Siêu âm thai Doppler là gì? Khi nào? Cách đọc chỉ số
Nội dung bài viết
Siêu âm thai Doppler là một trong những phương pháp được sử dụng để thăm khám thai định kỳ. Đặc biệt, biện pháp này thường được thực hiện để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi thai nhi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của em bé. Nếu có những vấn đề khiến thai nhi không phát triển bình thường sẽ được điều chỉnh khắc phục kịp thời.
Siêu âm thai Doppler là gì?
Siêu âm Doppler là biện pháp chẩn đoán, điều trị cho nhiều bệnh lý và đối tượng bệnh nhân khác nhau. Nguyên lý thực hiện của phương pháp này là kiểm tra dòng chuyển động của máu bên trong mạch, cùng với các bộ phận khác. Thông qua kết quả thu được, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe hoặc các dị tật cho người bệnh.
Có thể nói, siêu âm Doppler được đánh giá cao hơn các biện pháp siêu âm truyền thống. Bởi, có một số bộ phận các phương pháp siêu âm khác không thực hiện được nhưng siêu âm Doppler có thể đảm nhận.
Kỹ thuật siêu âm này cũng được áp dụng cho bà bầu từ tháng thứ 6 trở đi. Lúc này, thai nhi đã hoàn thiện cơ bản các bộ phận trên cơ thể. Bác sĩ có thể thông qua biện pháp siêu âm thai Doppler xác định lượng máu trong cơ thể thai nhi và theo dõi tình trạng, cũng như nhận diện các vấn đề nếu có.
Siêu âm thai Doppler được chia thành 2 dạng cơ bản là Doppler liên tục và Doppler xung. Trong đó:
- Siêu âm Doppler liên tục sử dụng 2 tinh thể dưới dạng đầu dò, thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau. Một tinh thể sẽ tiến hành phát sóng siêu âm với cơ chế đặc biệt, thu nhận các thông tin được phản hồi liên tục. Tinh thể còn lại sẽ thực hiện nhiệm vụ thu hồi sóng của tinh thể thứ nhất.
- Siêu âm Doppler xung chỉ sử dụng 1 tinh thể duy nhất thay vì 2 tinh thể như dạng kể trên. Tinh thể này sẽ đảm nhận cả hai nhiệm vụ phát và thu sóng âm. Sóng âm lúc này sẽ được phát đi dưới dạng các chuỗi xung, đường đi dọc theo đầu dò quét. Bác sĩ sẽ dựa vào khu vực cần lấy mẫu để điều chỉnh kích thước cũng như độ sâu mong muốn.
Lợi ích của kỹ thuật siêu âm thai Doppler
Siêu âm thai Doppler sẽ tiến hành đo lượng máu tại các bộ phận như não, tim và dây rốn của thai nhi. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để kiểm tra thai nhi có được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy không.
Đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra những nhận định và đánh giá sự phát triển của em bé. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp sàng lọc một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi một cách chuẩn xác nhất.
Trường hợp bác sĩ nhận thấy thai phụ có những dấu hiệu bất thường, phương pháp siêu âm thai Doppler sẽ được chỉ định thực hiện sớm hơn dự kiến. Dựa vào tình hình thực tế mà các khu vực kiểm tra sẽ khác nhau. Cụ thể như:
Siêu âm Doppler động mạch tử cung
Động mạch tử cung cũng giống như một phương tiện giúp vận chuyển máu vào tử cung của thai phụ. Đây cũng chính là máu giúp nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì thế, siêu âm ở vị trí này sẽ giúp kiểm soát được lượng máu lưu thông giữa mẹ và con.
Trong giai đoạn phát triển, em bé sẽ cần một lượng oxy cũng như dưỡng chất lớn. Nếu em bé phát triển tốt, thành động mạch tử cung của người mẹ cũng có hoạt động co giãn tốt hơn. Điều này góp phần thúc đẩy quá trình vận chuyển máu đến nhau thai thuận lợi, cung cấp được nhu cầu cho thai nhi.
Vì thế, các động mạch nhỏ ở tử cung cũng có kích thước khác so với bình thường. Trường hợp thai nhi không tiếp nhận đủ lượng máu cần thiết từ cơ thể mẹ. Em bé sẽ có biểu hiện chậm phát triển.
Siêu âm Doppler động mạch rốn
Nếu thai phụ đang mang đa thai, phương pháp siêu âm Doppler động mạch rốn sẽ được tiến hành. Tương tự như biện pháp nêu trên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng máu trong dây trốn của thai nhi đến nhau thai. Kết quả thu được sẽ phản ánh tình hình phát triển của thai nhi cũng như nhận diện mức độ ảnh hưởng do kháng thể Rh trong máu mẹ đối với trẻ.
Trường hợp siêu âm động mạch rốn phát sinh các vấn đề. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phương pháp Doppler não và động mạch chủ của thai nhi. Đây là cách xác định chính xác các vấn đề mà em bé đang gặp phải. Bác sĩ sẽ tư vấn điều chỉnh cho thai phụ nếu thấy em bé không đủ dinh dưỡng hoặc oxy.
Bên cạnh đó, biện pháp siêu âm Doppler động mạch rốn cũng có thể được tiến hàng nhiều lần trước khi em bé chào đời. Lịch khám có thể cách nhau vài tuần. Nhờ vào kết quả, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi và dự đoán được ngày chào đời được chính xác nhất.
Siêu âm Doppler tim thai
Phương pháp này được thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề về tim mạch cho thai nhi. Cụ thể là tình trạng hở van tim, hẹp van tim hay các bệnh lý liên quan khác từ khi em bé chưa chào đời.
Siêu âm thai Doppler khi nào?
Siêu âm thai Doppler thường được thực hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối (3 tháng cuối thai kỳ). Theo lịch khám thai định kỳ, phương pháp này sẽ giúp kiểm tra sức khỏe cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, nếu bà bầu có tiền sử bệnh tim hoặc thận, cần thiết bác sĩ cũng sẽ áp dụng siêu âm Doppler.
Các trường hợp cần siêu âm thai Doppler
Như trên đã đề cập, Doppler là phương pháp siêu âm được áp dụng cho bà bầu vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, bác sĩ có thể dựa vào tình trạng của mỗi bà bầu mà lựa chọn phương pháp chẩn đoán và kiểm tra riêng. Một vài trường hợp bắt buộc thực hiện Doppler thai như:
- Bà bầu mang thai 2 hoặc đa thai.
- Thai nhi có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi kháng thể Rh của mẹ.
- Trường hợp nghi ngờ thai nhi bị nhiễm khuẩn.
- Thai nhi bị chậm phát triển, nhẹ cân hơn so với cân nặng trung bình cần có ở tuổi thai tương ứng.
- Trường hợp bà bầu có tiền sử bị hư thai, sẩy thai hoặc thai nhi chết sau khi chào đời.
- Trường hợp bà bầu mắc các bệnh lý như tiểu đường, tăng – tụt huyết áp, có chỉ số cân nặng cao hoặc thấp hơn mức cần thiết hoặc bà bầu có thói quen hút nhiều thuốc lá.
Siêu âm thai Doppler tiến hành như thế nào?
Siêu âm bằng biện pháp Doppler được thực hiện dựa trên nguyên lý cơ bản là sử dụng sóng âm truyền đến các mạch máu cần kiểm tra, sóng sẽ bắt đầu từ một nguồn cố định. Các vị trí siêu âm thường là động mạch chủ, tử cung, rốn hoặc não.
Sau khi sóng âm tiếp xúc với máu, sóng âm ngay lập tức dội lại. Sau đó chúng sẽ được khuếch tán nhờ vào sự di chuyển của hồng cầu. Bộ phận thu âm sẽ có nhiệm vụ phát hiện và thu giữ sóng âm để cho ra kết quả xét nghiệm. Nhờ vào hoạt động này, bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng huyết động học cũng như sự vận hành của nhau thai.
Các tín hiệu được tập hợp ghi nhận tần số và cường độ của chu kỳ tim. Tiếp đến, chúng sẽ được xử lý và tạo nên dạng sóng vận tốc dòng chảy. Đồ thị siêu âm sẽ hiện ra các tần số được phân bổ trên trục hoành. Thông qua kết quả thu được, nếu có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp.
Siêu âm thai Doppler có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Siêu âm thai Doppler có ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe của mẹ không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi, họ lo sợ rằng sóng âm với tần số cao có thể gây hại cho trí não của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chỉ ra sự ảnh hưởng của phương pháp siêu âm này đối với bà bầu hoặc thai nhi.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, sóng cao tần được sử dụng trong Doppler đã được nghiên cứu. Vì thế, trong quá trình thực hiện sẽ không khiến bà bầu cảm thấy khó chịu hay đau đớn. Tuy nhiên, cũng như đã đề cập bên trên. Để thực hiện biện pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định và có sự cân nhắc để tránh gây tác động cho cả mẹ và bé.
Do đó, bà bầu không nên quá lo lắng, thay vào đó nên chú ý đến lịch thăm khám thai định kỳ. Ngoài ra, bà bầu chỉ nên siêu âm thai Doppler tại các cơ sở y tế chất lượng và uy tín để có được kết quả kiểm tra chính xác nhất.
Cách đọc chỉ số siêu âm thai
Khám thai định kỳ là một trong những việc làm quan trọng mà bà bầu cần lưu ý để theo dõi sự phát triển của con. Thông qua các kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện những bất thường và đưa ra hướng dẫn cho bà bầu điều chỉnh xử lý. Một vài thông số quan trọng mà bà bầu cần biết khi đọc kết quả siêu âm thai như:
- CRL: Chiều dài của thai nhi từ đỉnh đầu cho đến mông.
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
- TTD: Đường kính ngang bụng.
- APTD: Đường kính khu vực trước và sau của bụng.
- FL: Chiều dài của xương đùi thai nhi.
- AC: Chu vi vòng bụng của thai nhi.
- GS: Đường kính của túi thai.
- HC: Chu vi đầu.
- AFI: Chỉ số nước ối.
- AF: Nước ối.
- CER: Đường kính tiểu não.
- OFD: Đường kính xương chẩm.
- BD: Khoảng cách giữa hai mắt.
- TAD: Đường kính cơ hoành.
- THD: Đường kính ngực.
- APAD: Đường kính bụng từ trước về phía sau.
- FTA: Thiết diện ngang thân của thai nhi.
- HUM: Độ dài xương cánh tay.
- ULNA: Độ dài xương khuỷu tay.
- TIBIA: Độ dài xương ống chân.
- RADIUS: Độ dài xương quay.
- FIBULAR: Độ dài xương mác.
- EFW: Cân nặng ước đoán của thai.
- GA: Tuổi thai.
- EDD: Ngày sinh dự đoán.
Đây là những chỉ số siêu âm thai cơ bản mà bà bầu có thể nắm. Để hiểu rõ hơn những thông tin về thai nhi, bà bầu có thể trực tiếp tham vấn ý kiến của bác sĩ phụ sản.
Trên đây là siêu âm thai Doppler, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nội dung cần thiết. Khám thai định kỳ là phương pháp tốt nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu nên chú ý lịch khám và đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có bất kỳ thay đổi nào. Tránh tình trạng xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!