Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu (mới bị)

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường rất dễ nhầm lẫn và khó phát hiện. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn điều trị có khả năng phục hồi cao nhất. Các chị em phụ nữ cần lưu ý những triệu chứng sau đây để phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn sớm

Ung thư buồng trứng có thể xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng trong cơ thể nữ giới. Đây là một khối u ác tính, chứa đựng các tế bào bất thường, không phát triển hay nằm trong sự kiểm soát và nhu cầu của cơ thể.

Những tế bào này có thể lan sang các mô và bộ phận xung quanh, phá hủy các tế bào bình thường và gây ung thư thứ phát tại đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Hiện nay, các nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng ở nữ giới vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên những yếu tố di truyền, tuổi tác, tình trạng thừa cân hay béo phì,… được cho là sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có tỷ lệ điều trị thành công cao
Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có tỷ lệ điều trị thành công cao

Ung thư buồng trứng có 3 thể thường gặp nhất là ung thư xuất phát từ bề mặt buồng trứng, từ các tế bào sản xuất trứng và từ những mô nâng đỡ xung quanh buồng trứng. Căn bệnh này thường tiến triển theo 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Khối u và các tế bào ác tính chỉ nằm gọn trong buộc trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa di căn sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Khối u vẫn nằm trong buồng trứng và ống dẫn những các tế bào đã bắt đầu lây lan sang các bộ phận xung quanh.
  • Giai đoạn 3: Khối u vẫn còn ở ống dẫn hoặc một bên của buồng trứng nhưng đã lan ra rất rộng.
  • Giai đoạn 4: Khối u ung thư đã di căn vượt xa khỏi buồng trứng.

Trong đó, giai đoạn 1 là thời điểm điều trị dễ dàng và có cơ hội thành công cao nhất. Theo các số liệu thống kê, những bệnh nhân phát hiện dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu từ sớm có tỷ lệ điều trị thành công và sống qua 5 năm đến hơn 90%.

Chính vì vậy, để hạn chế những hậu quả nặng nề của bệnh, việc nhận biết đúng các triệu chứng của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là hết sức quan trọng. Trên thực tế, nếu được điều trị theo đúng phác đồ ngay từ giai đoạn đầu, bệnh ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể chữa khỏi được.

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Khác với dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, các dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh không nguy hiểm khác. Do đó, việc phát hiện từ sớm là không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy bản thân có những vấn đề sau đây, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Đầy bụng, khó tiêu

Trong cơ thể nữ giới, buồng trứng là bộ phận nằm ngay dưới dạ dày và ruột. Khi bị ung thư buồng trứng, khối u ác tính sẽ lớn dần lên và chèn ép sang những cơ quan này, khiến bạn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu ngay cả khi mới ăn một lượng nhỏ.

Chướng bụng đầy hơi có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu
Chướng bụng đầy hơi có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Tuy nhiên, cảm giác đầy bụng, chướng hơi cũng có thể do những vấn đề về tiêu hóa khác. Đây không phải một dấu hiệu đặc trưng hay điển hình của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu. Vì vậy, để chắc chắn, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy bản thân liên tục bị đầy hơi trong thời gian dài.

Đau bụng và đau vùng xương chậu

Đau bụng kinh là một hiện tượng thường gặp mỗi khi chị em bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng kéo dài kể cả không trong kỳ kinh, không rõ nguyên nhân, đây có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu.

Khi khối u phát triển, các tế bào ác tính có thể xâm lấn sang những cơ quan khác bên ngoài buồng trứng, điển hình là vùng bụng và xương chậu. Từ đó, gây nên triệu chứng đau bụng. Cơn đau thường không quá dữ dội, nhưng sẽ âm ỉ và kéo dài dai dẳng khiến chị em cực kỳ khó chịu.

Táo bón

Táo bón thường do các bệnh về đường tiêu hóa gây ra, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn sớm.

Bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể bị táo bón
Bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể bị táo bón

Khi kích thước của khối u ác tính gia tăng đến một mức độ nhất định, nó sẽ chèn ép lên dạ dày, ruột và đặc biệt là thành đại tràng, khiến quá trình đẩy phân ra ngoài bị tắc nghẽn. Phân bị giữ lại trong đại tràng cũng xảy ra hiện tượng tái hấp thu nước, làm phân cứng và người bệnh khó đại tiện hơn.

Đau vùng lưng dưới

Đau lưng dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả giai đoạn tiền kinh và các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, nếu không phải trong “mùa dâu” hoặc do chấn thương, thoái hóa, chị em cần lưu ý vì những triệu chứng này có thể do ung thư buồng trứng gây ra. Vì vậy, các chị em nên đến ngay các cơ sở thăm khám để xác định rõ nguyên nhân.

Tiểu nhiều, tiểu thường xuyên

Khối u lớn dần cũng sẽ tạo áp lực chèn ép lên bàng quang. Do đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu liên tục, nhiều hơn 3 hay 4 lần trong một giờ đồng hồ. Người bệnh kiểm soát và kiềm chế cơn biểu tiểu khó khăn hơn nhiều so với bình thường.

Đi tiểu liên tục là dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu
Đi tiểu liên tục là dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Lâu dần, có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ở bụng dưới.

Nhanh no và chán ăn

Những người bị ung thư buồng trứng thường rất nhanh no và dễ chán ăn. Một phần là do chứng đầy hơi, khó tiêu do khối u ác tính gây ra. Nếu thường xuyên cảm thấy không ngon miệng, chỉ ăn một ít cũng đã thấy no, bạn có thể đã có những dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu.

Sụt cân nhiều

Tình trạng sụt cân ở người bị ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có thể do hiện tượng chán ăn gây ra. Bên cạnh đó, khối u phát triển cũng cần lấy một nguồn dinh dưỡng lớn, khiến cơ thể không đủ khả năng để duy trì cân nặng.

Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân
Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân

Nếu nhận thấy bản thân sụt cân đột ngột mà không hề ăn kiêng hay luyện tập thể dục thể thao, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát để làm rõ nguyên nhân.

Thói quen đại tiện thay đổi

Phân có thể phản ánh tương đối chính xác tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cần nắm được thói quen đi ngoài của cơ thể để nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường. Ví dụ, bạn thường đi đại tiện khoảng 1-2 lần/ ngày nhưng bỗng tăng lên đến 5 – 6 lần. Đây rất có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu.

Cơ thể mệt mỏi

Thường xuyên kiệt sức là một triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng. Bạn sẽ nhận thấy bản thân liên tục mệt mỏi và thiếu năng lượng dù không làm việc và đã sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Âm đạo ra máu bất thường

Chảy máu âm đạo do ung thư buồng trứng có thể dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, một chu kỳ thường kéo dài từ 3 – 5 ngày hoặc 7 – 10 ngày với những trường hợp ra kinh ít. Các chu kỳ sẽ cách nhau khoảng 28 – 30 ngày, có thể sớm hoặc muộn hơn 3 – 5 ngày vẫn có thể chấp nhận được.

Âm đạo ra máu bất thường
Âm đạo ra máu bất thường

Nếu ngoài khoảng thời gian này hoặc với những người đã bước vào thời kỳ mãn kinh, hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu.

Đau khi quan hệ

Những người bị ung thư buồng trứng cũng sẽ gặp những cơn đau bất thường khi quan hệ tình dục, đặc biệt là ở vùng khung xương chậu.

Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm. Nếu khối u không được ngăn chặn và loại bỏ kịp thời, chúng có thể di căn đến các cơ quan khác, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư buồng trứng cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như mức độ phát triển của khối u, tình trạng sức khỏe của người bệnh,… Những phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ tối đa, hóa trị liệu và xạ trị.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp phát hiện dấu hiệu ung thư buồng trứng ngay từ giai đoạn đầu, phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị tối ưu và có tỷ lệ thành công cao nhất.

Các bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ tối đa khối u và cả những phần xung quanh do tế bào ung thư di căn. Do đó, người bệnh sẽ phải cắt bỏ hết mạc nối và hạch trong ổ bụng, một phần hoặc cả hai bên buồng trứng, ống dẫn trứng,…

Dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ hở hoặc mổ nội soi. Trong đó, mổ nội soi là thủ thuật ngoại khoa được ưu tiên hơn, nhờ công nghệ xâm lấn tối thiểu, tính thẩm mỹ cao, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi sau mổ. Phẫu thuật xong, người bệnh có thể đối mặt với những cơn đau ngắn hạn và gặp nhiều khó khăn trong việc đại, tiểu tiện.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Mục đích chính của phương pháp này là loại bỏ tối đa các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân vẫn muốn có con, các bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng mà cố gắng giữ lại những cơ quan sinh sản khác. Phụ nữ mang thai sau khi mổ ung thư buồng trứng vẫn cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để hạn chế nguy cơ tái phát và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Trong trường hợp phải cắt bỏ cả buồng trứng, người bệnh nên chuẩn bị tâm lý đối mặt với chứng vô sinh, tình trạng rối loạn nội tiết tố và thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là một trong hai phương pháp xử lý các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.

Thông thường, các loại thuốc và hóa chất chuyên dụng sẽ được đưa trực tiếp vào cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư chưa được loại bỏ. Một số loại thuốc khác được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc qua ống thông vào ổ bụng.

Sau thời gian thực hiện hóa trị liệu, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân xét nghiệm và quan sát ổ bụng lần hai, hoặc kiểm tra dịch và mẫu mô để đánh giá tác dụng của thuốc.

Các loại thuốc sử dụng trong hóa trị không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn tác động đến cả những tế bào bình thường khác. Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào chủng loại và liều lượng thuốc. Do đó, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như:

  • Nôn và buồn nôn.
  • Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Tiêu chảy.
  • Cơ thể liên tục mệt mỏi.
  • Bàn tay, bàn chân có cảm giác tê và châm chích.
  • Rụng tóc, móc.
  • Da đen sạm đi nhiều.
  • Có thể ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.
  • Tổn thương thận, cần phải truyền thêm dịch để bảo vệ.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp trị liệu bằng các tia phóng xạ có năng lượng cao như tia X, tia gamma,… Các tia xạ trị có thể xuất phát từ máy phóng xạ ở bên ngoài, hoặc từ những dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp đưa vào ổ bụng qua một ống thông.

Phương pháp xạ trị thường chỉ tác động lên những tế bào ở vùng được chiếu xạ, nhằm loại bỏ các vật chất di truyền bên trong tế bào ung thư. Từ đó, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào còn sót lại.

Xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư
Xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư

Dựa trên thể trạng và cơ địa của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng bức xạ phù hợp. Tùy vào phần cơ thể bị chiếu xạ, bệnh nhân cũng có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiểu khó, tiêu chảy, da vùng bụng bị biến đổi, hoặc đau bụng và tắc ruột.

Quá trình hóa, xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, xét đến những hiệu quả mà nó mang lại, đây vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật hoặc khi đã bước vào giai đoạn khối u tiến triển.

Để kiểm soát các tác dụng phụ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc những sản phẩm hỗ trợ, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho người bệnh. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải luôn giữ một tinh thần lạc quan, ý chí vững vàng để vượt qua bệnh tật.

Những dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột hay triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vì vậy, các chị em thường rất khó phát hiện bệnh ngay từ đầu.

Cách duy nhất để bạn xác định đúng các triệu chứng là phải nắm rõ cơ thể mình, nhận biết ngay các dấu hiệu bất thường và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Hy vọng bài viết này đã giúp có thêm những hiểu biết về căn bệnh ung thư buồng trứng, để phát hiện sớm và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *