Bà bầu ăn mì tôm được không? Ăn nhiều có hại?
Nội dung bài viết
Mì tôm là một món ăn nhanh phổ biến và tiện dụng, tuy nhiên mì tôm không được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu ăn mì tôm được không, ăn bao nhiêu là được và có dẫn đến các rủi ro nào không? Bà bầu có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bà bầu ăn mì tôm được không?
Mì tôm hay mì ăn liền là một một món ăn nhanh, giá cả phải chăng, ngon và có thể xoa dịu cơn đói ngay lập tức mà không cần chế biến hoặc tốn thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, mì không được xem là món ăn dinh dưỡng và nhiều người thắc mắc bà bầu ăn mì tôm được không?
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi đang phát triển. Do đó, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vì vậy trong hầu hết các trường hợp, bà bầu không được khuyến cáo sử dụng mì tôm.
Mì tôm chứa nhiều tinh bột, muối, bột ngọt (mono natri glutamat) và các chất bảo quản, không được xem là có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa thừa muối trong thai kỳ có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ tiền sản giật. Tăng huyết áp trong thai kỳ được xem là một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Mì tôm không nên là bữa ăn chính cho tất cả mọi người, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Bởi vì mì thường thiếu protein, khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu có thể ăn mì 1 tuần một lần hoặc 2 tuần một lần nếu yêu thích mì. Tuy nhiên, ngoài trừ mì tôm, bà bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
Mì tôm có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
Mì tôm là thực phẩm có chứa Tertiary butylhydroquinone (TBHQ), là một chất hóa học được sử dụng để làm chất bảo quản trong mì ăn liền. Ngoài mì tôm, một số loại thực phẩm ăn vặt khác, như bánh quy, bánh snack và thực phẩm đông lạnh, cũng có chứa Tertiary butylhydroquinone (TBHQ).
Tertiary butylhydroquinone (TBHQ) là một dẫn xuất dầu mỏ, thậm chí được sử dụng trong các ngành công nghiệp sơn, mỹ phẩm và thậm chí là thuốc trừ sâu.
Nếu tiêu thụ một lượng lớn mì ăn liền và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác trong thai kỳ, có thể dẫn đến các dấu hiệu như:
- Buồn nôn
- Khó thở
- Ù tai
- Đau bụng
- Mê sảng
Các chất độc trong mì tôm được đào thải trong một thời gian ngắn, tuy nhiên nếu bà bầu tiêu thụ một cách thường xuyên, các chất độc có thể tích tụ bên trong cơ thể. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và gây rối loạn huyết áp ở bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu thường xuyên sử dụng mì tôm có thể dẫn đến béo phì, dẫn đến các vấn đề về tim, bệnh tiểu đường và thậm chí là làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Tertiary butylhydroquinone (TBHQ) đặc biệt có hại cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển. Nếu tiêu thụ quá nhiều Tertiary butylhydroquinone trong thai kỳ, trẻ sơ sinh có thể gặp nhiều biến chứng sức khỏe trong tương lai.
Các thành phần trong mì tôm có thể gây hại cho bà bầu
Mì tôm chứa nhiều thành phần có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi đang phát triển. Cụ thể, các thành phần có thể gây hại trong mì tôm bao gồm:
1. Maida hoặc bột mì tinh chế
Mì là một loại thực phẩm tinh chế, do đó mì tôm thường không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Trong quá trình tinh chế, các chất dinh dưỡng có trong mì thường bị loại bỏ hoàn toàn để tăng thời gian bảo quản. Trong hầu hết các trường hợp, Maida và bột mì tinh chế thường khó tiêu hóa, tồn tại lâu trong hệ thống tiêu hóa và khiến bà bầu cảm thấy no lâu hơn. Điều này cũng tăng nguy cơ chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
Bên cạnh đó, bột mì tinh chế hoàn toàn không chứa chất xơ. Do đó, thường xuyên sử dụng mì tôm trong thai kỳ có thể dẫn đến chứng táo bón và tăng nguy cơ bệnh trĩ trong thai kỳ.
2. Muối
Theo thống kê, cứ 100 gram mì tôm sẽ chứa 2.500 mg natri. Muối natri là một thành phần không thể thiếu của mì ăn liền để tăng thời gian bảo quản và khiến mì trở nên đậm đà khi sử dụng. Sử dụng quá nhiều muối trong thai kỳ là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây tăng huyết áp khi mang thai và tăng nguy cơ tiền sản giật.
Bên cạnh đó, việc hấp thụ quá nhiều muối trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về huyết áp trong tương lai.
3. Chất bảo quản
Hầu hết các nhà sản xuất mì tôm đều tìm cách tăng thời gian sử dụng của mì. Do đó, gần như tất cả các loại mì đều chứa nhiều chất bảo quản để tăng thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, mì tôm cũng thường được thêm các chất tạo màu, hương vị nhân tạo và các chất phụ gia khác để tăng hương vị, tính hấp dẫn và giúp mì ngon miệng hơn. Tất cả các hoạt chất bổ sung để không chứa chất dinh dưỡng, có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, các hóa chất thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
4. Bột ngọt
Bột ngọt (Monosodium Glutamate) là một thành phần phổ biến trong nhiều món ăn, đặc biệt là các món ăn chế biến sẵn và có thời gian bảo quản lâu. Bột ngọt Monosodium Glutamate có thể làm tăng hương vị của món ăn, do đó thường được sử dụng với một số lượng lớn trong các loại mì.
Mặc dù phụ nữ mang thai có thể sử dụng một lượng bột ngọt nhỏ, tuy nhiên việc sử dụng một lượng lớn bột ngọt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo bà bầu không nên sử dụng mì tôm hoặc các loại thực phẩm có chứa bột ngọt.
5. Các chất béo chuyển hóa
Mì tôm và các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa một lượng lớn các chất béo chuyển hóa. Điều này làm tăng nồng độ cholesterol trong thai kỳ nếu sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn, như mì tôm. Do đó, bà bầu nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm mì tôm.
Bên cạnh đó, khi sử dụng mì tôm, bà bầu nên đọc các thông tin trên bao bì để kiểm soát lượng chất béo chuyển hóa tiêu thụ.
Rủi ro khi sử dụng mì tôm ở bà bầu
Bà bầu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, các rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa: Bà bầu sử dụng mì ăn liền thường xuyên có thể dẫn đến cảm giác đau bụng tiêu chảy, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, chướng bụng, đầu hơi và cảm giác căng tức bụng.
- Cao huyết áp: Mì ăn liền chứa nhiều natri, có thể kích thích tăng huyết áp, gây tổn thương thận, giữ nước ở tay, chân và gây phù nề. Bên cạnh đó, mì ăn liền đặc biệt nguy hiểm đối với bà bầu bị cao huyết áp và có nguy cơ tiền sản giật cao.
- Hạn chế quá trình trao đổi chất: Bà bầu ăn mì ăn liền có thể ngăn ngừa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này có thể gây tích tụ các chất độc trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
- Mì ăn liền chứa sáp: Chất sáp trong mì ăn liền có tác dụng ngăn ngừa tình trạng các sợi mì dính vào nhau. Các chất sáp này có thể dẫn đến một số vấn đề về dạ dày và tăng nguy cơ táo bón ở bà bầu.
- Tổn thương gan: Chất sáp và chất giữ ẩm trong mì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Bên cạnh đó, các chất này cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Gây đầy hơi và khó tiêu: Mì tôm thường dễ chế biến và sử dụng. Tuy nhiên các sợi mì thường có xu hướng dính chặt vào thành ruột, gây khó tiêu, tích tụ khí bên trong dạ dày và dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.
- Tăng nguy cơ ung thư: Một số chất bảo quản trong mì được cho là có thể gây ung thư.
Mẹo để ăn mì tôm lành mạnh hơn
Mì tôm không phải là món ăn lành mạnh và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu bắt buộc cần phải ăn mì tôm hoặc nếu bạn có sở thích ăn mì tôm, bạn có thể tham khảo một số mẹo sử dụng lành mạnh như:
- Chọn các loại mì không chiên hoặc các thương hiệu mì được chế biến từ rau củ và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
- Cho ít muối (khoảng 1/2 gói gia vị kèm theo), hạn chế sử dụng gói dầu. Nếu có thể bà bầu nên tránh sử dụng các gói gia vị kèm theo của mì ăn liền.
- Thêm các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như trứng luộc, các loại rau xanh, cà rốt, ớt chuông, bắp cải,….
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo bà bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng mì tôm và các loại thực phẩm chế biến sẵn để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn thích ăn mì tôm, bạn có thể thêm nhiều loại rau củ tốt cho sức khỏe và không sử dụng mì quá thường xuyên.
Mì ăn liền không bao giờ là thực phẩm bổ dưỡng và được khuyến cáo sử dụng đối với tất cả mọi người. Do đó, bà bầu cần cố gắng tránh ăn mì tôm. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có sở thích ăn mì hoặc thèm mì trong thai kỳ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!