Động thai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý
Nội dung bài viết
Động thai là tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai của nhiều chị em phụ nữ, nhất là trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Tình trạng này rất nguy hiểm. Bởi nếu không kịp thời xử lý, mẹ bầu có thể bị sảy thai hoặc gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và thai nhi. Để phòng ngừa, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, đồng thời nhận biết sớm tình trạng thông qua những triệu chứng, từ đó kịp thời xử lý, tránh gây sảy thai.
Động thai là gì?
Động thai còn được gọi là dọa sảy thai, đây chính là một tình trạng nguy hiểm có thể cảnh báo sớm cho hiện tượng sảy thai. Vì thế tình trạng này cần sớm được xử lý để phòng ngừa rủi ro không mong muốn.
Tình trạng dọa sảy thai thường xảy ra ở những thai phụ không có biện pháp chăm sóc thai nhi đúng cách và những người đang trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) hoặc tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa của thai kỳ) nhưng ít gặp hơn.
Biểu hiện điển hình của tình trạng động thai là ra máu âm đạo, bụng dưới trướng lên, đôi khi có thể kèm theo cảm giác đau bụng. Đây là dấu hiệu cảnh báo trước của hiện tượng sảy thai. Vì thế thai phụ cần nhận biết sớm, kịp thời xử lý đến làm giảm nguy cơ phát sinh những vấn đề không mong muốn cho cả thai nhi và mẹ bầu.
Hướng dẫn phân biệt động thai và sảy thai ở thai phụ
Tuy là hai tình trạng khác nhau nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn về động thai và sảy thai. Điều này khiến thai phụ xử lý không đúng cách, làm ảnh trọng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Để phân biệt dọa sảy thai và sảy thai, bạn có thể dựa trên những đặc điểm cơ bản sau:
Động thai
- Âm đạo xuất huyết với số lượng ít, lượng máu tiết ra có màu đen hoặc có màu đỏ, lẫn với dịch nhầy
- Bụng dưới có dấu hiệu phình trướng, đau thắt lưng và đau bụng
- Thai nhi vẫn còn sống, bên cạnh đó thai nhi chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung
- Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc cổ tử cung có thể đã mở nhưng thai nhi chưa bị xổ ra ngoài
- Tử cung gia tăng kích thước tương ứng với độ tuổi của thai
- Phụ nữ mang thai có thể có cảm giác mỏi vai.
Sảy thai
Sảy thai là tình trạng thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Lúc này có hai trường hợp xảy ra:
Sảy thai hoàn toàn
- Thai phụ cảm thấy đau quặn ở bụng, đau thành từng cơn kèm với tình trạng xuất huyết âm đạo
- Sau một khoảng thời gian nhất định, toàn bộ nhau thai cùng với thai nhi xổ ra cùng một lúc, chấm dứt cơn đau quặn bụng. Tuy nhiên máu vẫn có thể tiết ra từ âm đạo với một lượng nhỏ và rỉ như kinh nguyệt.
Sảy thai không hoàn toàn
- Mặc dù xổ ra ngoài nhưng một phần của nhau thai và của thai nhi vẫn còn trong cổ tử cung
- Cơn đau quặn ở bụng sẽ giảm sau khi tình trạng sảy thai xảy ra. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn bị ra máu liên tục, trong một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng băng huyết.
Tình trạng động thai xảy ra rất phổ biến. Tuy chưa khiến thai nhi chết đi nhưng tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng nguy hiểm khác là sảy thai.
Chính vì thế, những người đã trải qua tình trạng này cần đặc biệt lưu ý chăm sóc và giữ gìn thai nhi cẩn thận vào khoảng thời gian sau đó. Việc thận trọng trong quá trình chăm sóc sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát sinh những rủi ro đáng tiếc, giúp trẻ sinh ra được khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây động thai trong thai kỳ
Hiện tại nguyên nhân làm phát sinh tình trạng động thai trong thai kỳ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể khiến nguy cơ dọa sảy thai tăng cao:
Những yếu tố làm tăng nguy cơ dọa sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên
- Xảy ra sự bất thường về nhiễm sắc thể và gen ở thai nhi hay bào thai
- Người mẹ lớn tuổi
- Thai nhi bất thường
- Người mẹ bị tiểu đường
- Sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn trong thời kỳ mang thai
- Người mẹ sử dụng nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày
- Mang vác vật nặng
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu, cơ thể mệt mỏi…
Những yếu tố làm tăng nguy cơ dọa sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai
- Người mẹ mắc chứng cao huyết áp
- Lượng đường trong máu không được kiểm soát
- Thai phụ mắc bệnh ban đỏ, bệnh thận
- Những người có vấn đề về tuyến giúp trong thời kỳ mang thai
- Mắc bệnh rubella
- Bị sốt rét
- Thai phụ bị nhiễm trùng hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm HIV
- Ngộ độc thực phẩm trong thời kỳ mang thai
- Những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Ngã, chấn thương…
Dấu hiệu nhận biết tình trạng động thai
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đôi khi bị đau bụng nhẹ nhưng đa số các trường hợp đều không gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu những biểu hiện bất thường đột ngột xuất hiện, thai phụ có dấu hiệu nhức mỏi thắt lưng, đau tức ở vùng bụng dưới, có vài giọt máu chảy ra ở âm đạo hoặc có dịch màu hồng nhạt xuất hiện, tụ dịch màng phổi… thì thai phụ cần nghĩ ngay đến tình trạng dọa sảy thai và nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức khi nhận thấy những dấu hiệu nêu trên xảy ra liên tục không dứt. Cụ thể nếu thai phụ vẫn cảm thấy cơn đau xuất hiện dai dẳng ở bụng, tiếp tục bị chảy máu âm đạo thì khả năng cao những thành phần của thai đã di chuyển ngang qua ống cổ tử cung (hay còn gọi là thập dò âm đạo). Tình trạng này không còn gọi là động thai nữa mà là sảy thai.
Cách xử lý khi bị động thai
Thực tế cho thấy vẫn chưa tìm được một biện pháp xử lý nào được đánh giá là tối ưu đối với những bệnh nhân bị động thai. Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu dọa sảy thai, thai phụ cần được di chuyển đến phòng ngủ và nằm nghỉ ngơi, tránh di chuyển và tránh vận động mạnh.
Bên cạnh đó thai phụ cần được đến bệnh viện và khám thai càng sớm càng tốt. Khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý thích hợp nhất. Điển hình như khâu vòng cổ tử cung hoặc sử dụng thuốc chống co thắt tử cung…
Ngoài ra thai phụ cần lưu ý những điều sau đây khi những triệu chứng bất thường xuất hiện:
- Phụ nữ mang thai cần lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu và có hướng dẫn về liều lượng. Thai phụ tuyệt đối không được uống những loại thuốc hoặc canh được truyền miệng là có tác dụng an thai.
- Khi cơn đau bụng xuất hiện, thai phụ tuyệt đối không được sử dụng tay để chà và xoa bụng. Nguyên nhân là do việc thực hiện động tác xoa bụng có thể vô tình kích thích sự co thắt tử cung, đồng thời đẩy thai nhi ra ngoài.
- Tuyệt đối không thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục, không nên thường xuyên kiểm tra âm đạo, không đưa tay hoặc bất kỳ vật nào khác vào âm đạo. Điều này sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa tình trạng kích thích cổ tử cung mở ra.
- Tuyệt đối không sử dụng những loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa chất kích thích như các loại rượu bia, cà phê, thuốc… kể cả khi những dấu hiệu bất thường không xảy ra trong thời kỳ mang thai.
- Trong thời gian bị dọa sảy thai, thai phụ nên ăn uống một cách thận trọng. Cụ thể thai phụ cần ăn những loại thực phẩm, thức ăn dễ tiêu hóa, nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, tiêu thụ ít dầu mỡ…
Thai phụ nên tránh hoàn toàn việc thực hiện những điều nêu trên cho đến khi nhận thấy những triệu chứng dọa sảy thai đã biến mất ít nhất 1 tuần.
Những tư thế nằm cho bà bầu bị động thai
Ngay sau khi bị động thai, mẹ bầu cần nằm yên trên giường để nghỉ ngơi, tránh đi lại, tránh vận động mạnh để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bên cạnh việc nằm nghỉ ngơi, tư thế nằm nghỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc an thai, giúp làm giảm áp lực lên những tĩnh mạch từ tử cung. Đồng thời kích thích quá trình lưu thông máu giúp máu nhanh chóng chảy về tim từ phần dưới của cơ thể.
1. Tư thế nằm nghiêng bên trái, chân phải gập lại, chân trái duỗi
Việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp phụ nữ mang thai làm giảm áp lực lên thai nhi, chân phải gập lại và chân trái duỗi giúp các hoạt động của tim diễn ra dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc áp dụng tư thế nằm nghiêng bên trái, chân phải gập lại, chân trái duỗi sẽ giúp làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch từ sức nặng của thai nhi. Từ đó giúp đảm bảo quá trình vận chuyển máu từ chân về tim. Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển máu đến thận, bào thai và dạ con.
Tư thế nằm nghiêng bên trái, chân phải gập lại và chân trái duỗi còn tạo cảm giác thoải mái cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển một cách ổn định, phòng ngừa động thai và làm giảm nguy cơ sảy thai. Vì thế đây được đánh giá là một tư thế nằm tốt nhất mà mẹ bầu nên áp dụng.
Tuy nhiên bạn không nên duy trì một tư thế. Khi cảm thấy mỏi, bạn cần thay đổi tư thế hoặc sử dụng một chiếc gối để kê phía dưới chân để tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một chiếc gối để kê dưới phần lưng, đồng thời điều chỉnh lưng so với phương nằm sao cho lưng lệch một góc 30 độ để cải thiện tình trạng.
Trong thời gian ngủ, thai phụ cũng có thể đặt giữa hai chân một chiếc gối. Điều này vừa giúp tạo khoảng cách giữa hai chân vừa tạo cảm giác thoải mái, giảm áp lực vùng xương chậu và các khớp. Từ đó giúp đảm bảo sức khỏe của thai nhi.
2. Tư thế nằm treo chân
Tư thế nằm treo chân phù hợp với những người cấy tinh trùng, thụ tinh nhân tạo hoặc áp dụng những biện pháp y khoa khác để mang thai. Đối với trường hợp này, phụ nữ mang thai cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.
3. Tư thế nằm nghỉ giúp dưỡng thai theo từng giai đoạn mang thai
- Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: 3 tháng đầu của thai kỳ được xác định là thời điểm thai phụ có khả năng bị dọa sảy thai cao nhất. Do đó việc lựa chọn tư thế nằm phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Vào thời điểm này xương chậu vẫn chưa bị tác động nhiều do kích thước của thai nhi chưa quá lớn nên thai phụ có thể nằm nghỉ với nhiều tư thế khác nhau, lựa chọn tư thế nằm sao cho cảm thấy thoải mái là được. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tránh nằm nghỉ nằm sấp bởi tư thế này sẽ chèn ép lên phần ngực và phần bụng, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ: 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn thai nhi tăng kích thước và đi vào sự ổn định. Vì thế để tạo sự thoải mái và đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé, bạn nên nằm nghỉ ở tư thế nằm nghiêng bên trái, chân phải và chân trái gập lại.
- Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ: 3 tháng cuối của thai kỳ chính là giai đoạn rất quan trọng bởi lúc này tử cung có xu hướng xoay về phía bên phải và thai nhi phát triển rất nhanh. Do đó thai phụ nên nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng về bên trái để làm giảm sự tác động lên động mạch, đảm bảo quá trình lưu thông máu đến vùng xương chậu và thai nhi. Đồng thời giúp giảm hiện tượng chuột rút và phù chân khi mang thai.
Những món ăn giúp an thai cho phụ nữ trong suốt thai kỳ
Để duy trì thể trạng khỏe mạnh và sự phát triển của thai nhi, thai phụ nên thêm những món ăn dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
Cháo cá chép giúp bổ sung dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép khoảng 500 gram
- 100 gram gạo nếp
- Gừng, hành hoa, bột gia vị với lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Gọt bỏ vỏ gừng, rửa sạch và giã nhỏ
- Làm sạch cá chép, sao đó ướp cùng với gừng, mắm và một lượng nhỏ muối trong 20 phút
- Cho 500ml nước lọc cùng với cá chép và gạo nếp đã vo sạch vào nồi, tiến hành ninh cho đến khi gạo nếp chín nhừ
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Thêm gừng và hành thái nhỏ, khuấy đều
- Ăn ngay khi cháo còn ấm nóng, ăn mỗi ngày 1 lần liên tục trong 10 ngày.
Cháo bí ngô giúp bổ máu, tốt cho người bị động thai
Nguyên liệu:
- 50 gram gạo ngon
- 30 gram bí ngô
- 20 gram đường mạch nha.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ của bí ngô, rửa sạch và thái miếng
- Nấu bí ngô cùng với gạo ngon đã von sạch và đường mạch nha, thêm một lượng vừa đủ nước đun sôi để nấu cháo loãng
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Ăn ngay khi cháo còn ấm nóng, ăn mỗi ngày 1 lần.
Cháo gà gạo nếp giúp an thai, thích hợp cho những người bị động thai
Nguyên liệu:
- 1 con gà mái
- Gạo nếp với liều lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Làm sạch gà và cắt thành từng miếng
- Cho gà vào nồi, đổ thêm nước và ninh kỹ
- Gà chín thì vớt gà để ráo, dùng nước gà để nấu gạo nếp
- Đợi đến khi gạo nếp chín nhừ thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Cho cháo ra tô, thêm gà và hành gừng đã thái
- Ăn ngay khi còn ấm nóng, mỗi tuần ăn cháo gà gạo nếp từ 4 – 5 lần.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa động thai
Để phòng ngừa tình trạng động thai, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần áp dụng những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa như sau:
- Luôn giữ tâm lý thoải mái và tinh thần lạc quan trong suốt thời kỳ mang thai. Tránh căng thẳng và lo lắng quá mức.
- Uống đủ nước (2 – 2,5 lít nước mỗi ngày), ngoài nước lọc, có thể thêm nước ép rau quả và trái cây.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và cá.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không thức khuya, nên ngủ đủ giấc
- Tránh mang vác, lao động nặng và không nên quan hệ vợ chồng nhiều lần, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối cùng thai kỳ.
- Tăng cường thể trạng và sức khỏe bằng cách đi bộ và luyện tập thể dục nhẹ nhàng.
- Tuyệt đối không sử dụng những loại thực phẩm chứa chất kích thích (cà phê, rượu, bia) và không hút thuốc lá.
- Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhìn chung, động thai là tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ khi có yếu tố tác động, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai. Tình trạng này nếu không sớm được phát hiện có thể dẫn đến sảy thai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.
Chính vì thế thai phụ cần được đưa đến bệnh viện ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện, đặc biệt là chảy máu âm đạo, chướng bụng và đau bụng dưới. Sau đó bạn cần áp dụng cách xử lý an toàn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!