Bà bầu ăn bơ có tốt không? Lợi ích và lưu ý khi ăn

Bơ là loại trái cây mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhờ chứa nguồn dưỡng chất dồi dào như axit folic, chất xơ, kẽm, sắt, kali. Tuy nhiên liệu bà bầu ăn bơ có tốt không và ăn như thế nào cho đúng? Cùng khám phá những lợi ích mà bơ mang lại cho phụ nữ mang thai và những lưu ý khi ăn bơ mẹ bầu cần biết.

Bà bầu ăn bơ có tốt không?

Bơ là cây ăn trái được nhiều người ưa chuộng. Loại cây này có mặt ở nước ta lần đầu tiên vào năm 1940 với những cây giống đầu tiên được di thực từ Pháp. Do hợp với khí hậu ở nước ta nên bơ cho năng suất khá cao. Trong những năm trở lại đây, loại cây này đã trở thành cây nông sản chủ lực của một số vùng như Lâm Đồng, Đắk Lắk hay Đồng Nai. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều giống bơ mới được lai tạo ngon hơn và có giá trị kinh tế cao hơn.

bà bầu ăn bơ có tốt không
bà bầu ăn bơ có tốt không là thắc mắc chung của nhiều chị em

Hàng năm, vào mùa hè chính là thời điểm bơ chín rộ. Thịt bơ có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp nhiều năng lượng, chất béo, protein, Carbohydrate, chất xơ, vitamin B, E, C, K, folate, Acid folic, gluxit và nhiều loại khoáng chất như kali, sắt, mangan, photpho, kẽm, canxi…

Với những dưỡng chất tuyệt vời trên, bơ được xếp vào nhóm các loại trái cây tốt cho bà bầu. Thường xuyên sử dụng loại trái cây này không chỉ giúp chị em nâng cao thể chất mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Điều quan trọng là bà bầu cần phải biết ăn bơ sao cho đúng cách để tận dụng được tối ưu những tác dụng tuyệt vời mà loại trái cây này mang đến cho sức khỏe thai kỳ.

Công dụng của quả bơ với bà bầu

Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, bơ đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe bà bầu như:

1. Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu cần được bổ sung một lượng axit folic nhất định để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và các khiếm khuyết khác cho thai nhi. Quả bơ với hàm lượng axit folic dồi dào có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu chất này cho mẹ bầu.

Cứ ăn 100g thịt bơ, chị em đã được cung cấp khoảng 5mcg axit folic. Chất này giúp phát triển hoàn thiện ống thần kinh của trẻ, giảm nguy cơ bị sảy thai, sinh non.

2. Giảm táo bón, tốt cho tiêu hóa

Táo bón là một trong những vấn đề về tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thai kỳ. Nếu đang gặp rắc rối với chứng bệnh này hoặc thường xuyên có cảm giác khó tiêu, nên bổ sung 1/2 – 1 trái bơ vào trong chế độ ăn hàng ngày.

Bơ là loại trái cây mềm nên rất dễ tiêu hóa. Loại trái cây này cũng cung cấp nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn xuống đại tràng, kích thích tiêu hóa, tạo khối cho phân và giữ nước trong ruột, từ đó giúp ngăn ngừa táo bón hữu hiệu cho mẹ bầu.

Ngoài ra, bơ cũng là sự lựa chọn lý tưởng cho bà bầu bị đau dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, bơ thường được đem hấp chín rồi sấy khô, tán thành bột mịn. Sau đó trộn chung với nghệ vàng và mật ong làm hoàn uống để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Nếu mắc căn bệnh này trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng bài thuốc này để khắc phục bệnh tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như thai nhi.

3. Ngăn ngừa thiếu máu

Do phải cung cấp một lượng lớn máu để nuôi dưỡng bào thai, không ít bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ. Điều này có thể khiến em bé trong bụng chậm phát triển và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ.

lợi ích của bơ với bà bầu
Bơ cung cấp nhiều sắt và vitamin giúp ngăn ngừa thiếu máu cho bà bầu

Trường hợp bị thiếu máu do thiếu sắt, bà bầu nên ăn bơ thường xuyên để bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu trong thai kỳ. Ngoài ra, thành phần axit folic được tìm thấy trong quả bơ còn tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào máu mới cho cơ thể, giúp khắc phục tình trạng thiếu máu khi mang thai.

4. Bà bầu ăn bơ giúp chống chuột rút ở chân

Ở một số thời điểm nhất định trong thai kỳ, chị em có thể bị chuột rút ở chân. Nguyên nhân có thể là do thiếu hụt kali và canxi.

Bơ chính là nguồn bổ sung khoáng chất phong phú cho bà bầu, đặc biệt là kali và canxi. Phụ nữ mang thai nên bổ sung vào chế độ ăn để giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút ở chân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

5. Ổn định huyết áp, ngăn ngừa tiền sản giật

Bà bầu bị cao huyết áp có nguy cơ bị tiền sản giật rất cao. Đây là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của chị em.

Nếu chỉ số huyết áp có biểu hiện tăng vượt ngưỡng cho phép, ngoài việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bà bầu nên tăng cường ăn bơ để ổn định huyết áp, qua đó giảm nguy cơ bị tiền sản giật và nhiều vấn đề xấu về tim mạch.

6. Giảm nhẹ các triệu chứng ốm nghén

Số lượng phụ nữ mang thai bị ốm nghén chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, buồn ngủ, thèm đồ chua hoặc ngọt.

Khi ăn bơ, lượng vitamin C dồi dào cơ thể hấp thụ được từ loại trái cây này sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, bớt mệt mỏi, chống buồn nôn, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng của ốm nghén.

7. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 trong thai kỳ

Bơ chứa thành phần Axit oleic. Chất này có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong thai kỳ. Ngoài ra, cũng giúp chống rối loạn mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch cho bà bầu.

tác dụng của bơ với bà bầu
Bà bầu ăn bơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ

8. Làm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất từ nguồn thực phẩm khác

Khi được hấp thu, một số thành phần hoạt chất trong bơ sẽ hoạt động như một chất xúc tác. Chúng giúp cơ thể dễ dàng hấp thu được nguồn dưỡng chất từ các thức ăn khác trong khẩu phần ăn hàng ngày.

9. Cải thiện thị lực, ngăn ngừa các bệnh lý về mắt

Bơ chứa carotenoids lutein, zeaxanthin và các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng bảo vệ tế bào mắt, chống thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực cho bà bầu.

Ngoài ra, bơ còn cung cấp một lượng lớn vitamin A. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị lực cho thai nhi.

10. Giảm đau xương khớp khi mang thai, giúp xương chắc khỏe

Hoạt chất boron khi được cơ thể hấp thu sẽ giúp tăng cường hoạt động chuyển hóa canxi trong cơ thể. Bên cạnh đó, bơ còn chứa nhiều vitamin K phối hợp cùng với canxi sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào xương, giảm đau lưng, đau xương chậu, nhức mỏi các khớp xương, ngăn ngừa loãng xương và giúp khung xương của bà bầu chắc khỏe hơn.

Cách ăn bơ tốt cho sức khỏe bà bầu

Quả bơ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Mẹ có thể ăn bơ trực tiếp, xay sinh tố bơ, làm bơ dằm hay sử dụng bơ làm nguyên liệu chính trong một số món ăn để thay đổi khẩu vị.

– Ăn trực tiếp:

Bơ có vị béo gậy nên khiến nhiều người có có cảm giác ngấy, khó ăn nếu sử dụng thịt bơ trực tiếp. Tuy nhiên, đây lại là cách dùng bơ tốt nhất cho mẹ bầu. Nó đảm bảo cơ thể không được dung nạp quá nhiều chất béo và calo như khi chị em ăn bơ chung với đường hay sữa.

– Dùng sinh tố bơ

Với cách này, bơ sẽ được đem xay nhuyễn chung với một ít sữa đặc, sữa tươi hay đường và một ít đá bào. Ngoài ra, mẹ cũng có thể xay bơ chung với các loại trái cây khác để món sinh tố hấp dẫn hơn.

cách ăn bơ ngon cho bà bầu
Món sinh tố bơ béo ngậy được nhiều bà bầu ưa thích

Đây là cách ăn bơ được nhiều mẹ bầu ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá thường xuyên vì món này chứa nhiều năng lượng. Khi xay sinh tố nên hạn chế tối đa lượng đường sử dụng để tránh bị tăng nhiều cân.

– Bơ dằm chung với mật ong:

Thay vì xay sinh tố, mẹ bầu có thể làm món bơ dằm mật ong vừa đơn giản vừa giúp mẹ cảm nhận được trọn vẹn hương vị thơm ngon, béo ngậy của thịt bơ.

Trước tiên, mẹ hãy lột sạch vỏ 1 quả bơ, bỏ hột rồi cắt nhỏ phần thịt cho vào ly. Tiếp tục cho vào 2 thìa mật ong dằm nhuyễn. Bỏ vào tủ 10 phút để làm mát trước khi ăn hoặc thêm đá nhưng không nên bỏ quá nhiều.

– Chế biến bơ thành các món ăn:

Bơ cũng được sử dụng như một nguyên liệu nấu ăn tương tự như các thực phẩm khác. Mẹ bầu có thể sử dụng bơ để chế biến ra nhiều món ngon cho thực đơn trong thai kỳ như:

  • Salad gà trộn bơ và rau củ
  • Bò xào trái bơ
  • Tôm áp chảo sốt bơ
  • Salad bơ cá hồi…

Trường hợp nào bà bầu không nên ăn bơ

Bơ là loại trái cây lành tính nhưng không phải bà bầu nào cũng ăn được. Chị em nên hạn chế ăn bơ hoặc kiêng hoàn toàn nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây:

– Bị dị ứng với quả bơ:

Nếu từng có tiền sử bị dị ứng với bơ hay bất kỳ thành phần nào có trong loại trái cây này, chị em không nên sử dụng, ngay cả đối với những sản phẩm được chế biến từ bơ. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Trường hợp bị dị ứng sau khi ăn bơ, bà bầu có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Ngứa da
  • Nổi mẩn đỏ
  • Nhức đầu
  • Tức ngực, khó thở
  • Sưng môi, lưỡi

– Bà bầu đang bị bệnh hoặc có vấn đề về đường ruột:

Bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên những bà bầu đang có bệnh trong người hoặc gặp trục trặc về đường ruột nếu ăn bơ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Điều này có thể khiến mẹ bị đầy bụng, tiêu chảy.

– Phụ nữ mang thai bị béo phì hoặc có biểu hiện tăng cân nhanh:

Bơ giàu chất béo nên không thích hợp cho mẹ bầu bị béo phì hoặc đang bị tăng cân nhanh. Chị em nên thay thế bằng các loại trái cây chứa ít chất béo hoặc calo, chẳng hạn như táo, lựu, lê, nam việt quất… để có thể kiểm soát tốt cân nặng trong thai kỳ.

lưu ý khi bà bầu ăn bơ
Bà bầu bị tăng nhiều cân nên hạn chế ăn bơ
  • Người đang bị béo phì hoặc đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân

Bơ chứa nhiều chất béo nên không tốt cho người bị béo phì. Ăn nhiều sẽ gây tăng cân mất kiểm soát. Nếu đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân, bạn cũng nên hạn chế thêm bơ vào trong thực đơn.

Một số lưu ý bà bầu cần biết khi ăn bơ

Để đạt được những lợi ích tốt nhất mà quả bơ mang lại cho sức khỏe, khi ăn bơ bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

Chọn mua những quả bơ chín tự nhiên, không ủ thuốc:

Để bơ chín đều và thuận tiện cho việc vận chuyển, nhà buôn thường thu mua bơ xanh về ngâm hóa chất cho chín. Việc ăn những quả bơ này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường cho sức khỏe. Chị em có thể thông qua một số đặc điểm sau để lựa chọn được những quả bơ ngon, chín tự nhiên:

  • Bơ chín tự nhiên thường bắt đầu mềm ở phần cuống trước. Ngược lại, bơ được nhúng thuốc sẽ chín đều
  • Chọn những quả bơ già có vỏ ngoài căng bóng
  • Bơ rất dễ bị thối bên trong phần sát hột nếu để quả chín. Vì vậy, mẹ bầu nên lựa chọn những quả bơ vừa chín tới, dùng tay bóp nhẹ thấy hơi mềm là được.
  • Quả bơ thịt dày, hột nhỏ thì khi cầm thấy chắc tay, lắc không nghe tiếng hột lăn bên trong.
  • Những trái bơ khi chín có vỏ ngoài vẫn còn màu xanh hoặc xen lẫn vài điểm vàng thường béo ngậy, dẻo và ngon hơn so với các loại bơ có hình dáng thon dài, vỏ ngoài màu tím.
  • Tránh lựa chọn những quả mà khi chín cuống vẫn còn xanh nguyên. Loại bơ này thường được ngâm hóa chất nên chín nhanh trước khi cuống héo và rụng đi.
  • Bên cạnh đó, bơ ngâm hóa chất thường có một số đặc điểm khác như: Vị nhạt, không béo, đôi khi còn có vị đắng.

Ăn bơ đúng cách:

  • Những quả bơ vừa chín tới sẽ đảm bảo cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bà bầu không nên ăn bơ còn xanh, sượng cứng hoặc có biểu hiện bị thối đen, hư hỏng.
  • Khi ăn, mẹ nên nạo cả phần thịt có màu xanh đậm nằm sát vỏ vì phần này tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng. Để thu được phần này, chị em chỉ cần lấy thìa nạo hoặc bổ bơ theo dạng múi cau để lột bỏ đi lớp vỏ dễ dàng hơn.

– Ăn bơ ngay sau khi bổ:

Bơ đã lột vỏ mà để lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng của bơ. Vì vậy bà bầu nên ăn bơ ngay sau khi lột vỏ. Chỉ nên mua số lượng đủ dùng. Trường hợp bơ đã chín mà chưa ăn đến thì hãy để cả quả vào trong tủ lạnh và cố gắng ăn càng sớm càng tốt.

– Không ăn bơ quá nhiều:

Bơ có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe bà bầu nhưng chị em chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Mỗi ngày ăn 1 quả là đủ.

Việc ăn bơ quá nhiều sẽ gây dư thừa chất dinh dưỡng và dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Đầy bụng
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Tổn thương tế bào gan
  • Dị ứng
  • Làm giảm hiệu quả của một số thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu

– Bà bầu nên ăn bơ vào lúc nào là tốt nhất?

Thời điểm ăn bơ thích hợp cho bà bầu là sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng. Tốt nhất là vào buổi sáng sẽ giúp mẹ bầu có nhiều năng lượng cho các hoạt động trong ngày và bớt mệt mỏi.

Ăn bơ ngay trước hoặc sau khi dùng bữa chính là điều tối kỵ bởi nó có thể gây dư thừa chất dinh dưỡng, khiến dạ dày bị quá tải và ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất từ các thực phẩm khác nạp vào.

Những thông tin trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc “bà bầu ăn bơ có được không?”. Bơ rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng chị em cần sử dụng đúng cách và ăn với số lượng vừa phải để hấp thu được nguồn dinh dưỡng quý giá từ loại trái cây này.

Có thể bạn chưa biết

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *