Đau bụng ở rốn (quanh rốn) là bị gì? Có cần đi khám?
Nội dung bài viết
Đau bụng ở rốn (quanh rốn) là tình trạng sức khỏe xảy ra phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường các cơn đau bụng có thể phát sinh do rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm ruột thừa… Tuy nhiên khi bệnh nhân có cảm giác đau bụng quặn từng cơn liên tục ở rốn hoặc xung quanh rốn, hãy cảnh giác và thăm khám. Bởi tình trạng này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau bụng ở rốn (quanh rốn)
Tình trạng đau bụng quanh rốn phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bạn cần dựa vào vị trí bị đau và dấu hiệu đi kèm.
1. Đau nửa bụng trên rốn
Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đau nửa bụng trên rốn gồm:
- Bệnh lý về dạ dày: Viêm dạ dày – tá tràng, viêm loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…
- Bệnh lý về gan mật: Giun chui vào ống mật, viêm túi mật cấp tính và mạn tính, viêm gan, sỏi mật, ung thư gan, áp – xe gan…
- Bệnh lý về đại tràng: Đại tràng kích thích, đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp tính và mãn tính, ung thư đại tràng, lồng đại tràng…
- Một số bệnh lý khác: Viêm tụy cấp, tắc mạch lách, ung thư tụy.
2. Đau nửa bụng dưới rốn
Các bệnh lý dưới đây được xác định là nguyên nhân gây ra những cơn đau nửa bụng dưới rốn:
- Bệnh lý về hệ tiết niệu: Sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu.
- Bệnh lý về đường tiêu hóa: Viêm ruột thừa, ung thư trực tràng, đám quánh ruột thừa, ung thư đại tràng sigma…
- Bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ: Viêm phần phụ, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung, u nang buồng trứng.
3. Đau toàn bộ ổ bụng
Nếu đau ở rốn, quanh rốn và lan rộng sang một số vị trí hay khắp vùng bụng, người bệnh cần sớm tiến hành thăm khám do tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm sau:
- Lao màng bụng
- Viêm phúc mạc
- Di căn ung thư tới màng bụng
- Lồng ruột
- Viêm ruột cấp tính…
4. Một số nguyên nhân khác gây đau ở rốn
Những cơn đau bụng ở rốn, quanh rốn xuất hiện đồng thời với nhiều biểu hiện khác nhau. Chính vì thế, người bệnh cần dựa vào các biểu hiện để xác định nguyên nhân cụ thể. Theo các chuyên gia, ngoài các nguyên nhân cơ bản nêu trên, cơn đau có thể phát sinh do bệnh viêm gan, viêm phổi, sốt rét, viêm amidan…
Ngoài ra cơn đau cũng có thể phát sinh do lồng ruột, nhiễm giun đũa ở những trẻ có độ tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nếu cơn đau xuất hiện với mức độ nhẹ và đi kèm với một số biểu hiện khác thì có khả năng cao bạn đang mang thai.
Đau bụng ở rốn là bệnh gì?
Tình trạng đau bụng quanh rốn là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự suy nhược, rối loạn của các cơ quan chức năng tiêu hóa. Từ đó dẫn đến hiện tượng khó tiêu chức năng. Ngoài ra, cảm giác đau bụng quặn từng cơn liên tục ở rốn hoặc xung quanh rốn cũng có thể xảy ra từ những bệnh lý sau:
1. Tắc nghẽn ruột non
Tắc nghẽn ruột non có thể xuất hiện ở toàn bộ hoặc một phần ruột non. Từ đó làm cản trở quá trình lưu thông thức ăn đến hệ tiêu hòa. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bệnh nhân mắc hội chứng sa ruột, bệnh viêm ruột, chất truyền nhiễm, có vết sẹo từ ca phẫu thuật trước, xuất hiện khối u.
Để nhận biết cơn đau xảy ra do tắc nghẽn ruột non, người bệnh có thể dựa vào một số biểu hiện sau:
- Đau bụng xuất hiện quanh rốn hoặc ở rốn kèm theo cảm giác buồn nôn, phình bụng, ói mửa
- Sốt, táo bón nặng, tim đập nhanh, cơ thể mất nước. Trong trường hợp không kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị:
- Sử dụng thuốc kết hợp truyền tĩnh mạch để kiểm soát cảm giác buồn nôn, ói mửa.
- Làm giảm sức ép của ruột bằng phương pháp phẫu thuật hoặc một số liệu pháp.
2. Bệnh lý về dạ dày – tá tràng
Đau bụng ở rốn (đặc biệt là đau sau khi ăn) có thể là triệu chứng cảnh báo của những bệnh lý về dạ dày – tá tràng. Việc duy trì thói quen sinh hoạt kém và có chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ hình thành và tiến triển bệnh.
Bệnh lý về dạ dày – tá tràng thường đi kèm với những biểu hiện sau:
- Đau thượng vị, đau ở rốn, quanh rốn kèm theo chứng ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, bụng ậm ạch, đầy hơi.
- Tần suất xuất hiện tăng lên vào ban đêm, đau nặng nề hơn khi thời tiết thay đổi. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, phát sinh bệnh mất ngủ, sụt cân, người xanh xao, gầy yếu.
Nếu không được điều trị, các bệnh lý về dạ dày – tá tràng có thể phát triển và phát sinh biến chứng hẹp môn vị, sa dạ dày, biến dạng hành tá tràng, thủng dạ dày.
Phương pháp điều trị:
- Thăm khám và sử dụng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
3. Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là bệnh lý thể hiện cho một phần nội tạng của cơ thể có dấu hiệu lồi ra ngoài do những cơ bụng ở rốn và xung quanh rốn đóng không kín.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Theo kết quả thống kê, có 1% trẻ em bị thoát vị rốn mỗi năm, trong đó có 90% trẻ nhỏ từ vong khi khi lên 5 tuổi.
Thoát vị rốn đi cùng với những biểu hiện sau:
- Cơ thể tím tái, rốn bị sưng, sốt cao kèm theo nôn mửa
- Đau bụng ở rốn do quá trình lưu thông máu đến nơi có nội tạng lồi ra ngoài bị cản trở, từ đó khiến mô chết hoặc bị nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị:
- Áp dụng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
4. Viêm ruột thừa
Đau bụng quanh rốn là một trong những biểu hiện sớm của bệnh viêm ruột thừa. Bệnh có khả năng gây nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị.
Bệnh viêm ruột thừa thường phát sinh với những biểu hiện sau:
- Thời gian đầu, bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ ở vùng rốn. Từ vài giờ đến vài ngày, cơn đau trở nên nghiêm trọng, nặng nề và quằn quại hơn.
- Bệnh nhân có cảm giác đau thắt khi vận động mạnh hoặc khi ho, thân nhiệt cao, có thể bị sốt.
- Đau nhói vùng bụng dưới bên phải hoặc đau nhói xung quanh rốn kèm theo triệu chứng buồn nôn, phình bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), ói mửa.
Phương pháp điều trị:
- Nếu có nghi ngờ bị viêm ruột thừa, người bệnh cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để phòng ngừa phát sinh hiện tượng vỡ ruột thừa khiến bệnh nhân tử vong. Đối với trường hợp này, phẫu thuật là phương pháp được chỉ định.
5. Viêm tụy cấp
Việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm, thức uống có chứa chất cồn, các tác nhân truyền nhiễm, thuốc hoặc bệnh sỏi mật có thể làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh viêm tụy cấp và dẫn đến đau bụng ở rốn.
Dấu hiệu nhận biết viêm tụy cấp:
- Đau bụng cấp. Thời gian đầu, cơn đau ở rốn phát sinh theo kiểu giun chui vào ống mật kèm theo tình trạng chướng bụng, buồn nôn.
- Trong trường hợp bệnh viêm tụy cấp xảy ra do giun, sỏi, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều triệu chứng toàn thân. Ngoài ra tại vùng hông và quanh rốn còn xuất hiện những mảng bầm tím.
- Tim đập nhanh, sốt, vàng da.
Phương pháp điều trị:
- Đối với trường hợp nhẹ: Sử dụng thuốc giảm đau và dịch truyền tĩnh mạch.
- Đối với trường hợp nặng, bệnh xảy ra do sỏi mật: Loại bỏ sỏi bằng phương pháp phẫu thuật.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nữ giới. Bệnh phát sinh khi vi khuẩn E.coli tồn tại trong đường ruột phát triển, xâm nhập vào hậu môn và niệu đạo dẫn đến nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu được xác định thông qua một số biểu hiện sau:
- Đau bụng ở rốn, quanh rốn, đau nhiều khi đi tiểu.
- Tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu đục. Những bộ phận khác sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bệnh thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc hạ sốt, kết hợp với chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống khoa học.
7. Phình động mạch chủ
Phình động mạch chủ là căn bệnh thể hiện cho tình trạng gia tăng kích thước của động mạch chủ, động mạch chủ biến dạng thành hình túi, hình thoi khiến thành mạch mỏng và dễ vỡ. Căn bệnh này xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên hút thuốc lá, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường.
Phình động mạch chủ là một bệnh lý nguy hiểm. Bởi bệnh lý này có khả năng gây vỡ mạch tại vị trí phình. Từ đó khiến nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tăng cao.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh phình động mạch chủ:
- Đau lưng, đau bụng quanh rốn, cơn đau xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài, có thể lan xuống vùng mông, bẹn và hai chân.
- Bụng gồng cứng, xuất hiện cảm giác mạch đập mạnh ở vùng bụng.
- Lo âu không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn ói, có cảm giác xuất hiện khối u ở bụng, ngất xỉu.
- Khó thở, hạ huyết áp.
Phương pháp điều trị:
- Đối với trường hợp nhẹ: Kiểm soát huyết áp bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh duy trì những thói thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Đối với trường hợp nặng, động mạch chủ bụng bị rách: Phẫu thuật.
Đau bụng ở rốn, quanh rốn kèm theo biểu hiện tiêu chảy là bệnh gì?
Nếu cơn đau bụng ở rốn, quanh rốn xuất hiện cùng với biểu hiện tiêu chảy sau khi ăn, bạn có nguy cơ cao mắc phải những bệnh lý sau:
1. Viêm đường tiêu hóa
Viêm đường tiêu hóa phát sinh chủ yếu do bệnh nhân duy trì chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn uống thất thường, không đúng cữ, sử dụng quá nhiều thực phẩm ngọt. Ngoài ra sự tấn công của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh lý này phát sinh.
Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiêu hóa:
- Rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón), kiết lỵ, đi ngoài có phân sống, kèm theo dấu hiệu mất nước và mùi hôi tanh, cơ thể mệt mỏi.
- Đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau quặn tại vùng bụng ở rốn, đồng thời tạo ra cảm giác muốn đi vệ sinh.
- Da ẩm ướt, buồn nôn, nôn ói, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
Phương pháp điều trị:
- Bổ sung điện giải, uống nhiều nước, áp dụng chế ăn uống khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi.
2. Ngộ độc thực phẩm (trúng thực)
Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) xảy ra khi bệnh nhân ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc trong thành phần có chứa chất gây ngộ độc. Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn ôi thiu, biến chất cũng tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển.
Biểu hiện thường gặp của chứng ngộ độc thực phẩm:
- Thân nhiệt cao, có thể lên đến 40 độ C, phát sinh những triệu chứng tương tự như cúm.
- Tại vùng rốn xuất hiện cơn đau dữ dội. Nghiêm trọng hơn bệnh nhân có thể đối mặt với cơn đau co rút ở khu vực bụng, đồng thời phát sinh cảm giác buồn nôn và nôn ói.
- Có thể gây đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy trên 2 ngày. Tình trạng này phát sinh ra nhiều triệu chứng mất nước như khô miệng, khát nước, tiểu tiện ít.
- Đầu óc quay cuồng, chóng mặt.
Phương pháp điều trị:
- Đối với trường hợp nhẹ: Bệnh nhân cần được kích thích để nôn hết thức ăn ra ngoài, sử dụng cà chua, nước chanh để trung hòa nồng độ acid. Cuối cùng cho bệnh nhân lòng trắng trứng, uống sữa hoặc nước cháo để bảo vệ niêm mạc.
- Đối với trường hợp nặng: Đối với những trường hợp nặng, thân nhiệt cao trên 38,6 độ C, đau bụng dữ dội, thường xuyên nôn ói, tiêu chảy trên 3 ngày, ngứa ran cánh tay, người bệnh áp dụng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt được xác định là một nhóm rối loạn chức năng đại tràng. Tuy nhiên kết quả nội soi đại tràng không cho thấy những tổn thương. Hội chứng ruột kích thích có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể như thói quen ăn uống không phù hợp, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, tác dụng phụ của thuốc…
Hội chứng ruột kích thích được nhận biết bằng những dấu hiệu cơ bản sau:
- Đau bụng quanh rốn, ở rốn, đau quặn thành từng cơn, cơn đau tại vùng thượng vị thường phát sinh sau khi ăn no hoặc ăn nhiều thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón)
- Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi sau khi uống bia hoặc sau khi ăn.
Phương pháp điều trị:
- Hội chứng ruột kích thích được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bổ sung chất xơ, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt đại tràng, thuốc chống trầm cảm ba vòng…
Đau bụng ở rốn – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Phần lớn những trường hợp mắc chứng đau bụng ở rốn thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số trường hợp ít gặp, đau bụng ở rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế người bệnh nên nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện và khám bác sĩ khi:
- Tình trạng đau bụng quanh rốn thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện kéo dài trên 2 ngày.
- Đau nghiêm trọng, quặn thắt kèm theo cảm giác buồn nôn, khó thở, thở gấp, xuất huyết, chóng mặt và nhiều dấu hiệu nghiêm trọng khác.
- Đau kèm theo theo tình trạng tiêu chảy trên 3 ngày, nôn trên 1 ngày kèm theo biểu hiện mất nước như thay đổi giọng nói, khô môi, khát nước.
- Sốt cao, tim đập nhanh, ù tai, khó thở, sưng hoặc phình bụng
- Có cảm giác như có khối u ở bụng.
- Đi ngoài có máu
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Đau hoặc sưng ở phần bụng dưới.
- Vàng da
Cách xử lý khi bị đau bụng ở rốn
Trong trường hợp đau bụng quanh rốn thường xuyên tái phát, đau kéo dài, dữ dội hoặc xuất hiện đồng thời với những triệu chứng bất thường khác (buồn nôn, tiêu chảy, nôn ói, sụt cân…), người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện, thông báo tình trạng sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa. Khi được thông báo, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và có những phương pháp điều trị thích hợp.
Đối với những trường hợp có cơn đau nhẹ, mới phát sinh và không kèm theo dấu hiệu bất thường, người bệnh có thể xử lý cơn, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp giảm đau sau:
- Nghỉ ngơi: Ngay sau khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển hoặc vận động mạnh. Thông thường cơn đau sẽ thuyên giảm ngay sau khi nghỉ ngơi từ 30 phút.
- Uống nước ấm: Việc nghỉ ngơi kết hợp với uống nước ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng.
- Chườm nóng: Chườm nóng là một trong những biện pháp giảm đau bụng ở rốn hiệu quả. Để thực hiện, bạn có thể sử dụng túi ấm, khăn ấm hoặc cho một ít nước ấm vào chai thủy tinh. Sau đó chườm quanh vùng rốn 15 phút để cải thiện cơn đau.
- Nước mật ong ấm: Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, hoạt chất kháng viêm và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng bổ cơ thể, kháng viêm, sát khuẩn, nâng cao sức đề kháng và các hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra vị ngọt và các dưỡng chất trong mật ong còn có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm cảm giác buồn nôn, kiểm soát tình trạng nôn ói, tiêu chảy. Để thực hiện, bạn cần hòa tan 2 thìa mật ong nguyên chất cùng 200ml nước ấm. Sau đó uống trực tiếp để giảm đau.
- Bạc hà: Các hoạt chất được tìm thấy trong lá bạc hà có khả năng kháng viêm, sát khuẩn và cải thiện tốt cơn đau. Để thực hiện, bạn rửa sạch một ít lá bạc hà, cho vào tách nhỏ, thêm 300ml nước đun sôi và tiến hành hãm dược liệu trong 15 phút. Gạn lấy nước và uống ấm để làm dịu cơn đau.
Tình trạng đau bụng ở rốn (quanh rốn) thường không gây nguy hiểm và có thể giảm đau bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị y tế ngay lập tức. Chính vì thế, nếu cơn đau dữ dội, quặn thành từng cơn và kèm theo một hoặc nhiều biểu hiện bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế và nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!