Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Nội dung bài viết
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm ở phụ nữ. Nguy hiểm là, căn bệnh này có thể dễ dàng di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể. Vậy ung thư buồng trứng là bệnh gì và cách điều trị ra sao?
Ung thư buồng trứng là gì?
Buồng trứng là một bộ phận thuộc cơ quan sinh sản của phụ nữ. Mỗi người sẽ có 2 buồng trứng có kích thước tương đương một hạt thị và nằm trong khung chậu.
Chức năng của buồng trứng là sản xuất ra trứng cho quá trình thụ tinh và sản sinh ra các nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Các nội tiết tố này có tác động đến quá trình phát triển của cơ thể phụ nữ và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai.
Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính xảy ra tại một hoặc hai buồng trứng. Các tế bào ung thư phát triển bất thường và không theo sự kiểm soát của cơ thể.
Tế bào ung thư có thể xâm lấn và phá hủy các mô, các cơ quan xung quanh. Không chỉ vậy, tế bào này có thể di căn và gây ra bệnh ung thư tại các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư buồng trứng có các thể bao gồm:
- Ung thư biểu mô buồng trứng là các tế bào ung thư phát triển trên bề mặt buồng trứng.
- Ung thư tế bào mầm khởi phát từ các tế bào sản xuất ra trứng.
- Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào nâng đỡ mô buồng trứng. Loại ung thư này là ít gặp nhất.
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư
Bệnh ung thư buồng trứng tiến triển qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này, ung thư xuất hiện ở một hoặc cả hai buồng trứng, không lan đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Trong một số trường hợp, ung thư phát triển trên bề mặt buồng trứng hoặc các tế bào ung thư bong ra ở dịch ổ bụng, vùng chậu.
Ung thư giai đoạn 1 có các giai đoạn phụ như sau:
- Ung thư nằm ở khu trú trong một ống buồng trứng hoặc vòi trứng được phân loại là 1a.
- Ung thư ở cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng được gọi là 1b.
- Ung thư được phân loại là 1c nếu vẫn ở trong buồng trứng và đã phá vỡ bề mặt của buồng trứng để ra bên ngoài.
Giai đoạn 2:
Ung thư ở giai đoạn 2 đã lan sang các cơ quan khác ở vùng chậu như tử cung, bàng quang, đại tràng, trực tràng nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan ngoài vùng chậu. Giai đoạn 2 cũng được chia thành các giai đoạn phụ dưới đây:
- Ung thư đã lan đến tử cung hoặc ống dẫn trứng nhưng không lan đến hạch bạch huyết được gọi là 2a.
- Ung thư đã lan đến các cơ quan vùng chậu gần đó nhưng chưa đến hạch bạch huyết được gọi là 2b.
Giai đoạn 3:
Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 được xác định khi tế bào ung thư ở một hoặc hai buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc phúc mạc, đồng thời đã lan đến các cơ quan vùng chậu và hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn 3 được chia thành các giai đoạn phụ như sau:
- Ung thư đã lây lan ra ngoài khung chậu đến các hạch bạch huyết quanh phúc mạc nhưng chưa đến các vị trí xa hơn được gọi là 3a1.
- Ung thư đã lan đến các cơ quan xương chậu và có mặt trong phúc mạc bụng được gọi là 3a2.
- Giống như giai đoạn 3a1 và các tế bào ung thư trong phúc mạc có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhỏ hơn 2cm được gọi là 3b.
- Giống như giai đoạn 3a1 nhưng tế bào ung thư đã lớn hơn 2cm được gọi là 3c.
Giai đoạn 4:
Ung thư trong giai đoạn 4 đã lan đến các dịch xung quanh phổi, gan, xương, lá lách hoặc các hạch bạch huyết xa hơn. Giai đoạn 4 được chia thành 2 giai đoạn phụ như sau:
- Ung thư đã có mặt trong dịch xung quanh phổi nhưng chưa lan đến các cơ quan nào khác ngoài thành bụng được gọi là 4a.
- Ung thư đã lây lan đến xương, gan, lá lách và các hạch bạch huyết xa hơn được gọi là 4b.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh ung thư buồng trứng có thể liên quan đến các yếu tố sau:
- Tiền sử gia đình: Nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng nếu trong gia đình có bà, mẹ, chị gái mắc bệnh. Ngoài ra, gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư vú… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới.
- Tiền sử bản thân: Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn.
- Độ tuổi: Độ tuổi càng lớn thì khả năng mắc ung thư càng cao. Đa số bệnh xuất hiện ở những người trên 50 tuổi và tăng cao ở những người trên 60 tuổi.
- Mang thai và sinh con: Những phụ nữ đã từng mang thai và sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn những người chưa sinh con. Phụ nữ sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp.
- Sử dụng các thuốc kích thích phóng noãn: Các thuốc này làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Bột talc: Phụ nữ sử dụng nhiều bột talc ở cơ quan sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Triệu chứng bệnh ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng cũng giống như hầu hết các bệnh ung thư khác. Bệnh không có các triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng từ sớm mà đến giai đoạn muộn thì bệnh mới khởi phát các triệu chứng.
Dưới đây là một số những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh:
- Cảm giác khó chịu và đau ở vùng bụng dưới.
- Bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, ợ chua…
- Đi tiểu thường xuyên làm tăng áp lực chèn ép lên bàng quang.
- Cảm thấy đau bụng sau khi ăn.
- Tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm không rõ nguyên nhân.
- Ra máu âm đạo bất thường ngay cả trong thời kỳ mãn kinh
- Cảm thấy đau rát khó chịu khi quan hệ vợ chồng. .
Ung thư buồng trứng nguy hiểm như thế nào?
Bệnh ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm giống như đa số những bệnh ung thư khác. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời từ giai đoạn 1 thì người bệnh có cơ hội sống trên 5 năm lên đến 95%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe, tiền sử bệnh tật…
Nếu bệnh ung thư được phát hiện càng muộn thì tỷ lệ sống càng thấp. Cụ thể, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 thì tỷ lệ sống trên 5 năm giảm còn 70%, giai đoạn 3 là 39%. Còn nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống rất thấp, lúc này khối u đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Các cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng
Người bệnh có thể điều trị ung thư buồng trứng bằng các phương pháp Tây y như hóa trị, xạ trị hoặc chữa bệnh bằng cách bài thuốc Đông y.
Điều trị bằng Tây y
Ung thư buồng trứng là một căn bệnh rất khó điều trị và nguy hiểm. Bệnh được chữa trị bằng nhiều phương pháp Tây y kết hợp với nhau:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những phương pháp chính điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh. Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung thành một khối. Thông thường, bác sĩ cũng cắt luôn các mạc nối lớn và các hạch bạch huyết trong ổ bụng.
Đối với trường hợp phẫu thuật để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư, bác sĩ sẽ phẫu thuật kiểm tra toàn bộ ổ bụng, hút dịch ổ bụng, lấy bỏ hạch bạch huyết, nhân di căn ở cơ hoành và các cơ quan khác.
Nếu ung thư đã lan rộng thì bác sĩ sẽ cắt bỏ hết tế bào ung thư còn sót lại trong một quá trình được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u. Phương pháp này giúp làm giảm các tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng hóa trị và xạ trị.
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Sau khi phẫu thuật, có một số tế bào ung thư vẫn còn lây lan và chưa được bác sĩ cắt bỏ hết, hóa trị liệu sẽ tiêu diệt các tế bào còn sót lại.
Hầu hết một số loại thuốc điều trị ung thư sẽ được tiêm vào tĩnh mạch hoặc viên nén. Ngoài ra, hóa trị liệu được thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.
Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật lần hai để quan sát ổ bụng sau khi kết thúc hóa trị liệu. Việc này để thực hiện kiểm tra tác dụng của thuốc lên cơ thể bệnh nhân như thế nào bằng cách kiểm tra dịch và mẫu mô bên trong.
Khi điều trị bằng hóa trị liệu, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy… Một số thuốc có thể gây tổn thương đến thận và khiến bệnh nhân không nghe rõ.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp dùng các tia phóng xạ để trị liệu. Bác sĩ sẽ sử dụng những tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ có thể phát ra từ máy được gọi là tia xạ ngoài. Một số bệnh nhân được điều trị bằng cách đưa dung dịch phóng xạ trực tiếp vào ổ bụng thông qua một ống thông.
Xạ trị tác động đến cả tế bào bình thường và tế bào gây bệnh. Phương pháp này cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khiến cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, tiêu chảy… Xạ trị trong phúc mạc có thể gây ra hiện tượng tắc ruột và đau bụng.
Thuốc Đông y chữa trị ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là căn bệnh khởi phát khi buồng trứng của phụ nữ hình thành nên các khối u ác tính. Theo Đông y, bệnh xảy ra do tỳ thận hư, khí trệ huyết ứ, hàn độc ứ kết. Các bài thuốc Đông y điều trị ung thư từ căn nguyên của bệnh. Thuốc sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng và tiêu diệt tế bào ung thư gây bệnh.
Đông y có những bài thuốc điều trị ung thư buồng trứng theo từng nguyên nhân khác nhau:
Ung thư do tỳ thận hư
Triệu chứng của bệnh là ung thư tuyến nang có tính tương dịch dạng đầu nhũ ở hai bên buồng trứng. Bệnh nhân bị đau bụng, mỏi thắt lưng, mất kinh…
Bài thuốc điều trị: Ngũ lăng tử, sơn từ cô, đẳng sâm mỗi vị 30g, liệu khương thạch và hoàng kỳ mỗi vị 60g, toàn hạt 20g, bổ cốt chi 20g. Người bệnh sắc thuốc và sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Ung thư dạng hàn độc ứ kết
Triệu chứng điển hình của bệnh là người gầy gò, khối u dưới bụng to bằng bàn tay, tay chân cứng nhắc, rêu lưỡi trắng, ngón tay lạnh…
Bài thuốc điều trị: Nguyên minh phấn, đẳng sâm, tam lăng, can khương, phụ tử mỗi vị 15g, tân lang, thục địa, nhị sửu mỗi vị 30g, hồng hoa, xuyên sơn giáp, xích thược mỗi vị 10g. Sắc và uống tất cả các nguyên liệu trên.
Ung thư bị khí trệ huyết ứ
Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: người gầy gò, miệng khô, đổ nhiều mồ hôi, đại tiện không thuận lợi.
Bài thuốc điều trị: Sinh quân, vong tiêu, mộc thông, đương quy, xích thược, ngũ linh chi, nguyên hồ sách mỗi vị 12g, đào nhân 12g. Mỗi ngày bạn lấy một thang thuốc và sắc uống trong ngày.
Để an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống mà phải đến bác sĩ Đông y để thăm khám tình trạng và uống các bài thuốc cho phù hợp.
Chữa ung thư buồng trứng tại nhà
Các mẹo dân gian chữa ung thư buồng trứng tại nhà có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể kết hợp phương pháp với cách điều trị Tây y, Đông y để giảm nhanh tình trạng bệnh.
Gừng
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng gừng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư buồng trứng bất thường và ngăn ngừa ung thư không hình thành đề kháng đối với các phương pháp điều trị.
Bạn có thể bổ sung gừng 2 – 3 lần mỗi ngày cho cơ thể dưới dạng trà gừng hoặc các món ăn từ gừng. Ngoài ra, bạn có thể giã gừng trộn với dầu dừa hoặc dầu oliu để massage vùng bụng.
Nghệ
Thành phần chính có trong nghệ là dưỡng chất curcumin. Chất này là chất chống oxy hóa, làm đẹp da, kháng khuẩn và chống nhiễm trùng. Đặc biệt, nghệ có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác như ung thư da, ung thư vú…
Người bệnh có thể chế các món ăn từ nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, bạn có thể uống tinh bột nghệ mỗi ngày để chữa bệnh.
Mật ong
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng mật ong có tác dụng điều trị ung thư và kìm hãm sự phát triển của các tế bào gây bệnh.
Người bệnh có thể kết hợp mật ong và gừng để uống mỗi ngày. Bạn uống liên tục trong nhiều ngày để hỗ trợ điều trị ung thư.
Các mẹo dân gian chữa ung thư buồng trứng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác. Ngoài ra, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào các cách chữa bệnh tại nhà này mà cần đến bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán đúng bệnh.
Ung thư buồng trứng nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Những người mắc bệnh ung thư buồng trứng nên xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị ung thư buồng trứng mà bạn không nên bỏ qua:
- Thịt gà: Thịt gà chứa nhiều đạm hơn cả thịt lợn nên cần bổ sung cho người mắc bệnh ung thư buồng trứng. Bởi khi mắc bệnh hoặc sau khi xạ trị, hóa trị, cơ thể người bệnh rất suy nhược và cần bổ sung nhiều chất đạm. Bạn nên lựa chọn gà ta không có mỡ rồi hầm hoặc nấu cháo cho người bệnh.
- Cá: Cá là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với người bị ung thư. Cá giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi tốt sau điều trị.
- Rau củ, trái cây: Người bị ung thư nên bổ sung các loại trái cây, rau củ cho cơ thể như rau bina, cải xoăn, bông cải… Các loại thực phẩm này giúp chống lại sự lão hóa của tế bào và giảm quá trình phát triển của các tế bào ung thư gây hại.
- Thực phẩm giàu protein: Protein giúp người bệnh tăng cường khả năng miễn dịch, giảm rụng tóc và giảm các tác dụng phụ trong quá trình hóa trị, xạ trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải lưu ý và kiêng ăn một số loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe như:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến huyết áp tăng cao, gây nên bệnh tiểu đường, béo phì. Điều này sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến quá trình điều trị bệnh ung thư.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo cholesterol: Thực phẩm chứa nhiều cholesterol là tác nhân thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh ung thư.
- Thực phẩm chiên xào: Natri nitrit có nhiều trong thực phẩm chiên xào là một chất có tác động tiêu cực đến quá trình điều trị ung thư của người bệnh.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Trong quá trình chữa bệnh ung thư buồng trứng, người bệnh phải ghi nhớ một số những lưu ý sau đây:
- Tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ hướng dẫn như liều lượng, thời gian sử dụng thuốc…
- Luôn có một tinh thần tích cực vui vẻ, lạc quan trong suốt thời gian trị bệnh. Không nên cáu gắt, bi quan hay thường xuyên lo âu.
- Bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể như trái cây, rau quả, các loại cá…
- Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh ung thư buồng trứng và cách điều trị. Có thể thấy, ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể lấy đi sinh mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Do vậy, bạn nên lưu ý đến sức khỏe của bản thân, nếu phát hiện những dấu hiệu lạ trong cơ thể thì cần nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám và chữa trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!