Kháng insulin là gì? Nguyên nhân và thông tin cần biết
Nội dung bài viết
Kháng insulin là hiện tượng cơ thể ngừng hoặc không phản ứng hiệu quả với hormon insulin. Tình trạng này có thể gây ra một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm về đái tháo đường, tim mạch, ung thư… Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của vấn đề này là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin cần biết về kháng insulin trong bài viết sau đây.
Hiện tượng kháng insulin là gì?
Insulin là hormon được sản xuất bởi tuyến tụy, cơ quan nằm phía sau dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mô phát triển và cân bằng duy trì nội mô trong và ngoài tế bào.
Cụ thể, insulin tác động đến quá trình dự trữ và sử dụng glucose trong các tế bào (chủ yếu là gan, cơ và mô mỡ) giúp hạ đường huyết trong cơ thể. Kháng insulin là tình trạng bệnh lý mà tế bào không phản ứng tốt với insulin, nguy cơ gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Đồng thời, kháng insulin còn là biểu hiện của một số tình trạng rối loạn chuyển hóa khác như chất béo, chất đạm, tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, hội chứng buồng trứng đa nang…
Triệu chứng, nguyên nhân kháng insulin
Thông thường, người bệnh sẽ không gặp bất cứ triệu chứng nào đặc biệt nếu kháng insulin không phát triển thành bệnh đái tháo đường.
Khi kháng insulin tiến triển khiến đường huyết tăng cao, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như cảm thấy đói, mệt mỏi thường xuyên, huyết áp tăng, tăng cholesterol trong máu, tích mỡ ở bụng, xuất hiện vùng da tối màu ở cổ, nách, bẹn…
Nguyên nhân kháng insulin hiện vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên kháng insulin là:
- Người bị thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng.
- Mắc các bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn lipid máu.
- Thường xuyên bị căng thẳng về tâm lý.
- Tiền sử gia đình đã có người từng mắc đái tháo đường tuýp 2.
- Đã từng mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng trên 4kg.
Cần làm gì khi cơ thể kháng insulin?
Giảm kháng insulin sẽ đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường tuýp 2, tim mạch, ung thư… Chính vì vậy, tình trạng cơ thể kháng insulin cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
Thay đổi lối sống sinh hoạt
Giải pháp điều trị kháng insulin được ưu tiên hàng đầu là thay đổi lối sống và sinh hoạt. Phương pháp này được áp dụng khi vấn đề kháng insulin chưa tiến triển sang bệnh đái tháo đường.
Người bị kháng insulin có thể tham khảo các điều sau đây nhằm thay đổi lối sống khoa học, điều độ cho mình:
- Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng stress, dành nhiều thời gian cho thư giãn, nghỉ ngơi.
- Vận động, luyện tập thể chất từ 30 phút đến 1 tiếng, mỗi tuần 5 lần để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, cháo, bánh mì… Đồng thời, tăng cường bổ sung chất xơ và các loại hạt, ngô, khoai lang và ngũ cốc nguyên hạt.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối, không để tình trạng béo phì xảy ra. Nếu đang gặp vấn đề về cân nặng thì nên giảm cân thông qua việc hạn chế ăn các thực phẩm giàu năng lượng và vận động tích cực.
Điều trị kháng insulin bằng mẹo dân gian
Bên cạnh chế độ sinh hoạt và luyện tập thì các thảo dược thiên nhiên như mướp đắng, quế chi, hoàng bá, lá neem Ấn Độ… cũng có công dụng giảm kháng insulin hiệu quả.
- Mướp đắng
Không chỉ là thực phẩm dễ chế biến, dễ trồng, mướp đắng còn là thảo dược quý giúp điều trị kháng insulin hiệu quả. Nước ép từ mướp đắng có tác dụng phục hồi và tái tạo các tế bào beta của tuyến tụy, từ đó tăng khả năng sản xuất insulin và hạ đường huyết trong máu nhanh chóng.
Để làm món nước ép từ mướp đắng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu mướp đắng tươi, nước cốt chanh và một chút bột nghệ.
Thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây: rửa sạch mướp đắng, ngâm với nước cốt chanh và bột nghệ cho sạch. Sau đó, để ra rổ cho ráo thì lọc lấy nước ép, cho thêm một chút nước cốt chanh. Uống mỗi ngày trước khi ăn sáng.
- Lá neem Ấn Độ
Lá neem cũng là một trong những thảo dược giúp điều trị tình trạng này vô cùng hiệu quả. Lá neem có tác dụng giúp đường huyết không tăng nhanh sau ăn, kích thích sản xuất insulin và tăng độ nhạy cảm của insulin.
Khi sử dụng lá neem giảm kháng insulin, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Dùng khoảng 5 lá neem hãm làm trà uống hoặc nhai tươi mỗi ngày.
Cách 2: Cho các nguyên liệu: 5 lá neem, 5 lá xoài, 1 nửa quả mướp đắng sau khi đã rửa sạch vào bình sắc nước uống hàng ngày.
Giảm kháng insulin bằng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y được bài chế từ các thảo dược thiên nhiên, sẽ mang lại hiệu quả toàn diện, an toàn lâu dài hơn cho người sử dụng cũng như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Các bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Đan bì, thiên môn, thiên hoa, hoài sơn, trạch tả, sơn thù, sa sâm, ý dĩ, kỷ tử, thạch cao, biển đậu, mạch môn, sinh địa, tang bì, hoàng liên, thạch hộc.
- Bài thuốc 2: Thiên hoa, mạch môn, sinh địa, gạo nếp, cam thảo, ngũ vị.
- Bài thuốc 3: Đan bì, trạch tả, thiên môn, thiên hoa, hoài sơn, ý dĩ, sơn thù, sa sâm, kỷ tử, thạch cao, sinh địa, biển đậu, tang bì, thạch hộc, hoàng liên.
Các bài thuốc Đông y này sẽ có tác dụng chậm hơn do có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng hàng ngày theo đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc kháng insulin
Việc sử dụng các loại thuốc Tây giảm kháng insulin chủ yếu áp dụng cho những trường hợp đã tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm kháng insulin là nhóm thuốc Thiazolidinedione (Rosiglitazone, Pioglitazone…), thuốc Metformin. Tuy nhiên, để giảm thiểu các tác dụng phụ tiềm ẩn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng , tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng.
Khi gặp các dấu hiệu của tình trạng kháng insulin, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Để việc chữa trị mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn nên kết hợp với các bài luyện tập sức khỏe phù hợp và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!