Dị ứng đạm sữa bò – Cách chẩn đoán, khắc phục cho bé

Dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng dị ứng tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em khi cơ thể trẻ phản ứng với đạm có trong sữa bò. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm cho bé, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vì vậy cần chẩn đoán đúng bệnh để từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là hiện tượng gì?

Dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng cơ thể trẻ có những phản ứng dị ứng trên da và đường tiêu hóa sau khi tiếp xúc với sữa bò. Khi sử dụng sữa bò, cơ thể trẻ có thể nhận nhầm đạm trong sữa bò là chất gây hại.

Vì thế, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể và các hóa chất để kháng lại đạm gây ra các hiện tượng dị ứng.

Dị ứng đạm sữa bò là dị ứng thực phẩm thường gặp ở trẻ
Dị ứng đạm sữa bò là dị ứng thực phẩm thường gặp ở trẻ

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Đây cũng là loại dị ứng thực phẩm hay gặp nhất ở trẻ em. Theo một số thống kê, có 2 đến 7% trẻ em dưới 1 tuổi bị dị ứng với đạm sữa bò.

Ngoài ra, trẻ nhỏ phải sử dụng sữa công thức có nguy cơ dị ứng cao hơn trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Lưu ý rằng dị ứng đạm sữa bò khác với dị ứng đạm trong thịt bò (đạm bò). Trên thực tế chỉ có khoảng 10 đến 20% trẻ dị ứng đạm sữa bò có phản ứng dị ứng với đạm bò.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng đạm sữa bò

Hiện tượng dị ứng đạm sữa bò xảy ra khi cơ thể trẻ nhận nhầm protein có trong sữa bò là protein gây hại. Casein và whey là 2 protein trong sữa bò có khả năng gây dị ứng cao nhất.

Từ đây, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản xuất ra các kháng thể IgE làm trung hòa các protein gây hại. Bên cạnh đó, cơ thể cũng giải phóng ra histamin và một số hóa chất khác gây ra hiện tượng dị ứng.

Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì lúc đó hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.

Trẻ có tiền sử viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen suyễn có nguy cơ dị ứng với protein trong sữa bò cao hơn. Ngoài ra, tiền sử gia đình nếu có người bị dị ứng thì cũng có thể di truyền sang các thế hệ sau.

Triệu chứng dị ứng đạm trong sữa ở trẻ

Sau khi trẻ dung nạp đạm sữa bò, các mẹ nên quan sát trẻ, nếu xảy ra các triệu chứng dưới đây rất có thể trẻ đã bị dị ứng với đạm sữa bò.

Thông thường, tình trạng dị ứng trên biểu hiện ở các dạng:

  • Phản ứng sớm: Phản ứng dị ứng xảy ra ngay tức thời hoặc từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn sữa bò. Các triệu chứng có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng như nổi mẩn đỏ quanh người, phù mặt và có thể xảy ra sốc phản vệ rất nguy hiểm.
  • Phản ứng chậm: Các triệu chứng xuất hiện từ 2 giờ sau khi ăn. Có thể bị viêm ruột do đạm sữa bò với biểu hiện nôn, tiêu chảy hoặc đi ngoài phân có máu, nhầy. Trẻ có thể khóc dạ đề, táo bón, trào ngược dạ dày.
  • Phản ứng hỗn hợp: Trẻ có thể bị viêm da cơ địa hoặc trào ngược dạ dày.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khi bị dị ứng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khi bị dị ứng

Bên cạnh các phản ứng đó, việc theo dõi các triệu chứng ngoài da, tiêu hóa và hô hấp ở trẻ cũng rất quan trọng.

Các triệu chứng về tiêu hóa

Trường hợp dị ứng thực phẩm nói chung và với đạm sữa bò nói riêng đều có triệu chứng nhất định về tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Nôn trớ: Đây là triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn và sau vài giờ sử dụng sữa bò. Nếu thấy trẻ nôn trớ bất thường cần nghĩ đến trường hợp trẻ bị dị ứng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể xuất hiện tình trạng táo bón, phân nhầy và có lẫn máu.
  • Bỏ bú: Trẻ ít ăn hoặc bỏ bú, quấy khóc.

Các triệu chứng về da

Có đến 50 – 70% trẻ sẽ có các triệu chứng về da nếu bị dị ứng đạm sữa bò. Các phản ứng thường gặp là:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ: Chỉ vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn sữa bò, trẻ sẽ có triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người hoặc nổi chàm.
  • Sưng phù mặt, sưng môi: Sưng phù cũng là triệu chứng dị ứng. Nên quan sát triệu chứng này đi kèm với tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Các triệu chứng về hô hấp

Các dấu hiệu hô hấp có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ thậm chí là vài tuần sau khi ăn sữa bò. Các triệu chứng này chiếm tỉ lệ 20 – 30% các phản ứng dị ứng.

  • Trẻ quấy khóc, cáu gắt: Nếu trẻ cáu gắt, quấy khóc liên tục không nín có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị dị ứng.
  • Thở khò khè: Trẻ thở khò khè, có dịch nhầy trong mũi mà trước đó trẻ không có vấn đề về hô hấp thì có thể do cơ thể trẻ đang phản ứng với đạm sữa bò.

Ngoài ra, dị ứng với đạm sữa bò có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ – là tình trạng suy hô hấp cấp với những cơn co thắt ngực, khó thở do nổi cục ở họng dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Dị ứng sữa bò có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Nếu tình trạng dị ứng nhẹ có thể gây ra khó chịu cho trẻ còn nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Nếu không may xảy ra tình trạng sốc phản vệ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Vì vậy, việc theo dõi và điều trị tình trạng này ở trẻ là rất quan trọng. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng khác như dị ứng trứng, dị ứng lông động vật, dị ứng phấn hoa, mùi hương…

Hướng dẫn sơ cứu tại chỗ

Khi quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu dị ứng, mẹ cần nắm rõ những hướng dẫn sơ cứu sau:

Sữa bò là một thực phẩm dễ gây dị ứng
Sữa bò là một thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Dừng sử dụng tất cả các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho trẻ ngay lập tức. Ghi nhớ các thực phẩm đã sử dụng.
  • Nếu trẻ bị nổi mề đay, nổi mẩn đỏ và quấy khóc nên chườm khăn mát cho trẻ tại vùng da bị nổi mẩn.
  • Nếu thấy trẻ nôn trớ, rối loạn tiêu hóa và biểu hiện khò khè, khó thở cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
  • Đối với trẻ nhỏ cơ thể rất nhạy cảm, tuyệt đối không được sử dụng thuốc dị ứng cho trẻ. Ghi nhớ các hành động sơ cứu để báo với bác sĩ khi cần thiết.

Chẩn đoán và điều trị chuyên sâu

Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng nặng, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tại đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán theo các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Kiểm tra tiền sử dị ứng của trẻ, các thực phẩm đã sử dụng và tiền sử dị ứng của gia đình. Điều này gia đình phải khai báo trung thực để giúp bác sĩ rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Chẩn đoán dị ứng đạm sữa bằng xét nghiệm phân: Thông thường, phân của trẻ bị dị ứng thường có chất nhầy và lẫn máu.
  • Xét nghiệm chích lấy da: Đây là xét nghiệm phổ biến để xác định dị ứng. Các bác sĩ sẽ thực hiện test lấy da để thử phản ứng của cơ thể với sữa bò.
  • Xét nghiệm máu: Xác định kháng thể của cơ thể trong máu.

Khi đã xác định được dị ứng của cơ thể, các bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng ở trẻ. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng nặng, có thể cần tiêm Adrenalin để can thiệp điều trị dị ứng khẩn cấp, tránh biến chứng sốc phản vệ.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị dứt điểm tình trạng dị ứng. Vì thế các phương pháp điều trị đều chỉ là điều trị tạm thời triệu chứng trong trường hợp khẩn cấp.

Việc xác định trẻ dị ứng đạm sữa hay không rất quan trọng để tránh tuyệt đối sữa bò, các chế phẩm từ sữa bò trong thực đơn hàng ngày của bé.

Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng đạm sữa bò

Khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, các bà mẹ nên lưu ý các cách chăm sóc trẻ dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ:

Chuyển sang cho trẻ uống sữa hạt
Chuyển sang cho trẻ uống sữa hạt
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ tuyệt đối không được ăn sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò tránh nguy cơ dị ứng qua đường sữa mẹ.
  • Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài, cần thay thế sữa bò bằng các loại sữa khác như sữa dê, sữa thủy phân… Việc thay thế sữa cho trẻ cần sự tham vấn của bác sĩ dinh dưỡng để tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tránh tuyệt đối sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò như phô mai, sữa chua, bánh kẹo…
  • Nên thông báo với người thân trong gia đình về tình trạng dị ứng của con để tránh sử dụng sữa bò trong chế biến một số món ăn.
  • Tình trạng này thường chỉ xuất hiện tạm thời và giảm dần khi trẻ từ 3 đến 4 tuổi. Vì thế sau 4 tuổi, các bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thử lại sữa bò dưới sự giám sát y tế để tránh biến chứng.

Phòng tránh dị ứng đạm sữa bò như thế nào?

Dị ứng là tình trạng bất khả kháng, không có phác đồ điều trị dứt điểm, vì thế, phòng tránh dị ứng là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ.

  • Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để giảm nguy cơ bị dị ứng với đạm sữa.
  • Nếu trẻ phải sử dụng sữa ngoài và có nguy cơ bị dị ứng, nên cho trẻ uống sữa đạm thủy phân hoàn toàn để giảm nguy cơ.
  • Cần ghi nhớ tất cả các thực phẩm con sử dụng hàng ngày đề phòng trường hợp bị dị ứng sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân.
  • Các thử thách thực phẩm khi biết trẻ có nguy cơ dị ứng mà vẫn cho trẻ thử sử dụng đạm sữa chỉ được thực hiện khi có sự theo dõi của bác sĩ và thực hiện trong bệnh viện.
  • Lưu ý rằng dị ứng đạm sữa bò khác với dị ứng sữa bò, vì thế có trẻ dị ứng với đạm sữa bò nhưng không dị ứng với thịt bò nên cần phân biệt để tránh tình trạng kiêng tất cả sản phẩm từ thịt bò cho trẻ gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng phổ biến ở trẻ và có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm. Vì vậy, cần nắm rõ những thông tin về tình trạng này trong bài viết trên để có thể nhận biết và điều trị tình trạng này đúng cách, đúng lúc. Bất cứ tình huống dị ứng nào cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất sau khi sơ cứu để tránh biến chứng sốc phản vệ.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *