và phổi, dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng phổi.
  • Khó ngủ: Trào ngược có thể khiến bé khó ngủ, ngủ không yên hoặc thường xuyên thức ăn giữa đêm.

Bên cạnh các dấu hiệu phổ biến như trên, một số trẻ có thể gặp các triệu chứng không phổ biến khác như:

  • Đau bụng
  • Tăng trưởng và phát triển kém
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Viêm phổi tái phát thường xuyên

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể tự cải thiện sau khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên có khoảng 5% các trường hợp các triệu chứng kéo dài đế lúc trẻ biết đi hoặc đến tuổi đi học.

Hầu hết các trường hợp tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện tại nhà. Nhưng một số trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sinh thiếu tháng có thể gây đau dạ dày và một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cụ thể, một số rủi ro và biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

biến chứng trào ngược dạ dày
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có thể tăng cân kém và bị suy dinh dưỡng
  • Khó chịu: Trẻ bị trào ngược có thể có vẻ khó chịu hoặc dễ cáu gắt, đặc biệt là hay quấy khóc sau khi bú. Bên cạnh đó, trẻ có vẻ như bị đau dạ dày khi đói hoặc đau họng khi nuốt thức ăn.
  • Không dung nạp thức ăn: Một số bé có thể dị ứng hoặc không dung nạp các loại thức công thức nhiều chất béo, điều này có thể gây ra các triệu chứng trào ngược. Điều này có thể giúp trẻ loại bỏ sữa còn sót lại trong dạ dày.
  • Tăng cân kém: Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường được đề nghị bổ sung một số chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo sức khỏe và cân nặng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị trào ngược thường từ chối bú sữa hoặc không thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Điều này khiến bé tăng cân kém và nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn.
  • Có vấn đề về phổi: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể dẫn đến các bệnh phổi mãn tính hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu bé có bệnh từ trước. Tình trạng này xảy ra khi thức ăn thường xuyên trào ngược lên, đôi khi có thể tràn vào khí quản hoặc phổi. Điều này dẫn đến kích thích các mô phổi gây viêm và gây ho.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Ở một số trẻ, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ngưng thở hoặc nhịp tim chậm, mặc dù tỷ lệ thường không cao. Đây là một hiện tượng nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh thông qua các triệu chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số thử nghiệm chẩn đoán như:

  • Chụp X – quang có chất cản quang: Trẻ sẽ được nuốt một chất cản quang gọi là Barium. Hoạt chất này có thể làm nổi bật thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng). Thử nghiệm này giúp bác sĩ xác nhận tình trạng thu hẹp ở các khu vực này hoặc các chất cản gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa.
  • Kiểm tra nồng độ pH: Bác sĩ có thể cho bé nuốt một đầu dò nội soi dài, mỏng trong 24 giờ để xác định nồng độ axit dạ dày. Thử nghiệm này cũng có thể giúp xác định các vấn đề về hô hấp liên quan đến tình trạng trào ngược.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ chèn một ống nội soi vào bên trong thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non để xác định tổn thương và các vấn đề liên quan.
  • Nghiên cứu khả năng làm trống dạ dày: Trong xét nghiệm này, bác sĩ có thể cho trẻ uống sữa có trộn chất phóng xạ. Hóa chất này có thể giúp bác sĩ xác nhận quá trình tiêu hóa thức ăn và tình trạng trào ngược ở trẻ.

Cách chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày sẽ được cải thiện khi trẻ được 12 tháng tuổi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để hạn chế khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp điều trị như:

1. Cho bé ăn thường xuyên hơn

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có xu hướng ợ và nôn khi ăn quá no. Do đó, tăng tần suất ăn và giảm số lượng ở mỗi lần ăn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế tiêu thụ trứng và sữa để ngăn ngừa tình trạng trào ngược ở trẻ. Ở trẻ sơ sinh bú sữa công thức, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc thay đổi loại sữa cho trẻ.

Ngoài ra, cho trẻ ăn theo nhu cầu hoặc theo một lịch trình cụ thể, khoa học có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.

dấu hiệu trào ngược dạ dày
Cho trẻ bú sữa thường xuyên hơn và giảm số lượng mỗi lần có thể cải thiện các triệu chứng

2. Thêm ngũ cốc vào sữa của bé

Trao đổi với bác sĩ nhi khoa về việc thêm ngũ cốc gạo vào sữa của trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Thức ăn đặc có thể ngăn chặn tình trạng các chất trong dạ dày và axit trào ngược lên thực quản. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng ợ nóng và trào ngược.

Nếu trẻ bú mẹ, người mẹ có thể hút sữa sau đó pha với ngũ cốc theo quy định. Nếu trẻ bú sữa công thức, trao đổi với bác sĩ về các loại ngũ cốc phù hợp mà không gây phản ứng giữa các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra khi cho trẻ bú bình, hãy đảm bảo núm vú luôn đầy sữa trong suốt thời gian bú. Điều này hạn chế không khí thừa đi vào dạ dày của trẻ. Cha mẹ có thể thử nhiều loại núm vú khác nhau và tránh những núm vú có lỗ quá to, điều này có thể khiến sữa chảy quá nhanh.

3. Giúp trẻ ợ sau khi bú

Kể cả trẻ bú mẹ và trẻ bú bình đề cần được ợ sau khi bú. Điều này đảm bảo sữa đi xuống dạ dày đúng cách và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược.

Vuốt lưng hoặc ngực của trẻ theo chiều từ trên xuống dưới để giúp trẻ ợ và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa.

4. Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Để bé ngủ trên một tấm đệm chắc chắn, không có chăn gối dày hoặc các loại đồ chơi khác. Theo một số nghiên cứu, ngủ nghiêng hoặc ngủ trên xe đẩy có thể tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, nâng cao đầu giường 3 – 5 cm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Ngoài ra, các tư thế nằm ngủ khác tư thế nằm ngửa có thể làm tăng nguy có gây ngạt thở và đột tử ở trẻ sơ sinh.

5. Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê các loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thuốc chỉ được kê cho các trường hợp nghiêm trọng hoắc khi các triệu chứng không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà.

trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ

Các loại thuốc làm giảm axit dạ dày phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chẹn H2 như Nizatidine, Ranitidine, Famotidine và Cimetidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton phổ biến như Esomeprazole,  Dexilant, Nexium, Prevacid và Prilosec.

Thuốc thường không được chỉ định để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Đôi khi thuốc có thể làm rối loạn tiêu hóa ở trẻ và dẫn đến một số tác dụng phụ khác. Do đó, luôn luôn sử dụng thuốc dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

6. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi tình trạng trào ngược tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Phẫu thuật thường mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, trao đổi với bác sĩ về các lợi ích cũng như các ảnh hưởng của thủ thuật trước khi tiến hành điều trị.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có thể được cải thiện khi trẻ được 1 tuổi. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này không cần được bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu thay đổi chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *