Báo động 10 tác hại của mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể

Suy giảm chức năng đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, cao huyết áp, trầm cảm và rối loạn lo âu là một số tác hại của chứng mất ngủ kéo dài. Nếu không tiến hành cải thiện, các tác hại này có thể tàn phá cơ thể nặng nề và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

tác hại của mất ngủ
Bệnh mất ngủ gây ra hàng loạt các tác hại đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

10+ Tác hại của bệnh mất ngủ đối với cơ thể

Mất ngủ là tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, giấc ngủ đến muộn, giảm khả năng duy trì giấc ngủ (hay thức giấc giữa đêm, khó ngủ lại) và thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy. Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với tinh thần và thể chất. Vì vậy, tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ có thể gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể (bao gồm các tác hại ngắn hạn và dài hạn).

Dưới đây những tác hại thường gặp nhất của chứng mất ngủ đối với sức khỏe:

1. Gây mệt mỏi, uể oải

Chỉ sau một đêm mất ngủ, cơ thể thường rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ. Tình trạng này là hệ quả do các cơ quan của cơ thể – đặc biệt là não bộ không được nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày dài học tập và làm việc.

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!
Tác hại của mất ngủ thường xuyên
Uể oải và mệt mỏi là tác hại thường gặp nhất do mất ngủ, ngủ chập chờn, thiếu ngủ,…

Chất lượng giấc ngủ thấp khiến hệ thần kinh trung ương hoạt động kém, giảm mức độ tập trung, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và khó khăn trong việc suy nghĩ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng phản xạ chậm, làm tăng nguy cơ tai nạn, đưa ra các quyết định sai lầm và giảm hiệu suất lao động – làm việc.

2. Tâm trạng bất thường, dễ cáu gắt

Tâm trạng bất thường, dễ cáu gắt và khó giữ bình tĩnh là tác hại của chứng mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài. Tình trạng này thường bắt nguồn từ việc thể trạng mệt mỏi, uể oải, não bộ căng thẳng và trở nên nhạy cảm hơn với các sự việc/ yếu tố kích thích.

Khi nghiên cứu cụ thể các nhà khoa học nhận thấy, mất ngủ kích thích gốc tự do sản sinh. Số lượng gốc tự do tăng lên khiến quá trình tuần hoàn máu và oxy lên não bị suy giảm, dẫn đến tình trạng hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức, giảm khả năng tập trung và dễ cáu gắt, nổi giận khi có tác động.

Ngoài ra, các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol có xu hướng tăng lên đáng kể khi cơ thể thiếu ngủ và mất ngủ. Các hormone này khiến tâm trạng dễ bị kích động, khó chịu và thay đổi thất thường.

3. Mất ngủ gây sạm nám, lão hóa da

Thực tế chỉ sau vài đêm thiếu ngủ, làn da có xu hướng thâm sạm, xỉn màu và thiếu sức sống rõ rệt. Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến vùng da ở dưới mắt hình thành bọng và thâm đen.

Khi mất ngủ, thiếu ngủ, cơ thể có xu hướng bài tiết nhiều hormone cortisol (hormone gây căng thẳng). Loại hormone này không chỉ khiến hệ thần kinh căng thẳng mà còn phá hủy collagen – thành phần quan trọng trong cấu trúc da. Sụt giảm collagen khiến làn da kém đàn hồi, chảy xệ và dễ hình thành nếp nhăn.

Tác hại của mất ngủ thường xuyên
Chất lượng giấc ngủ suy giảm còn khiến da xỉn màu, sạm nám, tàn nhang và kém đàn hồi

Hơn nữa, ngủ không đủ giấc còn làm gián đoạn quá trình trao đổi chất khiến các tế bào già cỗi tích tụ và làm gián đoạn hoạt động tái tạo, sản sinh tế bào mới. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng da thiếu sức sống, sạm nám, xỉn màu và kém mịn màng.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, mất ngủ dài ngày còn khiến da dễ nổi mụn và có tốc độ lão hóa hơn so với người ngủ đủ 7 – 8 giờ đồng hồ/ ngày.

4. Suy giảm trí nhớ  – Tác hại của chứng mất ngủ

Suy giảm trí nhớ là một trong những tác hại của chứng mất ngủ. Tình trạng thiếu ngủ, ngủ chập chờn kéo dài có thể tăng số lượng gốc tự do và kích thích hormone căng thẳng sản sinh. Các yếu tố này gây tổn thương và thúc đẩy quá trình thoái hóa khiến các tế bào thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

Trong thời gian ngủ, hệ thần kinh trung ương được nghỉ ngơi, hồi phục và tái tạo các tế bào hư tổn nhằm củng cố khả năng ghi nhớ và hoạt động tốt vào ngày hôm sau. Chính vì vậy, tình trạng thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến hệ thần kinh bị căng thẳng, giảm khả năng hoạt động, tiếp thu và suy giảm trí nhớ.

5. Tăng đường huyết và gây ra tiểu đường type 2

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, nồng độ đường huyết có xu hướng tăng lên đáng kể ở những người ngủ ít hơn 5 giờ đồng hồ/ ngày. Theo lý giải từ các chuyên gia, mất ngủ khiến hoạt động dung nạp glucose giảm thấp hơn mức trung bình dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Hơn nữa, ngủ không đủ giấc còn làm tăng nguy cơ kháng insulin (tế bào trong cơ thể không đáp ứng với insulin – hormone được tuyến tụy bài tiết có chức năng chuyển hóa carbohydrate). Tình trạng này dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết và gây ra bệnh tiểu đường type 2.

Tác hại của mất ngủ thường xuyên
Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nồng độ đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường type 2

Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy, chất lượng giấc ngủ suy giảm còn gây thừa cân – béo phì. Nguyên nhân là do, thiếu ngủ làm tăng sản sinh các hormone tạo cảm giác “thèm ăn” như hormone leptin và ghrelin. Việc gia tăng hormone “thèm ăn” có thể kích thích hoạt động ăn uống quá mức, dẫn đến tình trạng béo phì – một trong những yếu tố gây ra tình trạng kháng insulin (tiền chất dẫn đến bệnh tiểu đường type 2).

6. Cao huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Rối loạn giấc ngủ, cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch có tác động qua lại. Khi ngủ, máu được hồi lưu về tim, hệ tim mạch được “thư giãn” và huyết áp có xu hướng hạ thấp khi ngủ sâu (khoảng 1 – 3 giờ sáng). Chính vì vậy nếu thường xuyên mất ngủ, thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc, tim và các mạch máu phải hoạt động liên tục và thiếu thời gian “nghỉ ngơi”. Tình trạng này có thể làm tăng huyết áp và gây ra các vấn đề bất thường ở tim mạch.

Với những người đã bị huyết áp cao, mất ngủ, thiếu ngủ có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.

tác hại của chứng mất ngủ
Ngủ không đủ giấc khiến tim và mạch máu không được hồi phục, “thư giãn” và tái tạo

Ngược lại, người bị tăng huyết áp cũng có nguy cơ thiếu ngủ, ngủ chập chờn và mất ngủ cao hơn so với những người có huyết áp bình thường. Theo các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh cao huyết áp (tim đập mạnh, nhịp tim nhanh, người hồi hộp, đau đầu, hoa mắt, choáng đầu,…) khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ và thường xuyên thức giấc giữa đêm.

7. Trầm cảm, rối loạn lo âu – Tác hại của bệnh mất ngủ mãn tính

Trầm cảm, rối loạn lo âu vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy, người bị mất ngủ kéo dài có nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể nghiêm trọng các triệu chứng và khiến bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu tiến triển theo chiều hướng xấu.

Bên cạnh đó, mất ngủ cũng có thể là hệ quả do trầm cảm và một số bệnh tâm lý khác. Các bệnh lý này có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích dẫn đến rối loạn hoạt động của não bộ. Não bộ bị rối loạn khiến nhịp sinh học mất cân bằng, cơ thể khó chìm vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ suy giảm nghiêm trọng.

tác hại của chứng mất ngủ
Mất ngủ và trầm cảm, rối loạn lo âu  và các vấn đề tâm lý có sự tác động qua lại

Sự tác động qua lại giữa mất ngủ và các vấn đề tâm lý tạo ra một vòng luẩn quẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, cơ thể phải đối mặt với những biến chứng và di chứng nặng nề.

8. Cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ

Mất ngủ ở trẻ nhỏ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và cản trở quá trình tăng trưởng. Ngoài tác dụng phục hồi cơ thể và giảm mệt mỏi, ngủ đủ giấc còn thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng GH. Loại hormone này được sản xuất bởi tuyến yên và giữ chức năng quan trọng trong quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.

Theo nghiên cứu khoa học, hormone tăng trưởng GH được sản sinh trong giấc ngủ và khi tập thể dục. Trong đó, đa phần lượng hormone này (khoảng 75%) đều được sản xuất trong giấc ngủ (giai đoạn ngủ sâu). Vì vậy trẻ nhỏ thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ, ngủ chập chờn có nồng độ hormone GH thấp dẫn đến tình trạng kém phát triển và tăng trưởng chậm.

9. Giảm chức năng miễn dịch

Suy giảm chức năng miễn dịch là một trong những tác hại của bệnh mất ngủ. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và thúc đẩy sản xuất các protein thiết yếu nhằm đảm bảo hoạt động miễn dịch và bảo vệ cơ thể.

Hiện tại, cơ chế tác động giữa giấc ngủ và chức năng đề kháng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… do luồng di chuyển của bạch cầu (tế bào miễn dịch) trong cơ thể bị gián đoạn.

10. Gây suy giảm khả năng sinh lý, tình dục

Bên cạnh những tác hại trên, mất ngủ kéo dài còn gây suy giảm chức năng sinh lý. Trong khi ngủ, tuyến yên, tinh hoàn và buồng trứng có xu hướng sản sinh hormone estrogen và hormone testosterone – 2 loại hormone giữ chức năng quan trọng đối với sức khỏe và sinh lý của nam giới và nữ giới.

tác hại của chứng mất ngủ
Suy giảm chức năng sinh lý là một trong những tác hại của chứng mất ngủ kéo dài

Chính vì vậy, tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến nồng độ hormone trong cơ thể sụt giảm, dẫn đến suy giảm khả năng sinh lý và ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, ngủ ít và ngủ không sâu giấc còn khiến hệ thần kinh trung ương bị căng thẳng quá mức, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, xanh xao và thiếu sức sống. Đầu óc kém minh mẫn cùng với thể trạng kém là nguyên nhân làm giảm hứng thú và ham muốn tình dục.

Hơn nữa, mất ngủ xảy ra trong thời gian dài còn tác động tiêu cực đến chất lượng – số lượng tinh trùng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và tác động gián tiếp đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

11. Mất ngủ làm tăng nguy cơ tử vong

Tăng nguy cơ tử vong là tác hại nặng nề nhất của chứng thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài. Thực tế, mất ngủ hiếm khi trực tiếp đe dọa đến tính mạng mà chủ yếu gián tiếp gây ra tử vong.

  • Thiếu ngủ, mất ngủ khiến cơ thể phản xạ chậm, giảm mức độ tập trung và khả năng phán đoán. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gặp phải tai nạn khi tham gia giao thông và khi sinh hoạt, làm việc.
  • Mất ngủ mãn tính gây ra các vấn đề tim mạch, cao huyết áp và dẫn đến các tai biến, biến chứng nặng nề như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ và tử vong.
  • Ngủ không đủ giấc còn gây căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến các suy nghĩ và hành vi bất thường – chẳng hạn như tự sát. Thực tế cho thấy, người bị rối loạn lo âu và trầm cảm kèm theo chứng rối loạn giấc ngủ có xu hướng tự sát cao hơn người chỉ mắc các vấn đề tâm lý đơn độc.
  • Ngoài ra, mất ngủ còn khiến sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch suy giảm. Đây là những yếu tố thuận lợi để các bệnh mãn tính phát triển và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Một số mẹo giúp cải thiện chất lượng – thời gian ngủ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với yếu tố tinh thần và thể chất. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thực hiện một số mẹo giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ sau:

tác hại của chứng mất ngủ
Nghe nhạc giúp giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể
  • Thời gian ngủ phụ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của từng người (thể trạng, cường độ lao động, tập thể thao,…). Theo khuyến nghị, trẻ em từ 0 – 5 tuổi nên ngủ từ 10 – 17 giờ (bao gồm cả những giấc ngủ ngắn), trẻ từ 6 – 12 tuổi nên ngủ đủ 9 – 12 giờ/ ngày, trẻ từ 13 – 18 tuổi cần ngủ 8 – 10 giờ/ ngày và người từ 18 – 60 tuổi cần đảm bảo giấc ngủ kéo dài 7 giờ/ ngày.
  • Ổn định giấc ngủ bằng cách đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định. Tránh tình trạng ngủ nướng vào sáng sớm và ngủ quá 20 phút vào ban ngày.
  • Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử và tránh các hoạt động kích thích trước khi ngủ như ăn uống, xem phim, đọc báo,…
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá, cà phê và chất kích thích kể từ 12 giờ trưa trở đi.
  • Có thể thực hiện một số hoạt động thư giãn và giải tỏa căng thẳng trước giờ ngủ 1 – 2 tiếng như ngồi thiền, tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc, tắm nước ấm, hít thở tinh dầu tự nhiên,…
  • Khi ngả lưng trên giường, không nên suy nghĩ và lo âu quá mức. Thay vào đó, nên thả lỏng cơ thể để giấc ngủ đến nhanh và ngủ sâu giấc hơn.

Như vậy có thể thấy, mất ngủ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe (cả thể chất lẫn tinh thần). Vì vậy nếu chất lượng giấc ngủ có dấu hiệu suy giảm, bạn nên thực hiện một số biện pháp cải thiện tại nhà hoặc tìm gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Tham khảo thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Đây là giải pháp điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ bằng các thảo dược cung Đình Triều Nguyễn. Giải pháp này chữa dứt điểm mất ngủ kinh niên do tuổi già, mất ngủ do stress, mất ngủ do bệnh lý, mất ngủ sau sinh, ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *