Bụng đập có phải có thai không? (nhịp đập lạ)

Phụ nữ mang thai thường có nhiều thay đổi về sức khỏe, ngoại hình cũng như có nhiều dấu hiệu nhận biết thai kỳ khác nhau. Một số phụ nữ có thể có nhịp đập lạ ở bụng và thắc mắc bụng đập có phải có thai không? Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bụng đập có phải có thai không
Tìm hiểu thông tin bụng đập có phải có thai không để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Bụng đập có phải có thai không?

Bụng đập hoặc có nhịp đập lạ ở bụng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thông thường tình trạng này không nghiêm trọng và có thể không cần điều trị y tế. Mạch đập này có thể xuất hiện từ động mạch chủ ở bụng.

Động mạch chủ là động mạch chính, mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể, bao gồm ngực và bụng. Đôi khi bạn có thể cảm nhận được máu bơm qua động mạch chủ và cảm thấy các nhịp đập ở nhiều vị trí trong cơ thể. Điều này là bình thường tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

Về vấn đề, bụng đập có phải có thai không, các chuyên gia cho biết, một số phụ nữ có thể xuất hiện các nhịp đập lạ ở bụng khi mang thai. Khi mang thai, lưu lượng máu khắp cơ thể sẽ tăng lên đáng kể. Điều này khiến máu được bơm nhiều hơn trong mỗi nhịp tim và dẫn đến các nhịp đập lạ ở bụng. Một số phụ nữ có thể cảm nhận thấy dấu hiệu này một cách rõ ràng, tuy nhiên một số khác có thể không có triệu chứng sớm này.

Đôi khi phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng mang thai có thể cho rằng đây là nhịp tim của em bé, tuy nhiên điều này chỉ là nhịp đập của động mạch chủ ở bụng. Để xác định thai kỳ một cách chắc chắn, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chờ hai tuần sau khi quan hệ tình dục và tiến hành thử thai tại nhà. Nếu kết quả thử thai không rõ ràng, bạn có thể đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Các nguyên nhân khác có thể gây nhịp đập là ở bụng

Mặc dù, bụng đập có thể là dấu hiệu thai kỳ, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý nghiêm trọng hơn. Cụ thể, một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cơ thể dẫn đến nhịp đập lạ ở bụng bao gồm:

1. Ăn quá nhiều

Khi cơ thể hấp thụ thực phẩm, hệ thống tiêu hóa cần làm việc nhiều hơn để tiêu hóa, hấp thụ năng lượng và các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể sẽ bơm nhiều máu hơn để dạ dày, ruột non thông qua động mạch chủ. Điều này sẽ dẫn đến các nhịp đập lạ ở bụng hoặc các kích ứng gây đau dạ dày.

Có nhịp đập ở bụng khi mang thai
Quá trình tiêu hóa thức ăn có thể có thể dẫn đến tăng cường lưu lượng máu đến bụng và dẫn đến các nhịp đập

Do đó, nếu bạn chỉ cảm thấy được nhịp đập là sau khi ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn, điều này có thể là dấu hiệu hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Tình trạng này không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn.

2. Tư thế nằm

Đôi khi bạn cũng có thể nhận thấy các nhịp đập lạ ở bụng hoặc dạ dày khi nằm xuống và nâng cao đầu gối. Điều này là dấu hiệu máu bị tắc nghẽn hoặc chèn ép động mạch chủ ở bụng.

Bên cạnh đó, nếu bạn có nhiều mỡ bụng, bạn thậm chí là thể nhìn thấy bụng đang đập bằng mắt thường. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể biến mất ngay sau khi bạn đứng lên hoặc thay đổi tư thế.

3. Chứng phình động mạch chủ

Chứng phình động mạch chủ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các khu vực mở rộng ở phần dưới của động mạch chủ. Tình trạng này có thể phát triển trong nhiều năm và không dẫn đến các triệu chứng cũng như dấu hiệu nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trong trường hợp khu vực này mở rộng quá mức, động mạch chủ có thể bị vỡ, chảy máu và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Mẹo nhận biết có thai
Phình động mạch chủ ở bụng có thể dẫn đến các nhịp đập ở bụng

Các dấu hiệu có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau sâu bên trong thành bụng hoặc ở một bên của bụng
  • Có mạch đập lạ hoặc đau bụng ở gần rốn
  • Đau lưng

Các nguyên nhân dẫn đến phình động mạch chủ và dẫn đến các nhịp đập lạ ở bụng không rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ bao gồm:

  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá mãn tính
  • Bệnh mạch máu, chẳng hạn như bệnh xơ vữa động mạch
  • Huyết áp cao
  • Nhiễm trùng động mạch chủ
  • Chấn thương
  • Lịch sử gia đình

Phình động mạch chủ ở bụng thường phổ biến ở nam giới trên 65 tuổi nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến nữ giới mọi lứa tuổi.

Các dấu hiệu mang thai khác

Một số dấu hiệu mang thai có thể xuất hiện rất sớm, trước cả khi một người phụ nữ bị mất chu kỳ kinh nguyệt hoặc trễ kinh. Các triệu chứng có thể bắt đầu sau khi thụ thai được vài tuần. Cụ thể các triệu chứng có thể bao gồm:

Dấu hiệu có thai sau 1 tuần
Trễ kinh và thay đổi ngực là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất
  • Ngực mềm và sưng: Thay đổi ngực có thể là một trong các dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ. Sau hai tuần kể từ lúc thụ thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến ngực của bạn trở nên mềm, ngứa ran hoặc đau. Bên cạnh đó, ngực cũng có thể cảm thấy đau hoặc nặng hơn.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Hormone thai kỳ Progesterone có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể bao gồm gây giãn các cơ ruột, dẫn đến tiêu hóa chậm lại và gây đầy hơi, chướng bụng hoặc ợ nóng.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi và buồn ngủ là một trong những triệu chứng thai kỳ sớm nhất. Nồng độ Progesterone cao có thể khiến bạn thường xuyên buồn ngủ. Bên cạnh đó, giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và tăng sản xuất máu có thể dẫn đến các cơn buồn ngủ, mệt mỏi trong thai kỳ.
  • Chảy máu nhẹ hoặc chuột rút: Một số phụ nữ có thể bị chảy chảy máu khi hợp tử bám vào thành tử cung, tình trạng này thường xảy ra vào khoảng 10 – 14 ngày kể từ lúc quan hệ tình dục.
  • Buồn nôn và nôn: Một số phụ nữ có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén sớm nhất vào 2 tuần trước sau khi thụ thai. Buồn nôn thường là do nồng độ estrogen tăng nhanh, làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường có khứu giác cao, do đó thường nhạy cảm với mùi và dẫn đến các đợt nôn.
  • Đau đầu: Trong thời kỳ mang thai, lượng máu lưu thông tăng lên do thay đổi nội tiết tố. Điều này dẫn đến một số cơn đau đầu nhẹ và thường xuyên.
  • Táo bón: Trong thời kỳ đầu sau khi mang thai, sự gia tăng progesterone có thể làm chậm quá trình di chuyển thức ăn đi qua ruột, dẫn đến táo bón.
  • Thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi hormone có thể khiến phụ nữ dễ xúc động và khóc mà không rõ lý do.
  • Ngất xỉu và chóng mặt: Khi mạch máu giãn ra và huyết áp giảm, bạn có thể cảm thấy chóng mặt và choáng váng. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, một số phụ nữ có thể bị ngất xỉu do lượng đường trong máu thấp.
  • Có vị kim loại trong miệng: Nhiều phụ nữ có thể nhận thấy vị kim loại hoặc có vị chua trong miệng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Thay đổi nồng độ hormone thai kỳ, đặc biệt là estrogen là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Tăng thân nhiệt cơ bản: Nhiệt độ cơ bản là nhiệt độ cơ thể sau khi ngủ dậy và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác ngoài môi trường. Thông thường nhiệt độ cơ bản sẽ tăng sau khi rụng trứng và duy trì đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Do đó, đôi khi nhiệt độ cơ thể duy trì trên 2 tuần liên tục, có thể là dấu hiệu mang thai.
  • Mất chu kỳ kinh nguyệt: Triệu chứng rõ ràng nhất của thai kỳ là mất chu kỳ kinh nguyệt hoặc trễ kinh. Một số phụ nữ khác có thể nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt nhẹ hơn so với bình thường hoặc kinh nguyệt xuất hiện dưới dạng một đốm máu nhỏ.
  • Chảy máu nướu răng hoặc máu mũi: Sự gia tăng hormone thai kỳ có thể khiến nướu răng dễ bị viêm, tổn thương và chảy máu. Bên cạnh đó, các mạch máu trong mũi cũng có thể mở rộng và làm tăng nguy cơ chảy máu mũi.

Làm thế nào để xác định thai kỳ?

Bụng đập và các dấu hiệu thai kỳ khác có thể không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Bên cạnh đó, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xảy ra ở một số phụ nữ. Do đó, cách tốt nhất để xác định thai kỳ là tiến hành thử thai bằng que thử thai hoặc đến bệnh viện để kiểm tra chuyên môn.

Tuy nhiên nếu bạn bị trễ kinh và có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng mang thai sớm nào, bạn nên tiến hành thử thai tại nhà để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Nếu kết quả thử thai dương tính, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Việc xác nhận thai kỳ càng sớm càng tốt và có thể hỗ trợ xây dựng kế hoạch mang thai, sinh con phù hợp.

Trong các trường hợp khác, bụng có nhịp đập lạ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bao gồm phình động mạch chủ. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện được được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bụng đập (có nhịp đập lạ) có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ hoặc một số vấn đề không nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, người có các vấn đề về tim mạch hoặc cholesterol cao nên cân nhắc đến bệnh viện để được chẩn đoán và tránh các rủi ro không mong muốn.

3.5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *