Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Có tốt cho thai nhi?

Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Lá lốt là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng trong thực đơn ăn uống thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá lốt đối với thai kỳ và cách sử dụng sao cho đúng.

Lá lốt là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và an toàn đối với thai phụ
Lá lốt là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và an toàn đối với thai phụ

Công dụng của lá lốt đối với sức khỏe

Cây lá lốt còn được gọi với nhiều cái tên khác là cây lá xốp, cây tất bát,… Loại cây này thường sinh trường mạnh mẽ ở những nơi ẩm ướt và có bóng râm. Cây lá lốt được trồng khá phổ biến ở nước ta, chúng khá thân thuộc với người dân ở vùng quê. Nhiều gia đình thường trồng cây lá lốt trong khuôn viên nhà để thu lấy lá dùng làm thực phẩm. Các món ăn chế biến từ lá lốt vừa có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng, vừa nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, lá lốt còn được xem là cây thuốc Nam rất gần gũi, chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc với công dụng giải cảm, chữa phù nề, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa,… Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, thành phần hoạt chất có trong lá lốt rất đa dạng (như tinh dầu, flavonoid, alcaloid,…) chúng có khả năng chống viêm nhiễm rất tốt, cải thiện chức năng hệ tim mạch, bảo vệ gan, chống viêm loét, làm sạch răng miệng,…

Bà bầu có ăn lá lốt được không? Có tốt cho thai nhi?

Lá lốt là thực phẩm rất nhiều người yêu thích và chúng được sử dụng phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt. Nhưng nếu mẹ bầu ăn lá lốt thì có được không, có tốt cho thai nhi không? Bác sĩ chuyên khoa cho biết, lá lốt là thực phẩm mà mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng, chúng rất an toàn đối với sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích khác.

Ăn lá lốt trong thời gian thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi một số triệu chứng khó chịu như táo bón, đau nhức, ốm nghén
Ăn lá lốt trong thời gian thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi một số triệu chứng khó chịu như táo bón, đau nhức, ốm nghén,…

Cụ thể, nếu mẹ bầu bổ sung lá lốt vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, chống ốm nghén, giảm đau nhức xương khớp,… Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng kích thích tăng tiết sữa trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Như vậy, lá lốt là thực phẩm rất an toàn đối với thai kỳ, mẹ bầu có thể sử dụng trong bất kỳ giai đoạn nào mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Lưu ý khi ăn lá lốt dành cho mẹ bầu

Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên cần phải tiết chế với liều lượng vừa đủ. Việc tập trung sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu chỉ nên ăn lá lốt từ 1 – 2 bữa/tuần giúp thay đổi khẩu vị và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Một số món ăn từ lá lốt tốt cho mẹ bầu

Lá lốt là loại rau rất quen thuộc và được sử dụng khá nhiều trong các bữa ăn gia đình. Bạn có thể sử dụng lá lốt ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác để sử dụng như chả lá lốt, canh thịt bò lá lốt,… Dưới đây là hướng dẫn chế biến một số món ăn từ lá lốt bạn có thể tham khảo:

Chả lá lốt

Chả lá lốt giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng cho mẹ bầu
Chả lá lốt giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng cho mẹ bầu

– Nguyên liệu:

  • 300 gram thịt heo ba chỉ
  • 1 nắm lá lốt
  • Hành khô, hành lá
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo. Hành lá nhặt sạch, rửa với nước rồi cắt ngắn. Hành khô đem lột vỏ, rửa sạch sẽ rồi băm nhuyễn.
  • Thịt heo đem đi rửa sạch sẽ, thái mỏng rồi băm nhuyễn. Cho thịt heo ra bát ướp cùng với hành khô băm nhuyễn và một ít gia vị chừng 15 phút cho thấm.
  • Trải lá lốt lên đĩa sao cho mặt sau nằm ở trên, cho một lượng thịt vừa đủ vào, gập hai mép vào lại với nhau rồi cuốn cho chặt tay. Cuối cùng dùng tăm xiên qua để giữ cố định miếng chả. Thực hiện cho đến khi hết lá lốt và thịt.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào rồi đợi cho đến khi dầu sôi lên. Sau đó cho chả lá lốt vào chiên cho chín đều 2 mặt. Vớt chả ra để cho ráo dầu là có thể sử dụng.

Canh thịt bò lá lốt

Bổ máu với món canh thịt bò nấu lá lốt
Bổ máu với món canh thịt bò nấu lá lốt

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt tươi
  • 300 gram thịt bò
  • Hành khô
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem đi rửa sạch, để cho ráo nước rồi dùng dao thái rối.
  • Thịt bò rửa sạch, dùng dao thái thành lát mỏng rồi đem ướp với gia vị khoảng 15 phút.
  • Hành khô lột vỏ, thái thành lát mỏng rồi năm nhuyễn. Cho hành băm và dầu ăn vào nồi, sau đó bắc lên bếp phi thơm.
  • Tiếp đó cho thịt bò vào xào xơ, khi thịt vừa săn lại thì cho nước vào, đậy nắp lại đun cho đến khi sôi lên.
  • Khi nước sôi thì thả lá lốt vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đợi đến khi nước sôi trở lại thì tắt bếp.

Trứng gà chiên lá lốt

Trứng chiên lá lốt là món ăn giúp bồi bổ cơ thể
Trứng chiên lá lốt là món ăn giúp bồi bổ cơ thể

– Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt tươi
  • 2 quả trứng gà
  • Hành củ
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn, vớt ra để cho ráo nước rồi dùng dao thái nhỏ.
  • Đập trứng gà ra bát, cho lá lốt và một ít gia vị vào rồi dùng đũa đánh đều cho tan hết.
  • Hành củ lột vỏ rồi băm nhuyễn, cho hành và dầu ăn vào chảo phi thơm. Khi hành dậy mùi thì cho hỗn hợp trứng lá lốt vào.
  • Nghiên chảo để tráng đều trứng ra khắp mặt chảo, chiến trứng trên lửa vừa cho đến khi chín thì tắt bếp. Dọn món ăn ra đĩa và sử dụng chung với cơm nóng.

Khi đang trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và giữ gìn sức khỏe của bản thân. Trước khi muốn bổ sung bất kỳ loại thực phẩm nào vào thực đơn ăn uống bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước đó, đặc biệt là những trường hợp đã có tiền sử sảy thai hoặc dọa sinh non.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *