Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần và điều cần biết

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần là một trong các số liệu quan trọng để đánh giá sự phát triển của bé. Cụ thể, cha mẹ có thể tham khảo bảng chiều dài xương đùi của bé theo thông tin cơ bản bên dưới.

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần
Tìm hiểu bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Tầm quan trọng của chiều dài xương đùi thai nhi

Trong các giai đoạn của thai kỳ, giai đoạn đầu đặc biệt quan trong. Trong giai đoạn này khi siêu âm có thể phát hiện một số vấn đề sức khỏe của thai nhi, tuổi thai và tầm soát nguy cơ sẩy thai. Sau tam cá nguyệt thứ nhất, phôi thai đã phát triển thành thai nhi và xuất hiện các dấu hiệu cũng như sự phát triển mới được sử dụng để đánh giá sức khỏe của thai nhi.

Trong số các dấu hiệu được sử dụng để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của thai nhi là chiều dài của xương đùi của em bé, hay xương dài ở đùi. Chiều dài xương đùi được đo từ đầu xương chậu đến trục đầu gối. Thông thường chiều dài xương đùi được đo bằng milimet.

Chiều dài xương đùi ngắn có thể được phát hiện thông qua siêu âm. Điều này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý cần được được điều trị hoặc chỉ định phù hợp từ bác sĩ. Đôi khi chiều dài xương đùi có thể phản ánh quá trình phát triển của thai nhi.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, chiều dài xương đùi ngắn có thể liên quan đến một số vấn đề về dị tật bẩm sinh bao gồm:

1. Chứng người lùn

Thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn hơn tiêu chuẩn thông thường có nguy cơ mắc chứng loạn sản xương, hay còn gọi là chứng người lùn. Điều này có thể khiến thai nhi có tầm vóc thấp bé, chiều cao trung bình thấp hoặc thấp hơn ba lần so với độ tuổi. Tuy nhiên, chứng người lùn kéo theo tình trạng nhẹ cân, do đó những trẻ mắc chứng người lùn không bị mất cân đối.

Hiện tại có hơn 200 chứng loạn sản xương. Tất cả người bệnh mắc các chứng này đều có khung xương không cần đối do các bất thường về tăng trưởng sụn và xương đùi.

2. Nhau thai ít chất dinh dưỡng

Các nghiên cứu cho biết, nhau thai có thể cung cấp môi trường dinh dưỡng phù hợp cho bào thai phát triển đầy đủ và toàn diện. Do đó, những trẻ có chiều dài xương đùi ngắn thường có liên quan đến nhau thai thiếu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, thiếu chất dinh dưỡng có thể tăng nguy cơ thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai, trẻ sinh ra nhẹ cân và sinh non.

3. Thể dị bội

Chiều dài xương đùi ngắn hơn so với dự kiến có thể là dấu hiệu cho một số tình trạng di truyền nhất định, chẳng hạn như có ba nhiễm sắc thể số 21 dẫn đến Hội chứng Down, ba nhiễm sắc thể số 13 dẫn đến Hội chứng Patau hoặc ba nhiễm sắc thể số 18 dẫn đến Hội chứng Edward.

Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn
Chiều dài xương đùi ngắn có thể liên quan đến các thể dị bội, chẳng hạn như Hội chứng Down

Các thể dị bội có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của thai nhi và ngay cả khi em bé đã chào đời. Cụ thể các ảnh hưởng có thể bao gồm:

  • Hội chứng Down có thể khiến trẻ kém phát triển, khờ khạo, cổ ngắn vai tròn, cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh hoặc thiểu năng trí tuệ.
  • Hội chứng Patau thường khiến trẻ mất trước khi chào đời hoặc tử vong ngay sau sinh. Đôi khi trẻ có thể sống trong một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh và ít khi có thể trưởng thành.
  • Hội chứng Edward thường khiến trẻ chết trước khi chào đời hoặc ngay sau khi chào đời. Tuy nhiên có khoảng 5 – 10% trẻ mắc Hội chứng Edward sống đến 5 tuổi. Thông thường trẻ có thể có các dấu hiệu dị tật bẩm sinh như sọ dài và to; khe mắt hẹp; tai ở vị trí thấp và nhọn như tai chồn; miệng nhỏ, hàm nhỏ và lùi ra phía sau.

So với độ mờ da gáy, chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần được xem là một dấu hiệu thấp của Hội chứng Down và các hội chứng rối loạn di truyền bẩm sinh khác. Do đó, bất cứ thai nhi nào có chiều dài ngắn hơn tiêu chuẩn thông thường nên được kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp.

Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Chiều dài xương đùi của thai nhi được đo từ tuần thứ 14 của thai kỳ. Cụ thể bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần (đơn vị tính: Milimet) như sau:

Tuổi thai (tuần) Giá trị trung bình Ngưỡng giới hạn
14 14 13 – 15
15 17 16 – 19
16 20 18 – 22
17 23 22 – 26
18 15 25 – 29
19 28 27-33
20 31 30 – 36
21 34 32 – 38
22 36 35 – 41
23 39 37 – 45
24 42 40 – 48
25 44 42 – 50
26 47 45 – 53
27 49 46 – 56
28 52 49 – 59
29 54 51 – 61
30 56 53 – 63
31 59 55 – 65
32 61 56 – 68
33 63 58 – 70
34 65 60 – 72
35 67 62 – 74
36 68 64 – 76
37 70 66 – 79
38 71 67 – 81
39 73 68 – 72
40 74 70 – 84

Theo dõi chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần và các chỉ số thai nhi khác là điều quan trọng và cần thiết. Do đó phụ nữ mang thai cần lưu ý các thông tin cơ bản và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng để tăng chiều dài xương đùi của thai nhi

Thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn có thể dẫn đến nhiều rủi ro và cần được xử lý phù hợp. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp (73%) thai nhi có thể được sinh ra khỏe mạnh, đủ tháng. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ nhận thấy thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn hơn tiêu chuẩn, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ dinh dưỡng đến cải thiện các triệu chứng.

1. Các loại thực phẩm cần tiêu thụ

Phụ nữ mang thai thường cần thêm 200 – 300 calo từ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, sữa ít béo, trái cây, rau xanh và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Cụ thể, các loại thực phẩm phụ nữ mang thai nên tiêu thụ mỗi ngày bao gồm:

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
  • Canxi: Canxi là khoáng chất cần thiết trong cơ thể để xây dựng xương và răng cho thai nhi. Canxi cũng hỗ trợ máu đông lại bình thường, các dây thần kinh hoạt động khỏe mạnh và hỗ trợ hệ thống tim mạch. Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm rau lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, một số loại cá, nước cam, hạnh nhân và hạt vừng.
  • Axit folic: Axit folic được sử dụng để tăng cường lượng máu mà cơ thể cần trong thai kỳ. Bổ sung đầy đủ lượng axit folic có thể ngăn ngừa các khuyết tật thần kinh bao gồm tật nứt đốt sống và hỗ trợ phát triển hệ thống xương khớp ở trẻ. Các loại thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu bao gồm đậu lăng, đậu tây, rau lá xanh (như rau bina, xà lách, cải xoăn, bông cải xanh), trái cây họ cam quýt, các loại đậu và hạt.
  • Sắt: Sắt là một thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể. Các loại thực phẩm giàu chất sắt thường bao gồm các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò nạc và thịt lợn, trái cây khô và đậu, cá mòi và rau lá xanh đậm.
  • Vitamin A: Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần bổ sung ít nhất 770 mcg Vitamin A mỗi ngày để thai nhi phát triển bình thường. Thực phẩm giàu Vitamin A bao gồm rau lá xanh, rau có màu vàng đậm hoặc màu cam (chẳng hạn như cà rốt hoặc khoai lang), sữa và gan.
  • Vitamin D: Vitamin D có thể kết hợp với canxi và hỗ trợ sự phát triển xương, răng của thai nhi. Bên cạnh đó, loại vitamin này cũng cần thiết để phát triển làn da và thị lực của trẻ. Các nguồn bổ sung vitamin D bao gồm sữa và cá béo như cá hồi, cá thu. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể chuyển hóa chất trong da thành vitamin D.
  • Protein: Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Có nhiều loại thực phẩm giàu protein, bao gồm hải sản, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại đậu, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt và hạt không ướp muối.
  • DHA: Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít nhất 200 mg axit docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Các loại DHA thường có trong sữa cho phụ nữ mang thai và các sản phẩm không kê đơn khác. Trao đổi với bác sĩ nếu cần bổ sung DHA.

2. Các loại thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi và gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch cho người mẹ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần tránh một số loại thực phẩm như:

thực phẩm cần tránh đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên tránh các loại thực phẩm chưa nấu chín
  • Hạn chế tiêu thụ xúc xích, thịt nguội và các loại thịt chế biến sẵn hoặc lên men khác. Bên cạnh đó, nếu sử dụng xúc xích, bạn nên chế biến ở nhiệt độ ít nhất là 80 độ C cho đến khi xúc xích chín hẳn.
  • Không sử dụng các loại phô mai mềm trừ khi sản phẩm được chế biến từ sữa tiệt trùng.
  • Tránh các loại thực phẩm có khả năng gây bệnh như sushi, thịt động vật lạ, thịt chưa nấu chín và tất cả các loại thịt chưa được nấu chín kỹ.
  • Không sử dụng rượu để tránh gây ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ. Bên cạnh đó, tiêu thụ rượu khi mang thai có thể dẫn đến Hội chứng nghiện rượu ở thai nhi.
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine khi mang thai có thể hỗ trợ sự tăng trưởng bình thường của thai nhi. Bạn có thể tiêu thụ 2 tách cà phê hoặc 3 tách trà, tương đương 140 ml mỗi ngày.

3. Các loại cá cho phụ nữ mang thai

Cá là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, protein và ít chất béo và phù hợp cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên một số loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân hoặc Polychlorinated Biphenyls (PCBs) cao (một chất độc có trong môi trường ô nhiễm). Tiêu thụ các loại cá có hàm lượng thủy ngân hoặc PCBs cao có thể gây tổn thương não bộ, dẫn đến chiều dài xương đùi ngắn và chứng chậm phát triển ở trẻ sơ sinh.

Do đó, khi tiêu thụ cá phụ nữ mang thai nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Ăn cá được đánh bắt ở khu vực an toàn, không ô nhiễm hoặc được chứng nhận là an toàn khi sử dụng.
  • Ăn cá một lần mỗi tuần được cho là an toàn và phù hợp với phụ nữ mang thai.
  • Tránh các loại cá khô và cá sống bao gồm sushi và sashimi, cá có vây nấu chưa chín và động vật có vỏ nấu chưa chín (chẳng hạn như hàu, trai, trai và sò điệp chưa nấu chín).
  • Tránh các loại cá mập, cá kiếm, cá thu ngay cả khi đã nấu chín, bởi vì các loại cá này có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao.
  • Tránh các loại cá có hàm lượng PCBs cao như các loại cá vượt, cá hồi nước ngọt.

Tìm hiểu các thông tin về chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần có thể giúp phụ nữ mang thai có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia đi y tế để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *