Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều có một giai đoạn rối loạn khí sắc, tính tình thay đổi, tâm trạng thường xuyên gắt gỏng và nhạy cảm hơn rất nhiều. Nếu không cải thiện và vượt qua được giai đoạn này thì rất dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh đang ngày càng tăng cao kèm theo rất nhiều hệ lụy xấu nên gia đình, đặc biệt là người chồng cần quan tâm nhiều hơn đến người vợ để phòng tránh tối đa nguy cơ này.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Phụ nữ sau sinh là đối tượng cho nguy cơ cao bị trầm cảm, đặc biệt những người mới sinh nở lần đầu. Thực tế ở bất cứ phụ nữ sau sau khi sinh cũng có một giai đoạn khó tính, thường xuyên gắt gỏng, trở nên nhạy cảm hơn trước rất nhiều. Trạng thái này được gọi là cảm giác buồn sau sinh (baby blues) có thể kéo dài trong khoảng 10 ngày đầu. Tuy nhiên nếu không vượt qua được giai đoạn này sẽ rất nhanh tiến đến trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là tình trạng rất thường gặp và liên quan đến rất nhiều tác nhân như căng thẳng, sụt giảm hormone..

Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh, thường là nhiều yếu tố nhỏ cùng tác động một lúc bao gồm thể chất, tinh thần, những yếu tố xung quanh khiến họ cảm thấy áp lực, stress nặng nề. Cụ thể như

  • Sự thay đổi hormone đột ngột: các nghiên cứu cho thấy sau sinh, các hormone progesterone và estrogen bị sụt giảm và khiến tâm sinh lý mẹ bỉm có phần thay đổi, dễ cáu giận hơn. Ngoài ra sự suy giảm hormone tuyến giáp cũng khiến các chị em uể oải, mệt mỏi hơn trước rất nhiều.
  • Di truyền: một số thống kê và nghiên cứu cũng cho rằng nếu trong gia đình hoặc bản thân cha mẹ trước đó bị trầm cảm thì tỷ lệ con cái có nguy cơ mắc bệnh này cũng cao hơn. Nếu trước đó các dấu hiệu chưa rõ ràng thì giai đoạn sinh nở sẽ bùng phát mạnh mẽ nhất.
  • Tiền sử về về các bệnh tâm lý: nếu trước đó người mẹ đã bị trầm cảm, rối loạn lo âu, stress thì giai đoạn mang thai, sinh nở rất dễ tái phát trở lại, mức độ trầm cảm nặng hơn.
  • Rối loạn giấc ngủ: cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sự thay đổi hormone, các cơ quan trở nên nhạy cảm hơn là những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị mất ngủ. Bên cạnh đó trong giai đoạn đầu sinh nở, đặc biệt là sinh con lần đầu mẹ phải thường xuyên dậy chăm sóc con, con quấy khóc càng làm mẹ bị thiếu ngủ, mất ngủ và làm tinh thần càng thêm mệt mỏi, trì trệ.
  • Các yếu tố khách quan: chồng thiếu quan tâm, không hợp với gia đình chồng, lo lắng về tài chính, sinh con trong giai đoạn khó khăn, nuôi con một mình hay bị những lời nói từ những người xung quanh nói những lời không hay đều tác động rất nhiều đến cảm xúc, tâm lý của phụ nữ sau sinh.
  • Sự mặc cảm sau sinh: quá trình mang thai có thể làm chị em lên vài chục cân, da dẻ nứt ra, sạm đi, sau người người xồ xề, xấu xí khiến các chị em vô cùng mặc cảm, lo lắng chồng ngoại tình.. tất cả những điều này cứ xoay quanh tâm trí khiến các chị em sụp đổ, mệt mỏi, không còn vui vẻ.

Phụ nữ vốn đã có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới. Sau thời kỳ sinh nở họ có sự thay đổi lớn về cả mặt thể chất, tinh thần, cuộc sống xáo trộn vì đã chuyển sang một vai trò mới. Do đó không tránh khỏi những xung đột, khó khăn về mặt cảm xúc. Những người xung quanh nếu không hiểu được điều này, đặc biệt là người chồng nếu không dành thời gian quan tâm, yêu thương vợ hơn thì sẽ khiến họ cảm thấy tủi thân, buồn bã, lo lắng, mất phương hướng và không thể kiểm soát được cảm xúc của chính bản thân mình.

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!

Những đối tượng hàng đầu dễ bị trầm cảm sau sinh như

  • Người mang thai ngoài ý muốn, mang thai bất ngờ chưa kịp chuẩn bị tinh thần
  • Mang thai lần đầu
  • Nuôi con một mình
  • Gia đình chưa vững kinh tế, khó khăn về tài chính
  • Không có ai giúp đỡ trong việc chăm sóc con
  • Gặp vấn đề xung đột với chồng hay với gia đình chồng
  • Có tiền sử trầm cảm hay các bệnh về tâm lý trước đó
  • Thiếu sự quan tâm của chồng

Biểu hiện của trầm cảm sau sinh

Như đã nói, hầu hết sau sinh phụ nữ sau sinh thường có giai đoạn sụt giảm về khí sắc, dễ nóng giận hơn. Hầu hết mọi người cũng chỉ cho rằng sự thay đổi trong tính cách, hành vi của mẹ bỉm là bình thường, sau đó tự nhiên sẽ hết nên không chú ý nhiều. Điều này càng làm tâm trạng của người phụ nữ bị trì trệ, cảm thấy mệt mỏi, chán nản và đau khổ hơn.

Trầm cảm sau sinh
Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường rất rõ ràng nhưng ít khi được chú ý đến

Những triệu chứng điển hình của trầm cảm sau sinh như

  • Luôn cảm thấy buồn phiền, mệt mỏi, u uất, chán nản, tuyệt vọng, không còn thấy vui vẻ
  • Tránh né việc nói chuyện, giao tiếp với mọi người, kể cả chồng
  • Dễ tức giận và kích động ngay cả với những chuyện nhỏ nhặt
  • Giảm sự hứng thú với tất cả mọi vấn đề xung quanh, kể cả những điều trước kia rất thích
  • Chán ăn hoặc ăn nhiều quá mức
  • Sụt giảm cân nghiêm trọng hoặc tăng cân không kiểm soát
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, luôn trong trạng thái buồn ngủ nhưng không ngủ được
  • Cảm giác như cơ thể không còn chút năng lượng, chỉ muốn nằm hay ngồi một chỗ, có thể duy trì trạng thái bất động hàng giờ liền và không màng đến xung quanh
  • Mất tập trung, thường dễ bị giật mình
  • Suy giảm trí nhớ, nói trước quên sau
  • Luôn cảm thấy tội lỗi hoặc nghi ngờ
  • Cảm thấy bản thân không có sự kết nối với con, một số khác thì giữ con quá mức không cho giao tiếp với người khác, một số người có thể cho rằng chính đứa trẻ đã khiến bản thân họ phải đau khổ
  • Lo lắng, sợ hãi vô cớ, có thể khóc bất cứ lúc nào
  • Cảm thấy đau đầu, đau bụng, khó thở, mệt mỏi nhưng nếu đi khám lại không phát hiện được các nguyên nhân thực thể
  • Suy giảm ham muốn tình dục, luôn thấy mặc cảm với chính mình
  • Lo lắng thái quá về các vấn đề sức khỏe của con
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc tử tự

Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh cực kỳ rõ ràng nhưng hầu hết những người xung quanh bệnh nhân đều bỏ qua khiến mẹ bỉm lại tự chống chọi một mình với những cảm xúc giằng xé, đau khổ của chính mình. Mặc dù hiện nay báo chí và truyền thông đã đưa ra nhiều cảnh báo hơn về căn bệnh này tuy nhiên hầu hết trầm cảm sau sinh vẫn được phát hiện khá muộn, chỉ khi các xung đột, tính cách của người mẹ hiện ra một cách rõ rệt, có dấu hiệu làm hại chính mình thì gia đình mới đưa người bệnh đi khám.

Bên cạnh đó, trầm cảm sau sinh có thể gặp ở cả người cha, nhưng với tỷ lệ ít hơn và cũng thường nhanh khỏi hơn. Người đàn ông thường chịu trách nhiệm về việc kiếm tiền trong khi vợ sinh nở, điều này vô hình cũng tạo áp lực lớn lên tâm lý của họ. Kết hợp với việc phải chăm sóc con, không được nghỉ ngơi đầy đủ, xung đột với vợ cũng có thể khiến phái mạnh bị trầm cảm. Tuy nhiên thường nam giới có tâm lý khá ổn nên tình trạng này cũng nhanh chóng được cải thiện hơn, không nặng nề như người phụ nữ.

Hệ lụy từ trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, tinh thần của người mẹ mà còn tác động xấu đến cả sự phát triển của con. Người bị trầm cảm không thể có đủ điều kiện để chăm sóc con tốt nhất bởi họ luôn mệt mỏi, lơ đãng và vô tình có thể gây hại cho chính con cái của họ, chẳng hạn hâm sữa cho bé, quên mất sữa đang nóng và cho bé bú luôn làm bé bị bỏng.

Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sức khỏe, tinh thần, cuộc sống của cả mẹ và bé

Ngoài ra trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, huyết áp cho người phụ nữ. Vốn dĩ sau sinh cơ thể đã rất yếu, kết hợp thêm với việc ăn uống không khoa học, thiếu ngủ càng làm sức khỏe suy giảm người mẹ suy giảm nghiêm trọng hơn.

Các tác động lên sức khỏe của thai nhi cũng trầm trọng không kém, chẳng hạn

  • Giảm chất lượng sữa mẹ khiến bé chậm lớn
  • Mối liên kết giữa quan hệ mẹ – con bị gián đoạn
  • Bé có thể ảnh hưởng bởi những hành vi, tâm lý bất thường của mẹ
  • Chậm phát triển về ngôn ngữ và trí não
  • Tăng nguy cơ béo phì và chậm phát triển về chiều cao
  • Bé có thể có xu hướng tiêu cực, bị quan do ảnh hưởng từ mẹ trong những năm tháng đầu đời
  • Trẻ có nguy cơ trầm cảm cao ở tương lai
  • Gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới
  • Mẹ phải uống thuốc trầm cảm trong giai đoạn cho con bú cũng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Thực tế đáng buồn cho thấy, không ít trường hợp mẹ bị trầm cảm sau sinh đã làm hại con mình và tự tử. Một số người có thể cho rằng chính đứa con là cội nguồn vấn đề khiến bản thân họ như thế nhưng một số người làm hại con vì sợ rằng con ở lại trên đời này một mình sẽ rất khổ, vì thế họ muốn “đưa”con đi theo mình. Tỷ lệ này vẫn đang không ngừng tăng lên mặc dù đã được đưa ra rất nhiều cảnh báo.

Trầm cảm chưa bao giờ là một bệnh nhẹ, kể cả với giai đoạn mới bắt đầu. Do đó gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc, tâm trạng của những phụ nữ sau sinh để hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh này.

Vượt qua trầm cảm sau sinh thế nào?

Trầm cảm sau sinh không phải là một bệnh dễ phát hiện và cũng không phải là bệnh dễ điều trị. Để điều trị vấn đề tâm lý này cần phải có sự giúp đỡ của cả bác sĩ, gia đình, chồng và đặc biệt là sự quyết tâm của những người bệnh. Quá trình này thực sự là một con đường dài, không phải ngày một ngày hai là có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên càng phát hiện sớm thì càng giúp cải thiện bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc không giúp điều trị trầm cảm mà chỉ giúp cải thiện phần nào tình trạng bệnh. Thường việc dùng thuốc sẽ giúp cân bằng được các chất dẫn truyền thần kinh trong não, nhờ đó có thể cải thiện phần nào sự tiêu cực trong tâm trí. Ngoài ra bác sĩ cũng đưa ra một số loại thuốc cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhờ đó cũng giúp cung cấp thêm nhiều năng lượng hơn cho bà bầu trong cuộc sống thường ngày.

Trầm cảm sau sinh
Việc dùng thuốc chỉ giúp cải thiện phần nào tâm trạng của người mẹ

Tùy tình trạng trầm cảm bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp như thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc an thần.. Các loại thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ và cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa mẹ nên người bệnh cần tránh cho con bú ngay khi vừa uống thuốc. Ngoài ra bạn cũng có thể vắt sữa ra trước khi uống thuốc để con bú sẽ an toàn hơn.

Người bệnh tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về cách dùng, liều dùng để đảm bảo an toàn nhất. Với trầm cảm nặng có thể phải uống thuốc duy trì từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn. Nếu kết quả tái khám định kỳ có cải thiện bác sĩ cũng có thể giảm liều xuống để đảm bảo cải thiện bệnh hoàn toàn.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là biện pháp được hướng đến người bị trầm cảm sau sinh nhiều hơn là dùng thuốc do các yếu tố gây bệnh đều bắt nguồn chủ yếu từ tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp gỡ bỏ các nút thắt vướng mắc trong lòng, giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề của bản thân, từ đó trở nên lạc quan, tự tin, thoải mái và vui vẻ hơn. Tuy nhiên để biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân và bác sĩ phải có sự kết nối và tương tác hợp nhau.

Trầm cảm sau sinh
Trị liệu tâm lý được đánh giá là biện pháp hiệu quả nhất cho trầm cảm sau sinh

Các chuyên gia tâm lý cũng có thể kết hợp các buổi trò chuyện cho những người mẹ có cùng tình trạng để mọi người có thể thoải mái mở lòng, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Ngoài ra các các sĩ tâm lý cũng có thể tổ chức các buổi tư vấn gia đình, trò chuyện cùng người chồng để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, thời điểm người phụ nữ có những tâm tư bất thường, qua đó đưa ra hướng để gia đình có thể chăm sóc bệnh nhân phù hợp nhất.

Không chỉ khi trầm cảm mà ngay những giai đoạn đầu khi bản thân mỗi người cảm thấy mình đang có sự thay đổi tiêu cực dần về mặt cảm xúc, tinh thần cũng nên tìm đến nói chuyện cùng các chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ. Trị liệu tâm lý dù có thể chậm cải thiện hơn so với dùng thuốc ở giai đoạn đầu nhưng lại cho kết quả tốt hơn và cũng an toàn hơn. Thường với dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở giai đoạn sớm cũng được khuyến khích gặp gỡ bác sĩ tâm lý nhiều hơn là dùng thuốc.

Hướng chăm sóc và điều trị tại nhà

Gia đình luôn là một sợi dây kết nối quan trọng giúp người bị trầm cảm có thể quay trở về với thực tại, tìm được sự bình yên hơn cho tâm hồn. Dù đã gặp gỡ bác sĩ tâm lý hay đã dùng thuốc thì cũng chỉ cải thiện được phần nào, quan trọng nhất vẫn là quá trình tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Gia đình cũng nên trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng chăm sóc, trò chuyện và kết nối với bệnh nhân hiệu quả hơn.

Trầm cảm sau sinh
Sự quan tâm và chăm sóc của gia đình đóng vai trò rất quan trọng với người mẹ bị trầm cảm

Một số biện pháp đơn giản giúp cải thiện được tình trạng trầm cảm sau sinh như

  • Trò chuyện, tâm sự với người bệnh nhiều hơn để họ có thể gỡ bỏ lớp rào chắn còn vướng mắc trong lòng
  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để đầu óc khuây khỏa, tinh thần thoải mái
  • Cố gắng coi trọng giấc ngủ, tranh thủ ngủ khi có thể
  • Gia đình nên phụ giúp người bệnh trong việc chăm sóc em bé và để mẹ có thể ngủ nhiều hơn, nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường các hormone hạnh phúc, nâng cao sức khỏe và nhanh chóng lấy lại chính mình
  • Yêu thương bản thân nhiều hơn, xem trọng cảm xúc của mình
  • Ăn uống một cách khoa học để đảm bảo mẹ khỏe, con ngoan
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, bia rượu hay thuốc lá
  • Chia sẻ nhiều hơn với chồng, với gia đình, không nên giữ những điều tiêu cực trong lòng
  • Học cách sống chậm hơn, suy nghĩ thấu đáo hơn, cố gắng hướng các hành vi đến những điều tích cực
  • Nghe những bản nhạc vui vẻ cũng vừa tốt cho tâm trạng của mẹ vừa tác động tốt lên sự phát triển của thai nhi
  • Học cách viết nhật ký cũng là một cách giúp mẹ bỉm có thể giải tỏa được những cảm xúc khó nói của mình
  • Có thể chủ động hơn trong mọi công việc, tránh việc quá dựa dẫm vào một ai đó khi không thành hiện thực sẽ rất dễ thất vọng

Bản thân chính người phụ nữ phải tự tìm cách giúp đỡ, tự vượt qua chính bản thân mình. Thay vì cứ mãi ngồi than thân trách phận, tự mình đau khổ thì sao bạn không tự yêu thương lấy chính mình. Một sinh linh mới được ra đời, bạn đang có một trọng trách rất quan trọng với sinh linh ấy và bạn cần có trách nhiệm hơn. Tương lai của các con phụ thuộc vào chính bản thân bạn nên bạn không thể để bản thân được gục ngã.

Trong quá trình chăm sóc, gia đình cũng không nên tạo cảm giác bó buộc, khiến cho bản thân người bệnh cảm thấy mình đáng thương, mình đang bị kiểm soát. Hãy tạo cho bệnh nhân trầm cảm sau sinh một không gian nghỉ ngơi thật thoải mái, luôn nói những điều lạc quan tích cực, hướng đến tương lai tốt đẹp, hướng về em bé bởi đây chính là sợi dây ràng buộc lớn nhất với thế giới này của bất cứ người mẹ nào.

Phòng tránh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh rất nguy hiểm đồng thời cũng có thể có nguy cơ tái phát cao trở lại nếu những áp lực vô hình trong lòng người bệnh vẫn không được tháo dỡ hết. Bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể bị trầm cảm sau sinh, kể cả trước đó họ là một người rất vui vẻ. Do đó cần có biện pháp để phòng tránh tình trạng này càng sớm càng tốt.

Trầm cảm sau sinh
Cần dành cho người phụ nữ mới sinh thời gian nghỉ ngơi thoải mái để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Cụ thể để hạn chế tối đa nguy cơ trầm cảm sau sinh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây

  • Tạo cho phụ nữ sau sinh một không gian nghỉ ngơi thư giãn để tinh thần thoải mái
  • Tránh nói những lời nói như “đẻ xong béo quá”, “em bé gầy quá”, “không biết cách chăm con” có thể khiến tâm trạng của người phụ nữ rất mệt mỏi, bức xúc, khó chịu
  • Không nên tự cô lập bản thân, nếu có vấn đề gì bức xúc, tức giận nên chia sẻ ngay cho chồng hay gia đình để giải tỏa những bức bối trong lòng
  • Dành thời gian chăm sóc cho bản thân mình, dù đang nuôi con nhưng vẫn không quên làm đẹp, chăm sóc da, mua đồ đẹp nếu có điều kiện
  • Điều chỉnh mong muốn, nhu cầu của bản thân ở mức cho cho phép, không nên đặt kỳ vọng quá cao sẽ rất dễ bị thất vọng
  • Cần coi trọng giấc ngủ mỗi ngày, tranh thủ ngủ ngay khi có thời gian
  • Tham khảo cách chăm sóc, nuôi dậy con ngay từ khi mang thai từ chính các mẹ, các dì để đỡ bỡ ngỡ
  • Có thể tham khảo các lớp học chăm sóc bé ngay từ thời điểm mang thai
  • Nên duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày
  • Thiền và yoga không chỉ tốt cho tâm trạng mà còn giúp người phụ nữ nhanh chóng lấy lại vóc dáng
  • Kể chuyện cho bé nghe, chăm sóc và chơi đùa cùng con cũng giúp mẹ rất vui vẻ
  • Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây hằng ngày
  • Ngừng lo lắng, ngừng bi quan, luôn hướng mọi suy nghĩ và hành vi đến những điều tích cực
  • Xin sự giúp đỡ ngay khi cần thiết

Người phụ nữ là một người vô cùng dũng cảm bởi “cửa sinh là cửa tử” và trầm cảm sau sinh là một căn bệnh rất nguy hiểm mà không ai muốn gặp phải. Mỗi gia đình cần dành thời gian chăm sóc người phụ nữ sau thời kỳ sinh nở nhiều hơn, quan tâm đến tâm trạng của họ để có thể phòng tránh tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này.

5/5 - (2 bình chọn)

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung bị mất ngủ kinh niên suốt 7 năm đã tìm được giấc ngủ ngon sau 1 liệu trình sử dụng bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *