Biểu hiện của dị ứng son môi và cách khắc phục nhanh

Dị ứng son môi khiến các chị em gặp nhiều khó khăn khi làm đẹp. Có cách nào để khắc phục vấn đề này không hãy tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin sau đây.

Dị ứng son môi có nguy hiểm không
Dị ứng son môi có nguy hiểm không

Dị ứng son môi là gì? Dấu hiệu nhận biết?

Dị ứng son môi là vấn đề về hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các chất có trong son môi gây ra biểu hiện dị ứng. Căn bệnh này khá hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh nhất là với chị em phụ nữ.

Phần lớn các dòng sản phẩm làm đẹp trên thị trường đều có chứa chất hóa học nên khi dùng rất dễ gây dị ứng. Ngoài ra, phản ứng này còn có thể gặp nếu bạn sử dụng sai cách hoặc chọn sản phẩm kém chất lượng.

Khi bị dị ứng son môi bạn cần phải điều trị nhanh chóng. Nếu bệnh để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, biến dạng môi về sau, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ của các chị em.

Dấu hiệu bị dị ứng biểu hiện cụ thể như sau:

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]
  • Môi bị sưng đỏ, bong tróc ngoài da

Dấu hiệu phổ biến khi bị dị ứng với son môi đó là bị sưng đỏ môi. Đôi môi của người bệnh sẽ sưng dày lên, mang đến một cảm giác khó chịu. Những trường hợp bị sưng tấy là đã phản ứng nặng với son. Khi để lâu, triệu chứng này còn dẫn đến tình trạng bong tróc, thô ráp ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

  • Môi thâm hơn mỗi ngày

Sử dụng son giả, kém chất lượng sẽ bị nhiễm độc chì dẫn đến môi bị thâm. Dùng càng nhiều son chất lượng kém, tỷ lệ nhiễm chì càng nặng khiến môi bị thâm nhiều.

Bạn có thể cảm nhận được tình trạng này theo từng ngày. Nếu không xử lý kịp, môi bị thâm vĩnh viễn không thể điều trị dứt điểm được.

Dấu hiệu bị dị ứng khi dùng son môi
Dấu hiệu bị dị ứng khi dùng son môi
  • Xuất hiện cơn ngứa ngáy, khó chịu

Dị ứng với son sẽ để lại những cơn ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp. Nếu dùng tay gãi hoặc đeo khẩu trang chạm vào môi sẽ khiến tình trạng này bị nặng hơn dẫn đến chảy máu. Ngứa ngáy sẽ kéo dài nếu như không có biện pháp kiểm soát.

  • Môi bị biến dạng, mưng mủ

Người bị dị ứng nặng với son sẽ bị biến dạng môi kèm theo dấu hiệu mưng mủ. Nếu không chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm kèm theo đó là nguy cơ hoại tử môi nếu bệnh đã nặng thêm.

  • Môi nóng đỏ, phù nề, có cảm giác khó thở

Người bị tổn thương môi sẽ có cảm giác nóng đỏ khi dùng son do có phản ứng. Biểu hiện ban đầu chỉ sưng nhưng về sau sẽ có cảm giác tấy và nóng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Nếu không khắc phục kịp thời, môi sẽ bị sưng phù, dẫn đến tình trạng biến dạng. Một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng khó thở.

  • Xuất hiện mụn li ti quanh miệng

Phụ nữ dị ứng với son môi sẽ nổi mụn li ti ở xung quanh miệng, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Mụn để lâu sẽ mưng mủ, chảy máu và dẫn đến biến dạng môi. Mụn vỡ sẽ gây nhiễm trùng, viêm loét, tình trạng viêm nhiễm sẽ càng nặng hơn.

  • Môi nứt nẻ và chảy máu

Nứt nẻ và chảy máu là biểu hiện của dị ứng khi dùng son nếu không chữa trị sớm. Triệu chứng này đặc biệt rõ rệt khi vào thời tiết hanh khô, môi sẽ bị nứt thành từng mảng, bong ra.

Nguyên nhân là do môi thiếu độ ẩm, tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu tiếp xúc với chất bẩn và những tác nhân gây hại ở bên ngoài.

>> THAM KHẢO NGAY: Top 10 Loại Son Môi Đẹp, An Toàn được ưa chuộng nhất

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng với son môi

Muốn tìm cách chữa trị dị ứng son môi bạn cần phải biết nguyên nhân của bệnh để điều trị tận gốc. Lý do dẫn đến tình trạng dị ứng khi dùng son rất nhiều nhưng chủ yếu là do phản ứng lại với thành phần có trong son môi. Cụ thể như sau:

  • Dùng phải sản phẩm kém chất lượng

Thị trường mỹ phẩm ngày càng đa dạng nên sẽ có nhiều sản phẩm giả, kém chất lượng xuất hiện ảnh hưởng đến người dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phản ứng khi dùng sơn.

Son môi kém chất lượng có dùng các thành phần như hương liệu tổng hợp, phẩm màu hóa học, kim loại nặng,… sẽ gây kích ứng khi dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Dùng son kém chất lượng sẽ làm hỏng môi
Dùng son kém chất lượng sẽ làm hỏng môi
  • Dùng son đã hết hạn dẫn đến biến chất

Các dòng sản phẩm làm đẹp đều có hạn sử dụng vì thế bạn cần chú ý về vấn đề này. Nếu dùng son đã hết hạn sẽ gây hại đến môi bởi thành phần sản phẩm đã bị biến chất.

Khi mua son môi bạn cần chú ý đến thời gian sử dụng, để ý thường xuyên để tránh dùng son đã quá “date”. Tuyệt đối không vì tiếc tiền mà dùng son đã mua về lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn.

  • Do cơ địa không phù hợp với sản phẩm

Nếu bạn nghĩ mua son của một thương hiệu lớn sẽ không bị dị ứng đó là một điều sai lầm. Nếu sản phẩm có chứa thành phần mà làn môi bị mẫn cảm thì vẫn gây ra các triệu chứng dị ứng.

Những dòng sản phẩm handmade cũng có thể gây ra dị ứng do quá trình làm son không được đảm bảo về dụng cụ, nguyên liệu,…

Nhiều trường hợp dị ứng son môi xảy ra ở nữ giới do chị em chỉ quan tâm đến màu sắc mà không để ý đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, khi dùng son môi người người đã bị chảy máu, đau rát, mưng mủ,… Tình trạng này để lâu sẽ gây nguy hiểm với sức khỏe.

Biện pháp khắc phục tình trạng dị ứng son môi

Dị ứng với son môi không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được nên chị em không cần lo lắng. Cụ thể những cách chữa trị khi bị dị ứng mà bạn nên áp dụng đó là:

Kiểm tra biểu hiện dị ứng

Ngay khi làn môi có phản ứng với son môi bạn cần phải kiểm tra xem các biểu hiện của bệnh như thế nào. Nếu biểu hiện nhẹ thì không đáng lo ngại và có thể chữa trị tại nhà. Trường hợp phản ứng nặng cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên môn can thiệp vào chữa trị.

Ngừng sử dụng son môi

Phát hiện làn môi bị dị ứng với sản phẩm đang dùng bạn cần phải ngưng sử dụng sản phẩm đó. Sử dụng tẩy trang có chứa chất tẩy dịu nhẹ để làm sạch vết son, đảm bảo không còn son sót lại trên môi.

Tuyệt đối không sử dụng lại trong các lần sau để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Đừng vì “tiếc tiền” mà cố dùng sẽ để lại nhiều hậu quả.

Làm sạch môi nhẹ nhàng

Nếu môi đang bị kích ứng khi dùng son thì bạn cần phải làm sạch nhẹ nhàng tránh để các triệu chứng nặng hơn. Dùng kem đánh răng có chứa thành phần tự nhiên dịu nhẹ, vệ sinh mặt và không để môi tiếp xúc với sữa rửa mặt bởi chúng có thể dẫn đến tình trạng kích ứng.

Nên rửa mặt với nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Tuyệt đối không chà xát mạnh lên môi bởi có thể gây vỡ mụn, chảy mủ. Sau khi làm sạch môi thì dùng khăn khô để thấm, tuyệt đối không dùng khăn mặt tránh mủ lan rộng.

Làm sạch môi nhẹ nhàng tránh gây viêm nhiễm nặng
Làm sạch môi nhẹ nhàng tránh gây viêm nhiễm nặng

Bôi son dưỡng cho môi

Son dưỡng môi cần chọn loại có chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính. Ưu tiên chọn sản phẩm dưỡng môi có chứa dầu thực vật, sáp ong, mật ong, bơ hạt mỡ hoặc các loại vitamin để làm giảm dấu hiệu kích ứng vừa giúp môi được mềm mại. 

Đắp mặt nạ môi từ thiên nhiên

Người bị dị ứng son môi nên đắp mặt nạ có chiết xuất từ thiên nhiên để chữa dị ứng. Những mặt nạ tự nhiên tốt cho môi mà bạn có thể sử dụng tại nhà đó là:

  • Dùng lô hội 

Lô hội có tính mát, giúp giảm sưng viêm và bổ sung vitamin để da nhanh phục hồi. Khi bị dị ứng son môi bạn có thể dùng loại thảo dược này để chữa trị. Cách làm rất đơn giản: 

Lấy một lá lô hội rửa sạch rồi cắt lấy phần thịt bên trong để thoa lên môi liên tục trong 5 phút. Đợi môi khô rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó bôi son dưỡng để làm da mềm mại. Thực hiện từ 3 đến 5 ngày sẽ cải thiện được triệu chứng.

  • Dùng mật ong 

Mật ong có tính kháng khuẩn, làm dịu vết thương, phục hồi và giảm nguy cơ kích ứng da. Nếu bị dị ứng son môi bạn có thể dùng mật ong để chữa trị.

Chỉ cần lấy mật ong nguyên chất bôi lên môi rồi đợi 30 phút để rửa lại là được. Thực hiện ngày 2 lần đến khi bệnh thuyên giảm. 

Thuốc bôi chữa dị ứng son

Những trường hợp cần phải bôi thuốc chữa dị ứng phải có sự chỉ định của bác sĩ. Qua kiểm tra, xét nghiệm bác sĩ sẽ kê thuốc bôi với tần suất sử dụng hợp lý.

Một số loại thuốc có thể chỉ định dùng trong trường hợp cần thiết như: 

  • Thuốc ức chế calcineurin giảm viêm, kháng dị ứng, giảm ngứa nhưng không làm giãn mao mạch, không kích thích nổi mụn trứng cá và có thể dùng cho da mỏng trong thời gian dài. 
  • Thuốc kháng histamin H1 dùng khi kháng dị ứng, giảm tổn thương và cải thiện làn da.
  • Thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh dùng khi bị bội nhiễm hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. 

Bổ sung dinh dưỡng tốt cho môi

Người có đôi môi bị dị ứng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa khoáng chất và vitamin như rau xanh, sinh tố. Uống đủ nước sẽ giúp môi tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng dị ứng.

Không chạm tay lên môi, liếm môi

Vô tình chạm tay lên môi, liếm môi sẽ khiến tình trạng dị ứng xảy ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn cần hạn chế để tránh đưa vi khuẩn tác động vào vết thương, giúp bệnh chóng lành hơn.

Không đưa tay lên môi tránh nguy cơ nhiễm trùng
Không đưa tay lên môi tránh nguy cơ nhiễm trùng

Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Người đang bị dị ứng với son môi khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để bảo vệ môi trước các tác nhân khiến dị ứng trầm trọng hơn. Khẩu trang sử dụng phải chọn loại vải mềm hoặc khẩu trang y tế để tránh vi khuẩn tích tụ.

Biện pháp phòng ngừa phản ứng với son môi

Bạn nên chủ động phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng dị ứng son môi. Cụ thể các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Kiểm tra chất lượng son môi xem có thành phần dị ứng hay không trước khi dùng.
  • Muốn đổi son mới cần thử nghiệm trước để xem có phản ứng hay không.
  • Bỏ thói quen liếm môi vì sẽ khiến cho môi bị khô và viêm nhiễm.
  • Khi bị dị ứng không ăn đồ dễ bị dị ứng, đồ cay nóng để da không bị kích ứng.
  • Quá trình ăn uống phải cẩn thận tránh để thức ăn chạm vào môi.
  • Có thể dùng son có thành phần tự nhiên đã được chứng nhận của Bộ Y Tế để sử dụng.
  • Luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe, giảm triệu chứng dị ứng.
  • Luôn để tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.

Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa dị ứng son môi như thế nào chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu. Ngay khi bị dị ứng bạn cần điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng các phương pháp truyền miệng sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Đừng bỏ lỡ:

4.3/5 - (6 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *