Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Ốm nghén nên ăn gì cho dễ nuốt, đỡ khó chịu?

Khi bạn bị ốm nghén, việc ăn uống có thể gặp nhiều khó khăn, gây thiếu chất dinh dưỡng và chất điện giải cần thiết. Do đó, bà bầu nên tìm hiểu thông tin ốm nghén nên ăn gì để cải thiện các triệu chứng và tránh tình trạng suy dinh dưỡng khi mang thai.

ốm nghén nên ăn gì
Tìm hiểu thông tin bà bầu ốm nghén nên ăn gì để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Kiểm soát các cơn ốm nghén thông qua chế độ ăn uống

Ốm nghén là một trong các triệu chứng phổ biến nhất của thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Các triệu chứng phổ biến nhất của ốm nghén thường bao gồm buồn nôn và mệt mỏi ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên ốm nghén thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng.

Thông thường rất khó để xác định nguyên nhân gây ốm nghén. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, bà bầu có thể cải thiện các triệu chứng ốm nghén thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống. Cụ thể, một số lưu ý về chế độ ăn uống khi bị ốm nghén bao gồm:

  • Ăn sáng nhẹ ngày khi thức dậy: Sau một đêm dài, bạn nên tiêu thụ một vài chiếc bánh quy giòn để ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén. Sau đó duy trì việc sử dụng bánh quy cứ sau 2 – 3 giờ.
  • Chia lượng chất lỏng trong suốt cả ngày: Điều này có thể ngăn tình trạng bạn tiêu thụ một lượng chất lỏng lớn vào bữa ăn và giảm thiểu cảm giác buồn nôn. Thường xuyên uống một lượng chất lỏng ấm như sữa hoặc nước trái cây trong suốt ngày có thể ngăn ngừa mất nước ở bà bầu.
  • Bổ sung vitamin: Đôi khi việc bổ sung vitamin trong thai kỳ có thể gây buồn nôn và ốm nghén ở một số phụ nữ. Do đó, bạn có thể sử dụng vitamin kèm thức ăn để ngăn ngừa các triệu chứng buồn nôn.
  • Uống đủ nước: Bổ sung đầy đủ nước khi mang thai có thể cải thiện tình trạng buồn nôn và các triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng.

Mặc dù ăn uống khi ốm nghén có thể gặp nhiều khó khăn,tuy nhiên việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là điều vô cùng quan trọng khi mang thai. Do đó, bà bầu nên tìm hiểu thông tin ốm nghén nên ăn gì để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, thay thế các chất điện giải đã mất và giúp dạ dày ổn định hơn.

Bà bầu bị ốm nghén nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện các cơn buồn nôn và ốm nghén bao gồm:

1. Gừng cải thiện tình trạng buồn nôn

Gừng là một loại dược liệu phổ biến được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, gừng chứa các hoạt tính sinh học, chẳng hạn như gingerol, paradol và shogaol, được có là có thể tương tác với hệ thống thần kinh trung ương, ngăn ngừa các vấn đề ở dạ dày, bao gồm cải thiện các triệu chứng buồn nôn.

Bà bầu bị ốm nghén nên ăn gì
Gừng là một loại thảo mộc phổ biến có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén

Một số nghiên cứu cho biết sử dụng gừng có thể ngăn ngừa tình trạng buồn nôn do ốm nghén an toàn và hiệu quả cao. Mắc dù không thống nhất về số lượng và hiệu quả điều trị, tuy nhiên hầu hết các chuyên gia cho biết sử dụng 0.5 – 1.5 gram gừng mỗi ngày có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.

Bà bầu bị ốm nghén có thể sử dụng gừng dưới dạng trà gừng, mứt gừng, bánh quy gừng hoặc thêm gừng vào công thức nấu ăn. Ngoài ra, gừng cũng có sẵn dưới dạng viên nang bổ sung.

2. Thức ăn lạnh hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng ốm nghén

Khi bạn bị ốm nghén, bạn có thể thích hợp với các loại thức ăn lạnh và ấm hơn so với thức ăn nóng. Thông thường thức ăn nóng có mùi mạnh và có thể gây cảm giác buồn nôn.

Ác cảm với mùi của một số món ăn là dấu hiệu phổ biến của ốm nghén, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 41% phụ nữ mang thai có ác cảm với một số loại thức ăn và dẫn đến cảm giác buồn nôn, đặc biệt là với các loại thức ăn nóng.

Một số loại thức ăn lạnh phổ biến có thể ngăn ngừa các cơn ốm nghén bao gồm sữa chua, kem, trái cây ướp lạnh, thạch đông, rau câu hoặc các món ăn lạnh khác.

Ngoài ra, nếu bạn buồn nôn ngay sau bữa ăn, bạn có thể ngậm một viên đá lạnh trong miệng. Điều này có thể hạn chế cảm giác buồn nôn và ngăn ngừa tình trạng mất nước ở phụ nữ bị ốm nghén.

3. Chuối bổ sung kali ở phụ nữ ốm nghén dữ dội

Nếu bạn bị ốm nghén và buồn nôn, bạn có thể sử dụng một quả chuối để cải thiện các triệu chứng.

Khi bạn bị ốm nghén, bạn có thể khó tiêu thụ một lượng thức ăn lớn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, điều quan trọng là bạn cần sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ năng lượng để giúp cơ thể phục hồi và khỏe mạnh. Điều này có thể ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén dữ dội và tránh tình trạng thiếu cân ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì
Bà bầu nghén nặng có thể ăn chuối để tăng cường kali và ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén

Chuối là một món ăn nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, năng lượng và có thể bổ sung một cách dễ dàng ngay cả khi bạn đang bị ốm nghén. Hơn nữa, chuối có thể cung cấp lượng kali bị mất ở phụ nữ bị ốm nghén nghiêm trọng hoặc bị tiêu chảy trong thai kỳ.

Một quả chuối cỡ trung bình chứa khoảng 105 calo, 27 gram carbs, 12% nhu cầu kali mỗi ngày và 22% nhu cầu vitamin B6 ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm mềm khác như bơ, trái cây hầm, khoai tây nghiền hoặc bơ đậu phộng cũng có thể bổ sung trong thai kỳ nhằm cải thiện các triệu chứng buồn nôn.

4. Táo và nước sốt táo

Táo là một loại thực phẩm bổ dưỡng và thường được chỉ định sử dụng ở người buồn nôn, ốm nghén hoặc tiêu chảy. Trên thực tế, táo là một trong các loại thực phẩm chính trong chế độ ăn uống dành cho người rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

Chế độ ăn uống nhiều táo và nước sốt táo thường xuyên được khuyến khích ở người bị đau bụng, buồn nôn và phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Bên cạnh đó, táo cung cấp một nguồn carbs tốt và phù hợp cho dạ dày của người bị ốm nghén.

Trong 122 gram táo có chứa khoảng 50 calo và 14 gram carbs. Hơn nữa táo cũng chứa nhiều chất xơ pectin, có thể giảm cảm giác buồn nôn.

5. Thực phẩm khô ngăn ngừa cơn buồn nôn

Các loại thực phẩm khô như bánh quy, bánh quy giòn, bánh mì nướng và ngũ cốc thường xuyên được khuyến khích sử dụng ở những người thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Trên thực tế, khoảng 90% bác sĩ phụ khoa có thể đề nghị bà bầu bị ốm nghén sử dụng bánh quy hoặc bánh có chứa soda để ngăn ngừa các cơn ốm nghén.

Mặc dù không rõ tại sao các loại thực phẩm khô có thể ngăn ngừa các cơn ốm nghén, tuy nhiên sử dụng các loại bánh quy có thể ngăn ngừa cơn buồn nôn và tránh tình trạng dạ dày rỗng sau khi nôn.

Các loại bánh quy, bánh mì nướng và ngũ cốc là các món ăn nhẹ, nhanh chóng mà không cần chuẩn bị. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các loại bánh quy và bánh khô phù hợp để sử dụng trong thời kỳ mang thai.

6. Thực phẩm giàu tinh bột cải thiện các triệu chứng ốm nghén

Các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mì, khoai tây là những lựa chọn tốt nhất khi bạn thắc mắc ốm nghén nên ăn gì. Cụ thể, các loại thức ăn giàu tinh bột thường có chứa nhiều calo có tác dụng ổn định dạ dày và ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén.

Bà bầu nên an gì cho đỡ nghén
Bổ sung các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây có thể ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén

Các loại thực phẩm giàu tinh bột, không mùi thường dễ tiêu thụ hơn và không gây buồn nôn so với các loại thực phẩm có hương vị mạnh. Cơm có thể nấu chín trong khi khoai tây thường được hấp hoặc luộc để tiêu thụ một cách dễ dàng. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây và cơm đều có thể sử dụng ấm hoặc lạnh mà không gây khó khăn khi tiêu thụ.

Ngoài ra, khoai tây có thể luộc, hấp, nướng hoặc nghiền với bơ và sữa để tăng thêm hương vị. Bên cạnh đó, các loại mì có thể luộc chính và dùng kèm nước dùng nhạt hoặc nước sốt loãng.

Tóm lại, thức ăn giàu tinh bột là một trong những lựa chọn tốt nhất khi bạn bị ốm nghén. Ngoài ra, sử dụng tinh bột với số lượng thích hợp có thể cung cấp nguồn calo dồi dào và ngăn ngừa tình trạng thiếu cân khi mang thai.

7. Tăng cường protein khi bị ốm nghén

Một số nghiên cứu cho biết, bổ sung thành phần dinh dưỡng đa lượng trong các bữa ăn có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn và ốm nghén. Cụ thể, phụ nữ mang thai thường xuyên sử dụng các bữa ăn giàu protein có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn so với việc sử dụng bữa ăn nhiều chất béo và carbs.

Ngoài ra, các loại đồ uống giàu protein cũng có hiệu quả nhất định trong việc ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén. Bên cạnh đó, việc kết hợp gừng và protein có thể tăng hiệu quả cải thiện tình trạng ốm nghén.

Các bữa ăn giàu protein đặc biệt quan trọng trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Protein có thể bổ sung năng lượng, ổn định dạ dày, tăng tiết hormone gastrin, giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh và giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng.

8. Nước dùng ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén

Các loại nước dùng như nước luộc gà, súp gà, nước hầm xương là một phương pháp cải thiện các triệu chứng ốm nghén phổ biến.

Bà bầu nên an gì cho đỡ nghén
Sử dụng nước hầm gà hoặc nước dùng rau củ có thể cải thiện tình trạng buồn nôn

Các chất lỏng thường được dung nạp tốt hơn khi bạn buồn nôn. Do đó, sử dụng các loại nước dùng và nước súp có thể là món đầu tiên trong bữa ăn của người bị ốm nghén. Nước dùng có thể cung cấp nước và chất điện giải, đặc biệt là người ốm nghén nghiêm trọng hoặc nôn dữ dội.

Thông thường, trong một cốc (khoảng 240 ml) nước luộc gà có chứa khoảng 16% lượng muối khuyến nghị hành ngày, 8% nhu cầu dinh dưỡng đối với kali và 8% nhu cầu đối với niacin. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nước dùng gà với thịt gà xé nhỏ và một số loại rau thơm để cung cấp thêm calo, protein, vitamin và khoáng chất để tăng năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, nếu bạn bị nghẹt mũi do nôn quá nhiều, nước súp có thể giúp bạn thông mũi. Điều này giúp bà bầu dễ thở hơn và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

9. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc thường được sử dụng như một phương thuốc điều trị buồn nôn tự nhiên. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho biết, khoảng 21.7% bác sĩ phụ khoa có thể khuyên phụ nữ mang thai sử dụng các loại trà thảo mộc khi buồn nôn và ốm nghén.

Mặc dù không có bằng chứng hoặc nghiên cứu khoa học về tác dụng của các loại trà thảo mộc trong việc cải thiện các vấn đề ốm nghén. Tuy nhiên, một số loại thảo mộc như bạc hà, hoa cúc có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn và ốm nghén.

Cụ thể, uống một tách trà bạc hà hoặc thêm một lát chanh vào nước nóng có thể làm dịu cơn buồn nôn ngay lập tức. Ngoài ra, ngay cả khi các loại thảo mộc này không có tác dụng ngăn ngừa cơn ốm nghén, việc bổ sung nước có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa và ngăn ngừa mất nước sau khi nôn.

Một số mẹo cải thiện tình trạng ốm nghén

Bên cạnh việc tìm hiểu ốm nghén nên ăn gì, bạn có thể tham khảo một số mẹo ngăn ngừa tình ốm nghén, buồn nôn tại nhà. Cụ thể, các biện pháp ngăn ngừa ốm nghén tại nhà bao gồm:

Nghén nặng không an được gì
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hỗ trợ điều trị các triệu chứng ốm nghén
  • Ăn nhẹ sau mỗi 1 – 2 giờ, tránh bỏ bữa ăn bởi vì bụng đói có thể khiến các triệu chứng buồn nôn và ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ăn, uống chậm và ít, điều này có thể dạ dày thư giãn trong các bữa ăn và dành thời gian để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bạn cũng nên tránh tiêu thụ thức ăn rắn và thức ăn lỏng cùng một lúc.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, ít nhất là 30 phút. Điều này có thể ngăn ngừa áp lực lên dạ dày, hạn chế cảm giác buồn nôn và cải thiện các triệu chứng ốm nghén.
  • Hạn chế thời gian nấu ăn bởi vì trực tiếp nấu ăn có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn do mùi trong khi nấu nướng. Do đó, hãy hạn chế tối đa thời gian ở trong bếp.
  • Giữ miệng sạch sẽ, bời vì buồn nôn và nôn có thể để lại mùi khó chịu trong miệng. Do đó, súc miệng và đánh răng ngay sau khi nôn hoặc buồn nôn. Bạn cũng có thể sử dụng kẹo bạc hà hoặc gừng để loại bỏ cảm giác khó chịu trong miệng.

Ngoài ra, để ngăn ngừa các triệu chứng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần tránh một số loại loại thực phẩm như:

  • Đồ ăn chiên, rán hoặc nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn rất ngọt
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm có mùi mạnh
  • Rượu và các đồ uống có cồn khác
  • Caffeine

Một số lời khuyên dành cho bà bầu bị ốm nghén

Ốm nghén có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ và bé. Do đó, nếu bạn bị ốm nghén, bạn có thể lưu ý một số lời khuyên như:

  • Ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn.
  • Uống vitamin tổng hợp thường xuyên và không nên uống khi bụng đói.
  • Tránh các loại thực phẩm và môi trường có mùi mạnh, có thể gây khó chịu cho dạ dày.
  • Ăn bánh quy giòn, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc khô vào buổi sáng để làm dịu dạ dày.
  • Tránh các loại thức ăn cay và béo.
  • Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy ăn một số loại thức ăn dễ tiêu hóa như cơm, chuối, nước luộc gà, đá lạnh hoặc uống một lượng nước vừa phải.
  • Uống nhiều nước, bạn có thể ngậm đá, uống nước theo từng ngụm nhỏ, uống trà loãng hoặc các loại nước cải thiện tình trạng ốm nghén nước nước gừng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa gừng có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Hầu hết các nghiên cứu cho biết, sử dụng gừng an toàn trong thời gian mang thai, tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu cần sử dụng các sản phẩm bổ sung gừng.
  • Một số phụ nữ có thể cảm thấy dễ chịu và cải thiện được triệu chứng ốm nghén khi sử dụng một số tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu bạc hà.
  • Một số biện pháp cải thiện khác như bấm huyệt, châm cứu cũng có thể cải thiện tình trạng buồn nôn. Tuy nhiên bấm huyệt và châm cứu cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Ốm nghén và buồn nôn là một cảm giác rất khó chịu. Một số loại thực phẩm như khoai tây, mì ống, bánh quy hoặc chuối và táo có thể cải thiện cải triệu chứng ốm nghén. Các loại thực phẩm và đồ uống khác có thể ngăn ngừa tình trạng buồn nôn bao gồm gừng, một số loại trà và bổ sung nhiều protein trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi bị ốm nghén là tránh mất nước bằng cách uống nhiều nước và chất điện giải.

Mặc dù chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ốm nghén tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *