Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Phẫu thuật ung thư buồng trứng – Thông tin cần biết

Ung thư buồng trứng là căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở phụ nữ, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phương pháp điều trị ngoại khoa giúp loại bỏ khối u buồng trứng và ngăn ngừa ung thư di căn.

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là bệnh lý ung bướu xảy ra khi buồng trứng xuất hiện khối u ác tính. Các tế bào ác tính trong khối u có thể phát triển bất thường, không có sự kiểm soát và xâm lấn, phá hủy các tế bào xung quanh.

Ung thư buồng trứng là các khối u ác tính xuất hiện trong buồng trứng
Ung thư buồng trứng là các khối u ác tính xuất hiện trong buồng trứng

Ung thư buồng trứng có thể di căn sang các cơ quan khác và gây ung thư thứ phát cho các cơ quan đó. Bệnh lý này có các dạng ung thư như sau:

  • Ung thư biểu mô buồng trứng: Đây là dạng ung thư phổ biến nhất khi các tế bào ác tính hình thành và phát triển từ các tế bào bề mặt của buồng trứng.
  • Ung thư tế bào mầm ít gặp hơn ung thư biểu mô, xuất hiện khi các tế bào ác tính xuất phát từ tế bào sản xuất trứng.
  • Tế bào ung thư buồng trứng xuất phát từ tế bào nâng đỡ buồng trứng. Đây là dạng ung thư ít gặp nhất.

Ung thư buồng trứng là bệnh lý có thể gặp ở phụ nữ bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt thường xuất hiện ở phụ nữ trên 50 tuổi.

Hiện nay, ung thư buồng trứng được phân thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các khối u ác tính. Các khối u mới chỉ xuất hiện và giới hạn trong buồng trứng, ống dẫn trứng, chưa lan sang các khu vực khác. Bệnh ở giai đoạn 1 có 3 mức độ như sau:

  • Mức độ 1A chỉ tình trạng các tế bào ung thư mới xuất hiện ở ống dẫn trứng hoặc buồng trứng
  • Mức độ 1B khi khối u ác tính đã xuất hiện ở cả buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng chưa xuất hiện ở những vị trí khác.
  • Mức độ 1C chỉ tình trạng khối u vẫn ở bên trong khu vực buồng trứng nhưng đã phá vỡ bề mặt của cơ quan này.

Giai đoạn 2: Giai đoạn 2 là giai đoạn ung thư đã lan rộng ra các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Mức độ 2A chỉ tình trạng ung thư đã lan tới tử cung và mức độ 2B chỉ tình trạng khối u đã phát triển tại các cơ quan khác của  vùng chậu.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các tế bào đã vượt ra khỏi khung chậu và lan sang các cơ quan khác như đại tràng, trực tràng, bàng quang, âm đạo hoặc dạ dày…

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư buồng trứng. Các tế bào ung thư xâm nhập sâu vào hệ bạch huyết, khối u đã di căn đến các cơ quan xa hơn, hình thành các khối u trong xương, phổi…

Khi nào cần phẫu thuật ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tỉ lệ thành công trong điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện. Phát hiện triệu chứng bệnh càng sớm tỉ lệ điều trị thành công càng cao.

Phẫu thuật ung thư buồng trứng là một trong các phương pháp điều trị bệnh lý này. Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa dựa trên nguyên tắc loại bỏ khối u ác tính trong buồng trứng, ngăn ngừa khối u di căn và phòng ngừa bệnh tái phát.

Phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng chỉ được thực hiện ở các giai đoạn sớm của bệnh
Phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng chỉ được thực hiện ở các giai đoạn sớm của bệnh

Khi thực hiện phẫu thuật, tùy vào giai đoạn phát hiện bệnh và số lượng khối u, bệnh nhân có thể bị cắt bỏ hoàn toàn tử cung, loại bỏ cả hai phần phụ và mạc nối lớn với mục tiêu loại bỏ được tối đa khối u ác tính trong buồng trứng.

Phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh bị ung thư giai đoạn 1 hoặc 2.
  • Người bệnh bị ung thư giai đoạn cuối nhưng đã được can thiệp điều trị hóa chất.
  • Phương pháp này chống chỉ định với bệnh nhân bị di căn.

Các bước phẫu thuật ung thư buồng trứng

Khi được chỉ định phẫu thuật ung thư buồng trứng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân theo trình tự sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị phẫu thuật

  • Người bệnh được khám và đánh giá toàn thân để xác định các bệnh lý phối hợp.
  • Bác sĩ tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân những nguy cơ rủi ro khi phẫu thuật.
  • Bệnh nhân tiến hành vệ sinh thân thể bằng dung dịch sát khuẩn. Thụt tháo đại tràng và nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện phẫu thuật.

Bước 2: Trình tự phẫu thuật

  • Các bác sĩ tiến hành mổ ổ bụng bệnh nhân.
  • Thăm dò ổ bụng để đánh giá khối u và lấy dịch ổ bụng để xét nghiệm tế bào.
  • Cắt bỏ hoàn toàn các khối u trong buồng trứng.
  • Thực hiện cắt bỏ hoàn toàn tử cung, cắt bỏ 2 phần phụ và cắt mạc nối lớn.
  • Vét hạch chậu 2 bên sau đó kiểm tra và thực hiện cầm máu.
  • Đóng ổ bụng và kết thúc phẫu thuật.

Phẫu thuật ung thư buồng trứng là một phẫu thuật lớn, có thể xảy ra các biến chứng trong khi mổ và biến chứng sau mổ như chảy máu sau phẫu thuật, tổn thương hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và mạch máu.

Có thể cắt bỏ toàn bộ tử cung và các phần phụ để loại bỏ khối u
Có thể cắt bỏ toàn bộ tử cung và các phần phụ để loại bỏ khối u

Theo dõi và chăm sóc sau điều trị ung thư buồng trứng

Sau khi điều trị ung thư buồng trứng, đặc biệt là phẫu thuật ung thư buồng trứng, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt như sau:

  • Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi và phát hiện sớm những triệu chứng bất thường của biến chứng sau mổ. Nếu người bệnh có triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý.
  • Sau khi phẫu thuật cắt bỏ cả 2 buồng trứng, người bệnh có thể gặp triệu chứng mãn kinh. Khi đó có thể sử dụng hormon thay thế để giảm triệu chứng này.
  • Sau khi điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục ít nhất trong vòng 6 tuần để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh nguy cơ tái phát bệnh.
  • Sau khi thực hiện phẫu thuật, cơ thể sẽ mất sức rất nhiều. Vì thế người bệnh cần có chế độ chăm sóc và ăn uống đặc biệt để có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng và phòng ngừa tái phát bệnh.
  • Người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm tổng thể để phát hiện sớm những tế bào ung thư di căn nếu có ở các bộ phận khác của cơ thể.
  • Người bệnh cần tái khám thường xuyên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để được thăm khám lâm sàng và xét nghiệm để phòng ngừa ung thư tái phát.
  • Người bệnh cần nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường và giữ gìn lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ và suy nghĩ tích cực.
  • Phụ nữ cần thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là sức khỏe phụ khoa và tầm soát ung thư để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất.
  • Ung thư không phải là “án tử hình”. Do đó người bệnh cần bình tĩnh, lạc quan và thực hiện điều trị theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về phẫu thuật ung thư buồng trứng. Có nhiều quan niệm cho rằng việc can thiệp “dao kéo” ở người bệnh bị ung thư khiến tình trạng người bệnh sẽ nặng thêm. Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể giúp người bệnh kiểm soát được khối u và điều trị bệnh hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *