Bà bầu có ăn được nha đam (tươi, nước uống, sữa chua)

Nha đam là thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, chúng chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt đối với sức khỏe và được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì nha đam lại là thực phẩm cần hạn chế sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu có nên ăn nha đam trong suốt thời gian thai kỳ hay không?
Bà bầu có nên ăn nha đam trong suốt thời gian thai kỳ hay không?

Giá trị dinh dưỡng có trong nha đam

Nha đam còn được gọi với cái tên khác là lô hội, đây là loại thực phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta và thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng như nấu chè, làm sữa chua, nấu nước mát uống,… Bên cạnh đó, nha đam còn được các chị em tận dụng trong làm đẹp và cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong nha đam chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe như chất oxy hóa, acid folic, vitamin và nhiều loại khoáng chất khác. Một số công dụng của nha đam đối với sức khỏe con người là:

  • Hỗ trợ làm lành các vết thương hở trên da, đẩy lùi tình trạng viêm sưng do bệnh lý da liễu gây ra.
  • Giúp nuôi dưỡng làn da trắng sáng, điều trị các loại mụn viêm, cải thiện các vết da bị cháy nắng.
  • Cải thiện chức năng gan và hệ tiêu hóa, cấp nước cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón nhờ tác dụng nhuận tràng.
  • Cung cấp các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật.
  • Tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp cải thiện tình trạng nóng trong, điều hòa lượng máu trong cơ thể, chữa chứng động kinh và viêm loét dạ dày.

Bà bầu có được ăn nha đam không?

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nha đam là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu và có tác dụng tốt đối với sức khỏe mẹ bầu. Nếu mẹ bầu sử dụng nha đam trong thời gian thai kỳ sẽ mang lại các lợi ích sau đây:

Nha đam chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của chúng ta cũng như đối vói mẹ bầu
Nha đam chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của chúng ta cũng như đối với mẹ bầu
  • Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa: Trong thời gian mang thai mẹ bầu rất dễ bị táo bón do chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm. Trong khi đó, nha đam lại có tác dụng nhuận tràng và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, nếu mẹ bầu tăng cường sử dụng sẽ giúp cải thiện chức năng của cơ quan này và tránh được các triệu chứng táo bón khó chịu.
  • Điều hòa lượng máu: Nha đam tươi có tác dụng điều hòa lượng máu trong cơ thể rất tốt, nếu bạn tăng cường sử dụng sẽ giảm thiểu được nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Nha đam từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý giúp điều trị bệnh lý tiểu đường khá an toàn và hiệu quả.
  • Nâng cao hệ miễn dịch: Khi bước vào thời gian thai kỳ cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi lớn khiến hệ miễn dịch suy giảm chức năng một cách đáng kể. Từ đó, mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh cúm và cảm vặt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Để có thể trải qua thời gian thai kỳ an toàn và khỏe mạnh thì mẹ bầu nên bổ sung nha đam vào chế độ ăn uống.

Nha đam có nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe của mẹ bầu, tuy nhiên việc sử dụng loại thực phẩm này thời gian thai kỳ cần được hạn chế, chỉ nên sử dụng đúng liều lượng và đúng cách. Thông thường, bà bầu chỉ nên sử dụng từ 0.04 – 0.17 gram nha đam khô để sắc nước uống mỗi ngày giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì mẹ bầu không nên ăn nha đam cũng như các chế phẩm từ nha đam trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Tác hại của nha đam đối với thai kỳ

Mặc dù nha đam là thực phẩm có tác dụng tốt đối với cơ thể mẹ và cả thai nhi, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ. Việc sử dụng nha đam liên tục trong thời gian dài hoặc dùng nha đam không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể là:

Một số thành phần hoạt chất có trong nha đam nếu được dung nạp quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ
Một số thành phần hoạt chất có trong nha đam nếu được dung nạp quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ

– Gây co thắt cổ tử cung: Nha đam có chứa một số thành phần dưỡng chất gây co thắt tử cung, nếu bạn sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ dẫn đến động thai hoặc sảy thai. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì mẹ tuyệt đối không dùng nha đam hoặc các sản phẩm chứa nha đam trong giai đoạn này.

– Hạ huyết áp: Sử dụng nhiều nha đam trong thời gian thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gây tụt huyết áp với các triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi,… Tụt huyết áp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể mẹ, đồng thời cản trở quá trình đưa dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi.

– Giảm điện phân: Thành phần hoạt chất anthraquinon trong nha đam hoạt động như thuốc xổ mạnh, chính vì thế loại thực phẩm này có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ không an toàn đối với sức khỏe, gây ra tình trạng giảm điện phân do mất nước với các triệu chứng khó chịu như yếu cơ, mệt mỏi, chuột rút,…

– Ảnh hưởng đến thai nhi: Nha đam nếu được bổ sung vào cơ thể quá nhiều cũng là một trong những tác nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, nha đam còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, vì thế mẹ đang cho con bú cung không nên sử dụng nha đam. Thành phần dưỡng chất trong nha đam sẽ đi vào cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ, gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ và gây ra triệu chứng tiêu chảy và buồn nôn.

– Đầy bụng, chán ăn: Nước ép nha đam có tác dụng thanh nhiệt giải độc và cải thiện chức năng cơ quan tiêu hóa rất tốt, tuy nhiên đối với cơ thể mẹ bầu thì hoàn toàn ngược lại. Khi mang thai cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi rất lớn, nếu dùng nhiều nha đam sẽ gây ra một số hệ lụy không mong muốn đối với hệ tiêu hóa. Nếu bà bầu uống nước nha đam thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và chán ăn.

Dùng nha đam quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa của mẹ bầu
Dùng nha đam quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Một số món ăn từ nha đam dành cho mẹ bầu

Khi dùng nha đam chế biến thành món ăn chế biến cho mẹ bầu sử dụng thì bạn nên nấu chín thật kỹ. Cách này giúp làm giảm bớt nồng độ độc tính có bên trong thực phẩm này để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu. Đồng thời, không sử dụng nha đam khi còn đói để tránh tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ nha đam tốt cho mẹ bầu bạn có thể tham khảo:

Sữa chua nha đam

– Nguyên liệu:

  • 300 gram nha đam tươi
  • 200 gram sữa đặc
  • 50 gram đường
  • 3 hộp sữa chua
  • 1 lít sữa tươi

– Cách thực hiện:

  • Sữa đặc đem đổ ra nồi, trộn đều với đường cùng một ít nước, sau đó bắc lên bếp đun sôi cho đến khi sủi bọt thì tắt bếp.
  • Nha đam tươi gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, sau đó cho vào nước muối ngâm để loại bỏ bớt nhớt.
  • Vớt nha đam ra rửa sạch với nước một lần nữa, để cho ráo nước rồi thái nhỏ thành hình hạt lựu.
  • Đổ nha đam vào hỗn hợp trên, đem đi đun sôi rồi tắt bếp để cho nguội. Sau đó cho sữa chua thành phẩm vào rồi trộn đều lên.
  • Đỗ hỗn hợp trên ra hũ thủy tinh, đem đi ủ khoảng 8 tiếng là được. Sữa chua thành phẩm cho vào tủ lạnh bảo quản dùng dần.
Mẹ bầu có thể ăn sữa chua với liều lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Mẹ bầu có thể ăn sữa chua với liều lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Chè hạt sen nha đam

– Nguyên liệu:

  • 500 gram nha đam tươi
  • 200 gram đậu xanh tróc vỏ
  • 100 gram hạt sen tươi
  • 1 chén bột sắn dây nhỏ
  • Đường phèn tán nhuyễn
  • 1 ống dầu chuối

– Cách thực hiện:

  • Đậu xanh đem rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo. Hạt sen bỏ phần tâm bên trong rồi cũng đem đi rửa sạch. Nha đam sơ chế tương tự như ở trên.
  • Cho đậu xanh và hạt sen vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp đun sôi cho đến khi chín nhừ thì cho đường phèn vào nấu chung.
  • Bột sắn dây hòa với nước lạnh cho tan hết rồi đổ vào trong nồi, đồng thời dùng đũa khuấy đều để tránh bị vón cục.
  • Tiếp đó cho nha đam vào nồi nấu chung, đợi đến khi cho sôi trở lại thì tắt bếp và để cho nguội.

Khi đang mang thai mẹ bầu vẫn có thể ăn nha đam, tuy nhiên chỉ nên ăn với liều lượng vừa đủ và đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoặc thay thế nước nha đam bằng các loại nước uống khác như nước ép cam quýt, nước dừa tươi hoặc sinh tố sữa chua.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà với 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh phụ khoa bằng Đông y tư vấn cách trị viêm âm đao an toàn, không tái phát cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *