Bà bầu ăn sung được không? Ăn như thế nào tốt?

Quả sung là loại quả giàu dinh dưỡng, có hàm lượng chất xơ và khoáng chất cao hơn nhiều loại trái cây, rau hoặc các loại hạt khác. Vậy bà bầu ăn sung được không và ăn như thế nào để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

bà bầu ăn sung
Tìm hiểu thông tin về tác dụng của sung đối với bà bầu và có chế độ bổ sung phù hợp

Bà bầu ăn sung có tốt không?

Theo các chuyên gia, cả quả sung tươi và sung khô đều tốt và an toàn để tiêu thụ trong thời kỳ mang thai. Quả sung là một trong những loại trái cây lành mạnh, chứa nhiều khoáng chất, đường, chất béo, sắt, canxi và năng chất dinh dưỡng cần thiết khác cho phụ nữ mang thai.

Sung là một loại trái cây tốt cho sức khỏe vì sung rất giàu chất dinh dưỡng và được khuyến khích để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, thường xuyên sử dụng sung có thể cải thiện các triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Bên cạnh đó, sử dụng sung trong qua tháng đầu cũng có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong thai kỳ. Ngoài ra, sung chứa nhiều vitamin B1, B2, vitamin A và các khoáng chất khác như magie, sắt, canxi, kali, natri. Do đó, bà bầu ăn sung rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Hàm lượng dinh dưỡng của quả sung

Quả sung tươi và sung khô chứa nhiều chất dinh dưỡng, tương đối ít calo và có thể bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh.

bà bầu ăn sung muối
Quả sung tươi và sung khô chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít calo phù hợp cho phụ nữ mang thai

Cụ thể, một quả sung tươi nhỏ (khoảng 40 gram) có chứa:

  • Lượng Calo 30
  • Carbs 8 gram
  • Chất xơ 1 gram, chiếm khoảng 10% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
  • Đường tự nhiên 16.3 gram
  • Protein 0.7 gram
  • Canxi 35 mg
  • Đồng 3% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
  • Magie 2% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
  • Kali 2% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
  • Riboflavin 2% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
  • Thiamine 2% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
  • Vitamin B6 3% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
  • Vitamin K chiếm 2% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày

Quả sung tươi chứa một lượng calo tương đối nhờ vào lượng đường tự nhiên. Tuy nhiên, một số loại sung, bao gồm sung khô có thể được sử dụng như một món ăn nhẹ và bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

Sung chứa một lượng vừa đủ các chất dinh dưỡng, nhưng sung đặc biệt nhiều đồng và vitamin B6. đồng là một khoáng chất quan trọng có liên quan đến nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm quá trình chuyển hóa, sản xuất năng lượng, hình thành các tế bào máu, các mô liên kết và chất dẫn truyền thần kinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, vitamin B6 là một loại vitamin B có thể hỗ trợ cơ thể phân hủy protein trong chế độ ăn uống và tạo ra các loại protein mới. Vitamin B6 cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sức khỏe của não bộ.

Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều sung trong thai kỳ có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn. Theo khuyến cáo, phụ nữ có thai nên tiêu thụ tối đa 5 quả sung vào các thời điểm khác nhau trong ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn sung có tác dụng gì?

Bà bầu ăn sung có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, một số tác dụng của quả sung đối với phụ nữ mang thai bao gồm:

1. Sung giàu kali có thể hỗ trợ kiểm soát huyết áp

Quả sung là một nguồn kali phong phú và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho bà bầu. Một số nghiên cứu cho biết, quả sung có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu. Điều này có thể cải thiện sức khỏe mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, hàm lượng kali cao ở quả sung có thể hỗ trợ bảo vệ bà bầu khỏi các bệnh lý về thận và giữ cho thai nhi luôn khỏe mạnh, cân đối. Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng sung có thể cải thiện về nồng độ cholesterol toàn phần, tăng cường cholesterol tốt và cân bằng các chất béo trung tính trong cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ bà bầu duy trì cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng béo phì khi mang thai.

2. Quả sung hỗ trợ tăng cường hệ thống tiêu hóa

Quả sung chứa nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón và các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác tại nhà. Do đó, bà bầu ăn sung có thể loại bỏ các vấn đề về đường ruột, bao gồm các chứng khó tiêu, táo bón và bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

bà bầu ăn sung đúng cách
Bà bầu ăn sung đúng cách có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và điều trị táo bón

Các chất xơ có trong quả sung có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa bằng cách làm mềm phân và tăng khối lượng ở phân. Điều này giúp sung đóng vai trò như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp giảm táo bón và tăng số lượng vi khuẩn lành mạnh bên trong đường ruột của bà bầu.

Ngoài ra, thường xuyên sử dụng sung trong thai kỳ có thể kiểm soát tình trạng béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường  và các vấn đề tim mạch khác.

3. Sung kiểm soát triệu chứng ốm nghén

Sung chứa nhiều vitamin B6 có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng ốm nghén. Cụ thể, bổ sung vitamin B6 trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể cải thiện các triệu chứng buồn nôn, giảm nôn, ngăn ngừa các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi ở phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ vitamin B6 trong suốt thai kỳ có thể hỗ trợ phát triển não bộ và chức năng miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng sử dụng sung và vitamin B6 có thể giảm nguy cơ nhẹ cân ở trẻ sơ sinh và ngăn ngừa các vấn đề về da như bệnh chàm.

4. Giàu chất béo omega 3

Quả sung khô là một nguồn axit béo omega 3 dồi dào, tự nhiên và an toàn. Việc bổ sung đầy đủ omega 3 trong thai kỳ là điều rất quan trọng nhằm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ sơ sinh sinh ra từ bà mẹ thường xuyên sử dụng axit omega 3 có nồng độ DHA trong máu cao hơn đến năm 2 tuổi. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ có nồng độ DHA cao hơn thường có sự phát triển não bộ và nhận thức tốt hơn các trẻ khác. Bên cạnh đó, DHA rất quan trọng đối với hệ thống thần kinh và não bộ đối với trẻ sơ sinh.

Do đó, việc bổ sung omega 3 thường xuyên trong thai kỳ là điều cực kỳ quan trọng để tăng cường sự phát triển của thai nhi và giảm các rủi ro liên quan.

5. Sung chứa canxi có thể phát triển xương ở thai nhi

Sung và sung khô có chứa một nguồn canxi cao có thể hỗ trợ phát triển xương ở thai nhi và ngăn ngừa các rủi ro gãy xương hoặc loãng xương ở bà bầu sau khi sinh.

bà bầu ăn sung muối có được không
Sung chứa nhiều canxi có thể hỗ trợ phát triển xương và răng ở trẻ

Canxi là một chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của mẹ và bé. Bên cạnh việc xây dựng xương và răng, canxi cũng có tác dụng giữ cho máu, các cơ hoạt động đúng cách và giúp các dây thần kinh gửi thông điệp từ não đến phần còn lại của cơ thể.

Bà bầu có thể bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm loại thực phẩm giàu canxi như sung hoặc sử dụng viên uống canxi. Tuy nhiên bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành bổ sung canxi. Quá nhiều canxi trong máu có thể gây đầy hơi, táo bón hoặc sỏi thận.

Tham khảo thêm: Các thực phẩm giàu canxi nên bổ sung cho bà bầu

6. Quả sung làm giảm cholesterol ở bà bầu

Sung có thể hoạt động như một chất làm giảm hoạt động của cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol và giảm lượng axit mật.

Cụ thể, sung chứa nhiều pectin. Pectin là một chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol và loại bỏ cholesterol thông qua phân. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa cholesterol cao ở bà bầu và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tim mạch.

7. Ngăn ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy sung có tác dụng ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Nhựa từ quả sung và lá sung được chứng minh là có hoạt tính kháng u và chống lại một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư các tế bào gan.

Bên cạnh đó, sung chứa nhiều chất xơ, có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Bà bầu nên ăn sung như thế nào cho tốt?

Quả sung có thể dùng ăn tươi hoặc khô đều được. Bà bầu có thể ăn sung theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách có thể mang lại nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích khác nhau.

bà bầu ăn sung có tốt ko
Quả sung có thể ăn tươi, khô và làm thành mứt đều được

Cụ thể, một số cách ăn sung bà bầu có thể tham khảo như sau:

  • Bà bầu ăn sung tươi: Quả sung tươi có hàm lượng kali thấp và có thể sử dụng như một món ăn nhẹ hàng ngày. Bạn có thể thêm quả sung vào món salad hoặc ăn như món tráng miệng sau bữa ăn chính. Bên cạnh đó, sung có thể làm thành mứt để bảo quản sử dụng.
  • Quả sung phơi khô: Qua kho chứa nhiều đường và calo, do đó khi sử dụng sung khô cần chú ý liều lượng để tránh vấn đề tiểu đường trong thai kỳ. Bên cạnh đó, quả sung khô có tác dụng điều trị táo bón thai kỳ tốt hơn quả sung tươi.
  • Trà sung: Quả sung có thể phơi khô và pha nước sử dụng như trà mỗi ngày.
  • Nước ép sung: Bạn có thể ép khoảng 5 – 7 quả sung tươi, thu lấy phần nước ép và dùng ứng.
  • Mứt sung: Bạn có thể sử dụng khoảng 500 g quả sung cắt nhỏ, đun với một thìa cà phê đường với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc lại. Dùng mứt này ăn với bánh mì hoặc pha thành nước dùng uống.

Quả sung là một loại trái cây ăn vặt bổ dưỡng khi mang thai. Bà bầu ăn sung có thể hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa các biến chứng sau sinh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng sung, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thận trọng và lưu ý khi sử dụng sung

Theo khuyến cáo, phụ nữ có thai nên tiêu thụ tối đa 5 quả sung mỗi ngày vào các thời điểm khác nhau. Mặc dù bà bầu ăn sung mangn lại nhiều lợi ích, tuy nhiên trong một số trường hợp, ăn quá nhiều sung có thể dẫn đến một số rủi ro và tác dụng phụ như:

bà bầu ăn sung có bị táo bón không
Sử dụng sung với số lượng phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn
  • Tiêu thụ sung với số lượng lớn mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng tích tụ một số lượng lớn psoralens, điều này có thể gây viêm lỗ chân lông.
  • Sử dụng sung với số lượng vừa phải có thể kiểm soát huyết áp ở bà bầu. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sung có thể làm giảm lượng đường trong máu.
  • Phản ứng dị ứng khi sử dụng sung, thường phổ biến ở bà bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.

Mặc dù sử dụng sung có thể điều trị táo bón tại nhà, tuy nhiên sử dụng sung với số lượng lớn có thể dẫn đến tiêu chảy và một số vấn đề khác về hệ thống tiêu hóa.

Nếu bà bầu ăn sung gặp bất cứ dấu hiệu và triệu chứng tác dụng phụ nào, vui lòng ngừng sử dụng sung. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Quả sung là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp để sử dụng cho bà bầu. Để biết thêm thông tin chi tiết về giá trị dinh dưỡng của sung trong thai kỳ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *