Dị ứng côn trùng: Cách nhận biết, xử lý, điều trị
Nội dung bài viết
Dị ứng côn trùng là bệnh da liễu phổ biến ở Việt Nam. Khi bị côn trùng cắn, đốt bạn sẽ bị sưng da, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ngay khi có phản ứng nhẹ cần phải được điều trị sớm bởi nếu để lâu sẽ để lại nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dị ứng côn trùng là gì? Loại côn trùng nào dễ gây dị ứng?
Dị ứng côn trùng là một loại phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi cơ thể có nọc độc từ vết chích do côn trùng tạo ra. Bất kỳ loại côn trùng nào cũng có thể khiến cơ thể bị dị ứng. Thường tác nhân gây bệnh do là ong, muỗi hoặc kiến đốt,…
Người bị côn trùng đốt khi bị dị ứng sẽ có biểu hiện sưng đỏ, ngứa và có cảm giác đau ở vùng côn trùng bị chích. Những trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Theo số liệu thống kê tại Mỹ, mỗi năm có đến hàng nghìn người đến cơ sở y tế để cấp cứu, chữa trị khẩn cấp do bị côn trùng cắn. Trong số đó có khoảng 0,4 đến 0,8% trẻ em và 3% người lớn bị đe dọa về tính mạng khi bị côn trùng đốt. Có ít nhất từ 90 đến 100 người/năm chết do sốc phản vệ với nọc độc của côn trùng.
Trên thế giới có hàng triệu con côn trùng khác nhau khi đốt sẽ gây ra dị ứng. Tùy theo lượng nọc độc mà côn trùng đưa vào cơ thể người bệnh sẽ có những phản ứng khác nhau từ nặng đến nhẹ.
Một số loài côn trùng khi cắn dễ gây dị ứng mà bạn nên biết đó là:
- Côn trùng chích
Côn trùng chích bao gồm các loại phổ biến như ong bắp cày, ong vò vẽ hay kiến lửa. Ba loại côn trùng này đốt vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Khi phần vòi của chúng tiếp xúc với cơ thể, nọc độc sẽ từ đó đi vào da.
Trường hợp bị côn trùng chích nhẹ cơ thể có thể tự phục hồi lại sau vài giờ, lâu hơn thì vài ngày. Những trường hợp nặng thì sẽ kích thích phản ứng mạnh gây ra các triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
- Côn trùng cắn
Côn trùng cắn dễ gây ra dị ứng mà bạn nên phòng tránh đó là rệp, bọ chét, một số loài ruồi và muỗi. Khi chúng đốt lên da sẽ gây ra các biểu hiện như đỏ, ngứa, đau rát, có cảm giác bị châm chích nhẹ ở khu vực xung quanh vết cắn của chúng.
Những loại côn trùng xếp vào nhóm côn trùng cắn không nguy hiểm bằng nhóm chích nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng vì thế bạn không nên chủ quan.
- Côn trùng trong nhà
Loại côn trùng trong nhà mà chúng ta thường thấy đó chính là gián. Chúng xuất hiện quanh năm bất kể thời tiết vào mà có thể gây ra dị ứng.
Một số người khi tiếp xúc với gián còn xuất hiện triệu chứng hen suyễn. Loại côn trùng này không chích, không cắn nhưng có thể gây ra phản ứng vì thế bạn phải thận trọng nếu có gián trong nhà.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng với côn trùng
Muốn chữa trị kịp thời khi bị côn trùng cắn bạn cần phải biết dấu hiệu dị ứng để có thể khắc phục nhanh chóng. Phản ứng chung của những người bị côn trùng cắn, chích là sưng đỏ nhẹ ở vết đốt, có cảm giác đau ngứa ở khu vực lân cận.
Đây cũng là phản ứng nhẹ nhất khi bạn tiếp xúc với côn trùng. Triệu chứng sẽ tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Nếu tiếp xúc với côn trùng trong nhà như ve bụi, gián thì bạn sẽ gặp những triệu chứng khác như ho, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, mũi, miệng, nghẹt mũi và khô cổ họng.
Thời gian của dấu hiệu này kéo dài trong vài tuần thậm chí vài tháng nên nhiều người nhầm lẫn là biểu hiện của cảm cúm. Trường hợp bệnh nhân là người có tiền sử hoặc đang bị hen suyễn thì biểu hiện dị ứng sẽ làm bệnh tái phát, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Dấu hiệu nguy hiểm nhất đối với người bị dị ứng côn trùng đó là sốc phản vệ. Nếu không được xử lý kịp thời người bệnh sẽ có thể tử vong. Sốc phản vệ không đơn thuần là sự phản ứng với chất độc côn trùng mà còn gây ra nhiều triệu chứng khác như:
- Nổi mề đay.
- Sưng lưỡi, sưng môi và cổ họng.
- Có hiện tượng khó thở hoặc thở khò khè.
- Sốt, lên cơn co giật.
- Bị đau nhức ở xương khớp,…
Nếu có những biểu hiện trên bạn cần di chuyển nhanh đến cơ sở ý tế để được điều trị, chẩn đoán ra nguyên nhân gây bệnh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán dị ứng côn trùng
Sau khi bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế bác sĩ y tế sẽ tiến hành chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân bị dị ứng. Phương pháp áp dụng đó là khám lâm sàng đồng thời kết hợp với thông tin của bệnh nhân cung cấp để có thể nhận định tình trạng chính xác.
Một vài câu hỏi bác sĩ có thể đặt ra cho bạn như:
- Đã bị côn trùng đốt bao nhiêu lần và bị ở đâu.
- Triệu chứng khi bị côn trùng đốt mà bạn đang gặp phải.
- Những triệu chứng đã xuất hiện từ khi nào và kéo dài trong bao lâu?
- Bạn đã áp dụng phương pháp điều trị hay loại thuốc nào ở nhà chưa?
Ngoài khám lâm sàng kết hợp với những câu hỏi thì bác sĩ còn có thể chỉ định xét nghiệm để kiểm tra nọc độc của côn trùng. Khi xét nghiệm sẽ bao gồm các vấn đề như sau:
- Thử phản ứng của da bằng cách tiêm một lượng nọc độc nhỏ của loại côn trùng bị nghi ngờ gây ra triệu chứng lên vùng da lưng hoặc cánh tay. Chờ đợi từ 15 đến 20 phút nếu thấy da đỏ lên thì xác định được loại côn trùng gây dị ứng.
- Xét nghiệm máu để kiểm trang kháng thể IgE với nọc độc côn trùng. Người bị côn trùng đốt gây ra dị ứng thì lượng kháng thể này trong máy sẽ cao lên bất thường.
Cách điều trị dị ứng côn trùng bạn nên biết
Hầu hết những trường hợp dị ứng côn trùng đốt không quá đáng ngại do mức độ ảnh hưởng nhẹ, không nghiêm trọng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của triệu chứng để bạn áp dụng cách điều trị cho phù hợp. Cụ thể như sau:
Rửa sạch da với nước muối sinh lý hoặc nước ấm
Sau khi bị côn trùng cắn, đốt hoặc tiếp xúc với dịch tiết của chúng bạn cần làm sạch da với nước muối sinh lý. Hoặc có thể rửa với nước để làm sạch dị nguyên gây dị ứng và làm dịu da tức thì.
Sau đó chuẩn bị nước muối sinh lý hoặc pha loãng nước muối để ngâm rửa vùng da bị tốt. Sử dụng thêm túi chườm nóng hoặc lạnh đắp lên da để làm dịu cơn ngứa, giảm viêm sưng và hạn chế những tổn thương nghiêm trọng. Nếu xử lý đúng cách, nhanh có thể loại bỏ được nọc độc côn trùng và mức độ ảnh tổn thương da.
Bôi thuốc ngoài da để điều trị
Sau khi vệ sinh da bạn cần dùng thêm thuốc bôi ngoài để sát trùng, giảm viêm nhiễm và làm khô vùng bị tổn thương. Một số loại thuốc phổ biến được dùng bôi ngoài khi côn trùng cắn đó là:
- Hồ nước có tác dụng sát trùng nhẹ, làm dịu và giảm viêm da. Thuốc dùng khi viêm da mới bùng phát với tần suất sử dụng từ 1 đến 2 lần/ngày.
- Thuốc mỡ kháng sinh như Fucicort, Eumovate sẽ làm giảm triệu chứng viêm, ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm da do côn trùng cắn. Với thuốc này bạn nên dùng sau khi vùng da tổn thương đã khô hoàn toàn.
- Dung dịch Jarish có chứa Acidum boricum và Glycerin giúp làm sạch da, giảm viêm sưng và ngăn bội nhiễm. Liều lượng dùng thuốc từ 1 đến 3 lần/ngày.
Nếu đã bị bội nhiễm thì bạn cần dùng thuốc có tính sát trùng cao như:
- Dung dịch Milian có chứa chất xanh methylen sát trùng nhẹ, phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng.
- Thuốc tím có tính oxi hóa cao nên sẽ tiêu diệt vi khuẩn và nấm trên da. Khi bị tổn thương diện rộng bạn có thể pha thuốc để ngâm hoặc tắm. Thuốc này cần dùng theo chỉ định bác sĩ.
Uống thuốc trong trường hợp cần thiết
Khi bị côn trùng cắn làm tổn thương da sâu với người có da nhạy cảm, miễn dịch kém bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để uống như:
- Thuốc giảm đau dùng khi viêm da có biểu hiện sốt nhẹ, sưng hạch, đau nhức và mệt mỏi. Thuốc uống chỉ định sẽ có naproxen, diclofenac và acetaminophen.
- Thuốc kháng sinh dùng khi viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Thuốc dùng theo đường uống để ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết, giảm mức độ nghiêm trong và ức chế vi khuẩn.
- Thuốc kháng histamin tổng hợp giảm trình trạng quá mẫn cảm trên da và cảm giác ngứa do côn trùng đốt.
Cách phòng ngừa dị ứng côn trùng
Mức độ nghiêm trọng khi bị dị ứng do côn trùng gây ra không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn cần phải chú ý bởi khi bị đốt cơ thể sẽ thấy khó chịu, bứt rứt, thậm chí là có thâm sẹo.
Một vài cách phòng ngừa dị ứng với côn trùng mà bạn có thể áp dụng như sau:
- Hầu hết các loại côn trùng hoạt động vào tối và bị hấp dẫn bị bởi ánh vì thế bạn nên đóng cửa sổ, kéo rèm cửa để tránh côn trùng bay vào nhà.
- Vệ sinh không gian sống vào những ngày mưa nhiều, thời tiết nóng ẩm. Có thể dùng thuốc xịt để tiêu diệt côn trùng, loại bỏ nấm mốc và bụi bẩn.
- Không nên phơi quần áo vào ban đêm bởi có thể côn trùng bám lên quần áo, để lại dịch tiết gây ra tổn thương khi chạm vào da.
- Trước khi dùng khăn tắm, quần áo cần phải giũ mạnh để loại bỏ bụi bẩn, đề phòng côn trùng bám lên quần áo.
- Khăn lau, mềm, vỏ gối, ga giường cần được làm sạch thường xuyên.
- Phun thuốc diệt côn trùng theo định kỳ để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng.
- Khi làm vườn, thu hoạch rau củ quả cần phải dùng găng tay và mang ủng.
- Tiếp xúc với côn trùng, mủ nhựa thực vật cần phải vệ sinh da sạch sẽ.
- Không đi chân trần trên bãi cỏ bởi có thể bị kiến, ong vàng làm tổ dưới đất cắn. Nên đi giày, tất vớ khi ra ngoài trời.
- Tránh xa khu vực bụi rậm vì đây là khu vực có nhiều loại côn trùng làm tổ.
- Thùng rác cần được vệ sinh thường xuyên, có nắp đậy và không nên để trong nhà vì có thể thu hút kiến và gián bò vào.
- Đồ ăn còn thừa cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh có đậy nắp kín để tránh thu hút kiến.
- Nếu gặp côn trùng có cánh đừng cố xua đuổi mà hãy kiên nhẫn chờ nó đi bởi có thể chúng sẽ tấn công.
Vấn đề dị ứng côn trùng rất phổ biến tại Việt Nam. Khi bị côn trùng cắn, đốt bạn cần phải xử lý và chăm sóc đúng cách để các triệu chứng được thuyên giảm. Nếu có dấu hiệu bị nặng hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!