Tiểu đường tuýp 3: Cách điều trị và thông tin cần biết

Tiểu đường tuýp 3 là một bệnh lý hiếm gặp và ít người biết đến. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì và cách điều trị. 

Tiểu đường tuýp 3 là gì? Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh?

Bệnh tiểu đường tuýp 3 chỉ vừa được khoa học nghiên cứu, phát hiện và chính thức công nhận vào năm 2005. Bệnh còn được gọi với cái tên khác là tiểu đường não, do bệnh có mối liên hệ mật thiết với não bộ. 

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng thực tế insulin không chỉ được sản sinh trong tuyến tụy mà còn được tạo ra ở não bộ. Đây là một trong những phát hiện được xem là bước ngoặt lớn trong việc nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường

tieu-duong-type-3
Tiểu đường tuýp 3 còn gọi là bệnh tiểu đường não

Theo đó, lượng insulin tiết ra trong não bộ sẽ giúp hình thành những vùng ký ức mới. Do đó, khi insulin không được sản xuất nữa thì toàn bộ ký ức sẽ không được não bộ ghi lại. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hay quên và có thể mất ký ức hoàn toàn. 

Bệnh tiểu đường tuýp 3 chỉ xảy ra đối với những người đang mắc tiểu đường tuýp 1 và 2. Chưa có trường hợp người khỏe mạnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 3. Nhiều bác sĩ còn cho rằng bệnh là một dạng biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Do vậy, để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 3, người bệnh nên kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày, đừng để cơ thể mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2. 

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 3

Cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2, bệnh tiểu đường tuýp 3 xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân:

  • Gia đình có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường tuýp 1, 2, 3. 
  • Bị thừa cân, béo phì, bệnh huyết áp cao cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc tiểu đường.
  • Mắc bệnh trầm cảm hay hội chứng buồng trứng đa nang.

Dấu hiệu chung của những người mắc bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường, hay khát nước, sụt cân nhanh, hay tiểu nhiều về đêm… Ngoài các triệu chứng này, bệnh tiểu đường tuýp 3 còn gây ra tình trạng hay quên. Theo nhiều nghiên cứu, insulin ảnh hưởng đến quá trình hình thành ký ức mới ở não. Do vậy, khi bị thiếu hụt insulin, cơ thể sẽ mắc chứng hay quên. 

Ở mức độ nặng, khi cơ thể hoàn toàn không thể sản xuất insulin ở cả não và tụy, người bệnh sẽ có khả năng mất trí nhớ hoàn toàn. Lúc này, não sẽ không thể tái hiện lại ký ức. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 3 còn có những biểu hiện giống như bệnh Alzheimer:

  • Suy giảm trí nhớ trầm trọng, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.
  • Hay nhầm lẫn đồ vật, thông tin.
  • Khả năng suy đoán thông tin bị suy giảm đáng kể.
  • Tính cách người bệnh thay đổi thất thường. 
  • Não không thể hình thành ký ức mới. 

Tiểu đường tuýp 3 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 3 là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh gây biến chứng ảnh hưởng đến thận, mắt, tim, huyết áp, nếu nặng có thể gây tử vong. Ngoài ra, bệnh khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ, lúc nhớ lúc quên. 

Hơn nữa, người tiểu đường tuýp 3 có nguy cơ phải đối mặt với một bệnh lý rất nguy hiểm đó là Alzheimer. Nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 3 và không thể kiểm soát được thì sẽ dẫn đến bệnh Alzheimer. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, không thể chữa khỏi và có tỷ lệ tử vong cao trên thế giới. Bệnh Alzheimer có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ rất nguy hiểm.

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3 phổ biến hiện nay

Tiểu đường là một bệnh lý rất khó chữa khỏi. Các phương pháp chữa bệnh chủ yếu giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. 

Chữa bệnh tiểu đường tuýp 3 bằng thuốc Tây

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 3 sẽ được điều trị bằng thuốc Tây. Thông thường, bệnh nhân sẽ được tiêm insulin hoặc thuốc rosiglitazone nhạy cảm insulin. Các loại thuốc Tây có công dụng bảo vệ tế bào não, đồng thời giúp ngăn ngừa và làm chậm tiến trình mất trí nhớ, giúp hệ thần kinh của bệnh nhân trở nên ổn định. 

Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 3 sẽ được uống bổ sung thuốc hạ lipid máu, hạn chế tình trạng cholesterol tăng cao. 

Bài thuốc Đông y chữa tiểu đường

Tiểu đường theo Đông y còn được gọi là bệnh tiêu khát. Bệnh sẽ khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều, sốt, ra nhiều mồ hôi… Nguyên tắc điều trị tiểu đường trong Đông y là tác động lên toàn bộ cơ thể và điều chỉnh sự rối loạn đường huyết.

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa tiểu đường dưới đây:

  • Bạch thược 30g, cam thảo 10g, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Hạt kỷ tử 30g, hấp chín, ăn mỗi ngày 2 lần để điều trị bệnh. 

Tuy nhiên, người bệnh cần đến phòng khám Đông y để bắt mạch, chẩn đoán bệnh đồng thời có bài thuốc điều trị cho phù hợp. 

Cách hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 3 tại nhà

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể tham khảo một số vị thuốc dân gian chữa trị bệnh ngay tại nhà. Cách này thường được nhiều người áp dụng bởi nguồn nguyên liệu dễ tìm và ít gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số cách dân gian bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

  • Khổ qua: Nhiều nghiên cứu cho rằng, chiết xuất trong khổ qua có thể giảm thiểu hoạt động của enzym alpha glucosidase. Từ đó, hạn chế đường trong máu tăng đột ngột sau khi ăn. Bạn có thể chế biến khổ qua thành những món ăn hàng ngày như khổ qua xào, khổ qua nấu canh…
  • Tỏi: Tỏi có chứa chất Phytoncid, có tác dụng kháng sinh, tăng cường miễn dịch, phòng và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Ngoài ra, ăn tỏi sẽ giúp giải phóng insulin tự do trong máu, hỗ trợ chuyển hóa glucose và giảm lượng đường trong máu. 
  • Hạt quả vải: Hạt vải là một bài thuốc dân gian rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Bạn chỉ cần phơi khô hạt quả vải, thái nhỏ, sắc lấy nước cho đến khi cô đặc lại thành cao thì chế viên thuốc. Mỗi ngày uống 4 – 6 viên (mỗi viên 0.3g) để điều trị bệnh. 
hat-vai
Hạt quả vải có công dụng điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp chữa bệnh ở mức độ nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Khi mắc bệnh tiểu đường nặng, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm nhất. 

Các phương pháp hỗ trợ điều trị

Các phương pháp hỗ trợ như xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục rất quan trọng cho người mắc bệnh tiểu đường. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể người bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng cữ một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm nên ăn: Người bệnh nên bổ sung nhiều cá, các loại thịt, nhóm trái cây ít đường như ổi, cam, quýt.
  • Thực phẩm không nên ăn: Các loại đồ ngọt chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt có ga, thực phẩm chứa nhiều cholesterol, thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ uống có cồn…

Tập luyện thể dục mỗi ngày

Tập thể dục sẽ làm tăng độ nhạy cảm của các tế bào đối với insulin. Do đó, các tế bào có khả năng sử dụng insulin tốt hơn để hấp thụ đường vào máu. Ngoài ra, tập thể dục còn kích thích các cơ cần hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng. 

Do vậy, người bệnh tiểu đường nên dành ra 30 – 45 phút mỗi ngày để tập thể dục. Bạn có thể áp dụng một số bài tập như đi dạo, tập thể hình, yoga… Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường nặng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài tập nào. 

Những lưu ý khi điều trị tiểu đường tuýp 3 và biện pháp phòng tránh

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 3, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Bạn nên kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý, không nên để cơ thể bị thừa cân, béo phì. 
  • Mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể và hạn chế thèm các món ăn có chứa nhiều đường.
  • Bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày của mình.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, thức uống ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Bạn có thể ăn quế trong những bữa ăn hàng ngày vì quế có thể giúp duy trì đường huyết ở mức độ ổn định.
  • Bạn phải ngủ đủ giấc mỗi ngày, từ 7 – 9 tiếng. Ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Xây dựng chế độ làm việc hợp lý, hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài. 

Có thể thấy, tiểu đường tuýp 3 là một bệnh lý khá nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Khi mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ đồng thời xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. 

Click đọc ngay:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *