Bà bầu ăn táo được không? (Ta, Tây, Tàu, Mỹ…)
Nội dung bài viết
Táo được xem là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, bà bầu ăn táo được không, ăn loại táo nào, ăn bao nhiêu là đủ? Bà bầu và bạn đọc quan tâm có thể tham khảo một số thông tin cơ thể trong bài viết để có kế hoạch ăn uống và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Bà bầu ăn táo được không?
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, nếu bạn đang mang thai, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cần băng bao gồm nhiều trái cây, rau xanh, chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Táo được xem là một trong những loại loại trái cây bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc, bầu ăn táo được không, đặc biệt là bà bầu 3 tháng đầu. Các chuyên gia cho biết, táo phù hợp cho hầu hết mọi người trong việc giữ gìn sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thường xuyên ăn táo có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Táo chứa hàm lượng sắt rất dồi dào, hoạt chất rất quan trọng để duy trì nồng độ hemoglobin trong suốt thai kỳ.
Bên cạnh đó, táo cũng chứa đầy chất xơ và chất chống oxy hóa, do đó mặc dù chứa hàm lượng sắt cao nhưng táo không gây táo bón thai kỳ. Táo cũng giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B2, B3, B6, vitamin C, canxi, magie, kali, kẽm và kali, là những hoạt chất có giá trị dinh dưỡng cao trong thai kỳ.
Do đó các chuyên gia cho biết, táo hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên hãy rửa sạch trái cây trước khi ăn để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trên táo. Ngoài ra, không nên ăn hạt táo vì hạt táo có chứa chất độc xyanua, có thể gây hại cho cơ thể. Hạt táo sau khi được tiêu thụ có thể giải phóng chất độc xyanua từ từ vào dạ dày khi được tiêu hóa. Do đó, rất có thể sau một thời gian ăn hạt táo, các triệu chứng ngộ độc xyanua mới bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, để tránh các rủi ro không mong muốn, phụ nữ mang thai không nên ăn hạt táo.
Giá trị dinh dưỡng của táo
Táo chủ yếu chứa nước và carbohydrate nhưng cũng chứa một lượng đường đường, chẳng hạn như glucose, fructose. Táp cũng chứa nhiều chất xơ không hòa tan và chiếm khoảng 1 – 3% RDA hàng ngày. Bên cạnh đó, táo cũng chứa các loại vitamin phức hợp như thiamin, riboflavin, niacin, pyridoxine, axit pantothenic và folate.
Táo chứa Vitamin C (8% RDA) và Vitamin A , E và K với một lượng nhỏ. Táo cũng có một lượng vi lượng các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, magiê, kali và phốt pho. Táo cũng là một nguồn dinh dưỡng thực vật tuyệt vời như beta-carotene, cryptoxanthin, flavonoid và anthocyanin.
Kali là khoáng chất chính có trong táo, được biết là có tác dụng cải thiện sức khỏe của tim. Táo cũng rất giàu chất xơ gọi là pectin, giúp giảm lượng đường, cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ.
Do đó, bạn không cần lo lắng bà bầu ăn táo được không. Bởi vì táo rất tốt cho sức khỏe và phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Lợi ích của táo đối phụ nữ mang thai
Ăn táo khi mang thai được cho là có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển. Vitamin C và chất chống oxy hóa trong táo có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Các vitamin B – complex trong táo cũng có thể giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Ăn táo khi mang thai cũng có thể mang lại lợi ích cho thai nhi, hỗ trợ ngăn ngừa dị ứng, hen suyễn ở trẻ em và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Cụ thể, một số lợi ích của táo đối với phụ nữ mang thai bao gồm:
1. Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Táo rất giàu chất sắt và hỗ trợ tăng nồng độ hemoglobin trong máu và ngăn ngừa chứng thiếu máu trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ thiếu máu cao do thiếu sắt. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, bao gồm táo, trong chế độ ăn uống để cải thiện vấn đề này.
Bên cạnh đó, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ có thể hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.
2. Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón. Tuy nhiên bổ sung táo có thể mang lại hiệu quả cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai.
Táo chứa nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột và giúp phụ nữ mang thai đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên ăn quá nhiều táo có thể gây phản ứng ngược và gây tác dụng phụ đến hệ thống tiêu hóa. Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày và không sử dụng nhiều hơn số lượng này.
3. Táo cải thiện hệ thống miễn dịch
Táo là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, có thể hỗ trợ xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn táo mỗi ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
4. Cung cấp năng lượng
Táo chứa các loại đường đơn như glucose, sucrose và fructose có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đói đột ngột hoặc cải thiện tình trạng hạ đường huyết. Do đó, bà bầu có thể mang theo một quả táo bên người để ăn khi thấy đói hoặc mệt mỏi.
5. Tăng cường sức khỏe tim
Ăn táo hàng ngày có thể hỗ trợ giảm mức độ cholesterol xấu, mảng bám và các chứng viêm trong thành động mạch. Táo có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ và hỗ trợ phòng ngừa tổn thương thực quản.
6. Ngăn ngừa các rối loạn đường hô hấp
Bà bầu ăn táo đỏ có thể ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở thai nhi.
Cụ thể táo chứa các chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức năng phổi ở phụ nữ sắp sinh. Phổi khỏe mạnh là một trong những yếu tố chính hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp và nhiễm trùng hô hấp.
7. Hỗ trợ phát triển xương của thai nhi
Táo chứa canxi, cần thiết cho sự phát triển xương chắc khỏe của thai nhi. Canxi có thể hỗ trợ sự hình thành và phát triển xương mới ở thai nhi.
Bên cạnh đó, táo cũng có thể ngăn chặn sự mất canxi ở phụ nữ mang thai và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, táo cũng giàu các chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, hỗ trợ thúc đẩy mật độ và sức mạnh của xương. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thậm chí là gãy xương ở phụ nữ mang thai.
8. Tăng cường trí nhớ
Vỏ táo có chứa quercetin, một hoạt chất chống oxy hóa, có thể giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường chức năng nhận thức. Táo cũng ngăn ngừa tổn thương tế bào não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
Uống nước ép táo mỗi ngày có thể cải thiện trí nhớ trong não bằng cách kích thích các chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetylcholine. Hoạt chất này hỗ trợ bảo vệ não khỏi các chấn thương do quá trình oxy hóa xảy ra trong chế độ ăn uống thiếu chất hoặc do di truyền.
9. Ngăn ngừa ung thư
Ăn táo thường xuyên được cho là có thể giảm nguy cơ ung thư phổi, trực tràng, đường tiêu hóa và ung thư vú. Các hợp chất phytochemical trong táo được cho là có đặc tính chống ung thư.
Bà bầu nên ăn loại táo nào?
Táo là một loại trái cây phổ biến và có nhiều loại khác nhau, bao gồm táo ngọt, táo giòn, táo chua hoặc táo mọng nước. Mặc dù táo được sử dụng để ăn trực tiếp nhưng có một số loại táo thích hợp để nấu ăn.
Mặc dù có hàng nghìn loại táo khác nhau trên thế giới, tuy nhiên các chuyên gia cho biết hầu hết các loại táo để phù hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Về cơ bản các loại táo đều có thành phần và hoạt chất tương tự nhau. Do đó, bà bầu có thể ăn các loại táo để tăng cường các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, một số loại táo phổ biến phù hợp cho phụ nữ mang thai bao gồm:
1. Bầu ăn táo xanh được không?
Theo các chuyên gia, lợi ích sức khỏe của táo xanh tương tự như táo đỏ. Do đó, bà bầu có thể ăn táo xanh khi mang thai vì các loại táo này rất tốt cho sức khỏe.
Táo xanh chứa ít đường và nhiều chất xơ hơn táo đỏ. Táo xanh cũng có lớp da dày hơn và vị chua giòn, do đó có thể tăng cường hương vị tốt hơn táo đỏ. Bên cạnh đó, táo xanh đặc biệt tốt cho phụ nữ dễ bị lo lắng trong thai kỳ cũng như phụ nữ cần hạn chế về lượng carbohydrate và đường trong thai kỳ.
Táo đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn như anthocyanin, những táo xanh cũng rất giàu các khoáng chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Táo xanh cũng có thể kiểm soát mức huyết áp. Do đó, bà bầu có thể ăn táo xanh trong thai kỳ, vì táo xanh rất tốt cho sức khỏe.
2. Bầu ăn táo đỏ được không?
Táo đỏ chứa nhiều chất xơ và là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C và kali. Bổ sung táo đỏ khi mang thai có thể ngăn ngừa nguy cơ dị ứng và hen suyễn ở thai nhi.
Ngoài ra, táo đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, có thể hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, hỗ trợ chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu có thể ăn 1 – 2 quả táo đỏ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
3. Bà bầu ăn táo tàu có tốt không?
Táo tàu hay hồng táo là một loại quả giàu chất dinh dưỡng, từ vitamin đến các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia, tiêu thụ táo tàu trong thai kỳ có thể cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu và tăng cường sức khỏe của bé.
Cụ thể, táo tàu có thể mang lại một số lợi ích như:
- Tăng cường sự phát triển tóc của thai kỳ, thúc đẩy kết cấu tóc và giúp tóc mượt hơn
- Ngăn ngừa các bệnh lý gây khô da như bệnh chàm hoặc viêm da cơ địa
- Hỗ trợ chống lại vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng khác khi sử dụng thường xuyên
- Ngăn ngừa tổn thương các tế bào não và hỗ trợ phát triển các chức năng nhận thức
Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn 20 – 25 quả táo tàu mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
4. Bà bầu ăn táo mèo được không?
Táo mèo theo y học cổ truyền là loại táo có vị ngọt chua, chát, tính ấm, thường được sử dụng để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, tăng cường vị giác và giúp ăn ngon miệng hơn.
Theo Y học cổ truyền, bà bầu không nên sử dụng táo mèo để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, táo mèo có thể dẫn đến một số tác hại như:
- Co thắt tử cung: Táo mèo chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phù hợp cho phụ nữ có thai. Cụ thể táo mèo có tác dụng kích thích hệ thống tiêu hóa, gây đau bụng, co thắt tử cung và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Gây sẩy thai: Táo mèo có vị chua ngọt dễ chịu, thường được sử dụng để cải thiện các cơn ốm nghén, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, táo mèo là một trong các loại trái cây có thể tăng nguy cơ sảy thai và sảy thai sớm, do đó bà bầu không nên ăn.
Bà bầu ăn táo mèo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn táo mèo.
Tác dụng phụ của việc tiêu thụ nhiều táo trong thai kỳ
Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu cần chú ý đến số lượng táo tiêu thụ mỗi ngày. Bởi vì ăn quá nhiều táo trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến:
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất: Ăn quá nhiều táo có thể làm tăng lượng carbohydrate, do đó làm tăng lượng đường, làm chậm quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa cơ thể đốt cháy chất béo. Điều này có thể tăng nguy cơ thừa cân, béo phì trong thai kỳ.
- Vấn đề cân nặng: Ăn quá nhiều táo sẽ dẫn đến tình trạng tăng calo và gây ra nhiều vấn đề về cân nặng trong hoặc sau thai kỳ.
Liều lượng táo khuyến cáo cho phụ nữ mang thai là 2 – 4 khẩu phần mỗi ngày, tương tự với một quả táo cỡ vừa.
Cách bổ sung táo cho bà bầu
Táo thường được sử dụng để ăn trực tiếp, tuy nhiên để tăng cường hương vị, bà bầu có thể tham khảo một số công thức nấu ăn với táo như sau:
- Làm nước ép táo dùng uống hai lần mỗi ngày để cải thiện cơn khát và bổ sung chất dinh dưỡng. Bà bầu cũng có thể cho thêm các loại rau củ khác như cà rốt hoặc củ dền để tăng cường hương vị.
- Trộn đường nâu và mật ong với táo, sau đó nướng đến khi chín mềm và sử dụng như món ăn vặt.
- Táo khô hoặc táo chiên giòn cũng có thể cải thiện khẩu vị ở bà bầu.
- Chế biến sốt táo để ăn kèm bánh mì, sữa chua hoặc pho mát.
- Trà táo cũng là một sự lựa chọn thay thế các loại trà thông thường. Trà táo thường có vị nhẹ nhàng và phù hợp để dùng cho phụ nữ mang thai.
Táo là một loại trái cây bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai, có lợi cho cả mẹ và bé. Do đó, bạn không cần lo lắng bà bầu ăn táo được không và hãy bổ sung táo hàng ngày để tăng cường chất lượng thai kỳ. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!