Ung thư buồng trứng có lây không? Cách phòng ngừa
Nội dung bài viết
Ung thư buồng trứng có lây không? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh ung thư buồng trứng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm trực tiếp. Song, một số trường hợp hy hữu vẫn có thể dẫn đến hiện tượng này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ung thư buồng trứng và cách phòng ngừa bệnh.
Nhận biết bệnh lý ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng hay bệnh K buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới. Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối khiến sức khỏe người bệnh suy sụp, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân vẫn có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và bảo đảm chức năng sinh sản.
Do đó, các chị em phụ nữ cần hết sức quan tâm đến cơ thể mình. Nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng sau đây, bạn nên đi kiểm tra ngay:
- Chướng bụng, khó tiêu: Khối u ác tính chèn ép lên dạ dày và ruột, khiến bạn có cảm giác đầy hơi, khó chịu.
- Táo bón: Khối u chèn ép lên ruột và thành đại tràng sẽ cản trở quá trình đẩy phân ra ngoài, làm phân cứng gây táo bón.
- Đau bụng và vùng xương chậu kéo dài dù không trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Tiểu nhiều, liên tục: Khối u phát triển sẽ chèn ép lên bàng quang, khiến bạn đi tiểu liên tục, nhiều hơn 3-4 lần trong một giờ đồng hồ.
- Cảm giác chán ăn, ăn nhanh no dù mới ăn rất ít.
- Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân: Khối u đã lấy đi một phần lớn chất dinh dưỡng nên cân nặng sẽ giảm sút nhanh chóng.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Đau khi quan hệ: Khi quan hệ tình dục, người bệnh sẽ gặp những cơn đau nhói thất thường ở vùng xương chậu.
- Đau vùng lưng dưới không rõ nguyên nhân.
- Chảy máu âm đạo bất thường dù không trong “mùa dâu”.
Dấu hiệu ung thư buồng trứng rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường. Vì vậy, cách tốt nhất là chị em nên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và thực hiện tầm soát ung thư theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ung thư buồng trứng có lây không?
Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu ban đầu của bệnh, các chị em thường rất suy sụp và hoang mang, không biết ung thư buồng trứng có chết không, có chữa khỏi được không hay sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mình. Không những vậy, nhiều chị em còn lo lắng liệu ung thư buồng trứng có thể lây cho người thân của mình hay không?
Chúng ta đều biết ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm, nên việc sống chung, sinh hoạt cùng với bệnh nhân không khỏi khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là suy nghĩ không có cơ sở khoa học.
Theo các chuyên gia, ung thư buồng trứng không hề có khả năng lây nhiễm từ người sang người chỉ bằng con đường tiếp xúc gần như quan hệ, ôm, hôn, cùng ăn hay sống chung. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn hay di căn từ buồng trứng sang các bộ phận khác của cơ thể, nhưng không thể xâm nhập vào một cơ thể khỏe mạnh khác để gây bệnh.
Hơn nữa, ung thư buồng trứng là hệ quả của những tổn thương gen, do quá trình tương tác lâu dài với các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, nó không phải một căn bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, trên thực tế, bạn vẫn có thể bắt gặp một số trường hợp những người sống cùng một nhà cùng bị ung thư buồng trứng. Điều này thực chất không phải vì bị lây nhiễm, mà do những nguyên nhân sau đây:
- Do cấu trúc gen: Như đã khẳng định, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư buồng trứng là do vấn đề về gen. Những thành viên trong gia đình có thể có cùng một đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, nếu gia đình có nhiều hơn 2 người trong quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con hay chị em gái) bị ung thư buồng trứng, bạn cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Do thói quen sinh hoạt: Những thành viên trong cùng một gia đình có thể có thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Khiến cơ hội tiếp xúc với tác nhân gây ung thư từ bên ngoài cũng ngang nhau.
Như vậy, ung thư buồng trứng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu vẫn là do gen, lối sống và thói quen ăn uống của người bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng
Bên cạnh vấn đề ung thư buồng trứng có thể lây nhiễm hay không, cách phòng ngừa bệnh cũng là mối quan tâm của nhiều chị em.
Theo các chuyên gia, nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Chị em cần quan tâm đến cơ thể, xây dựng một lối sống khoa học theo những lời khuyên sau đây:
- Tìm hiểu về ung thư buồng trứng, đặc biệt là các dấu hiệu của bệnh để phát hiện kịp thời.
- Kiểm soát cân nặng, không nên ăn uống thoải mái quá mức. Bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thừa cân, béo phì, có chỉ số BMI lớn hơn 30 có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn bình thường.
- Xây dựng thực đơn khoa học, luôn đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Thay đổi đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh để tạo cảm giác ngon miệng. Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để tăng sức đề kháng.
- Hạn chế dùng các chất kích thích, các loại rượu bia và đồ uống có cồn.
- Nên kết hôn và sinh con đầu lòng trước tuổi 26. Điều này sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và những biến chứng dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở mẹ.
- Không nên sử dụng các loại thuốc tránh thai và thuốc kích thích buồng trứng. Những thành phần hóa học trong các loại thuốc này đều có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
- Không lạm dụng các loại thuốc kích thích hormone. Những loại thuốc tác động đến quá trình sản sinh hormone nữ như thuốc điều kinh,… đều có thể dẫn đến ung thư buồng trứng, nếu sử dụng trong thời gian dài. Nếu thấy kinh nguyệt không đều và thường bị trễ kinh, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
- Tập luyện thể dục thể thao: Các môn thể thao như yoga, đi bộ, chạy bộ,… sẽ giúp chị em kiểm soát cân nặng, cải thiện vóc dáng. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ ung thư và giải tỏa stress, căng thẳng sau mỗi ngày dài.
- Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya quá 12h. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của cơ thể, làm giảm sức đề kháng, khiến các tác nhân gây ung thư có cơ hội gây bệnh nhiều hơn.
- Khám sức khỏe thường xuyên. Chị em nên khám định kỳ ít nhất 3-6 tháng một lần để phát hiện các vấn đề về sức khỏe. Đồng thời, kết hợp tầm soát ung thư để được chữa trị sớm nhất.
Ung thư buồng trứng không phải bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp hay sinh hoạt chung. Bệnh khởi phát là do những yếu tố về gen và các tác nhân bên ngoài cơ thể. Do đó, điều quan trọng là các chị em phải giữ một lối sống khoa học, điều độ để chủ động phòng ngừa ung thư buồng trứng.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “ung thư buồng trứng có lây không” và biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!